Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại? Răng mọc chậm có ảnh hưởng gì?

4.9/5 - (7 bình chọn)

Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh đang có con trong lứa tuổi này. Đặc biệt khi răng trẻ mọc chậm càng khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Liệu rằng tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không? Để biết được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ em nhổ răng sữa bao lâu mọc lại?

Đến một lứa tuổi nhất định, răng bé sẽ bắt đầu lung lay nên cha mẹ cần phải nhổ răng sữa. Sau đó răng vĩnh viễn mới sẽ mọc lên thay cho răng sữa đã rụng. Thông thường, khoảng 6 tuổi, bé sẽ bắt đầu quá trình thay răng vĩnh viễn. Đến năm 12 tuổi, răng của trẻ sẽ mọc khá đầy đủ trên cung hàm. Vây sau khi nhổ răng sữa bao lâu mọc lại?

Nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại hẳn là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Thông thường, thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ kéo dài từ 1 – 2 tháng. Trong đó, thời gian mọc răng ở bé gái sẽ diễn ra nhanh hơn ở bé trai. Dưới đây là trình tự thay răng sữa theo từng độ tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Độ tuổi 6 – 8 tuổi: Trong độ tuổi này, trẻ sẽ bắt đầu thay chiếc răng cửa vĩnh viễn đầu tiên. Khi đó, răng cửa vĩnh viễn sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần.
  • Độ tuổi 10 – 12 tuổi: Bé sẽ thay thế răng răng nanh sữa vĩnh viễn. Loại răng này mọc lên trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần tiếp theo.
  • Độ tuổi 9 – 11 tuổi: Trong lứa tuổi này, răng hàm nhỏ của trẻ sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Chúng thường mọc lại trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng sau đó.
  • Độ tuổi 10 – 12 tuổi: Răng hàm lớn của trẻ sẽ được thay cuối cùng. Loại răng này sẽ mọc lên trong thời gian từ 1 – 2 tháng sau đó.
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là thắc mắc chung của không ít các bậc phụ huynh
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là thắc mắc chung của không ít các bậc phụ huynh

Nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó bao gồm cả số lượng chân răng. Những loại răng như răng cửa, răng nanh sữa chỉ có một chân nên thời gian mọc nhanh. Thông thường, chúng sẽ chỉ kéo dài từ 2 – 4 tuần. Nhưng với răng có nhiều chân như răng hàm thì sẽ cần tới 1 – 2 tháng để mọc răng mới.

Tuy nhiên, sau 4 – 5 tháng, răng vĩnh viễn của trẻ vẫn chưa mọc thì đó là dấu hiệu bất thường. Khi đó, các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.

Yếu tố nào quyết định đến thời gian nhổ răng sữa bao lâu mọc lại?

Thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình khiến trẻ mọc chậm răng so với thông thường:

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch: Răng vĩnh viễn của trẻ không mọc lên đúng ở khoảng trống trên cung hàm. Thay vào đó, chúng lại đâm vào răng bên cạnh vì thế mọc lên rất chậm.
  • Nướu của trẻ bị xơ hóa: Phần nướu của bé bị xơ hóa trở nên dày hơn so với bình thường. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng trẻ nhổ răng sữa lâu mọc lại.
  • Thiếu mầm răng: Trẻ lâu mọc răng mới cũng có thể do bẩm sinh hoặc do bé vô tình làm tổn thương hàm răng. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu mầm răng khiến răng khó mọc.

Đọc thêm:

Thiếu mầm răng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lâu mọc răng vĩnh viễn
Thiếu mầm răng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lâu mọc răng vĩnh viễn
  • Thiếu dinh dưỡng: Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi cũng sẽ tác động không nhỏ tới quá trình thay răng vĩnh viễn.
  • Thói quen xấu: Thời gian nhổ răng sữa bao lâu mọc lại cũng bị ảnh hưởng bởi thói quen xấu ở trẻ. Nhất là những bé thường hay mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, nghiến răng… Những thói quen xấu này sẽ tác động lớn đến thời gian mọc răng mới ở trẻ.

Đa phần những yếu tố tác động đến quá trình mọc răng ở trẻ thường do chế độ chăm sóc răng miệng của cha mẹ và thói quen xấu của bé. Nếu để lâu ngày, chúng còn có thể gây ra các biến chứng răng miệng nguy hiểm.

Hậu quả khi răng vĩnh viễn của bé mọc chậm

Nếu răng vĩnh viễn của trẻ mọc chậm một vài tuần thì có thể không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bé chậm mọc răng trên 1 tháng so với bình thường, trẻ rất có khả năng bị các biến chứng như:

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch làm tổn thương đến các răng lân cận và nướu. Từ đó dẫn tới tình trạng sưng mủ, sưng má, hoặc mắc các bệnh áp xe răng, viêm nha chu…
  • Nhổ răng sữa lâu mọc sẽ làm giảm lực tác động lên xương hàm tại vị trí mất răng. Dẫn tới hiện tượng xương hàm dần dần tiêu biến. Lúc này, cung hàm sẽ bị thu nhỏ lại khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị hô, móm. Nghiêm trọng hơn có thể gây viêm xương hàm ở trẻ.
  • Răng lâu mọc trong thời gian dài còn khiến các răng bên cạnh mọc lên sai lệch vị trí. Đồng thời các răng khác cũng sẽ đổ dần về phía khoảng trống. Từ đó làm cho răng sữa của bé mọc lên lệch lạc, khấp khểnh.
  • Tình trạng tiêu xương và răng mọc lệch nghiêm trọng có thể gây biến dạng mặt trẻ.
Răng vĩnh viễn lâu mọc sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và ngoại hình của bé
Răng vĩnh viễn lâu mọc sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và ngoại hình của bé

Lưu ý cách chăm sóc trẻ khi thay răng sữa

Cách chăm sóc răng miệng của cha mẹ có ảnh hưởng lớn tới quá trình thay răng ở trẻ. Do vậy, ngay khi bé bước sang độ tuổi thay răng, cha mẹ cần phải:

  • Ngay từ khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, không gặp các vấn đề về răng miệng.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho bé như canxi, vitamin A, B, D, kẽm… Đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thịt đỏ, cá, trứng…
  • Hạn chế để bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt. Hoặc các loại đồ uống quá nóng, quá lạnh làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng của trẻ. Ngoài ra, những thực phẩm trên còn dễ tạo mảng bám cho vi khuẩn tích tụ gây hại cho răng bé.
  • Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Thời điểm thực hiện tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám trên răng.
  • Cha mẹ cần nhắc bé loại bỏ các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi… Điều này vừa giúp cho răng mọc nhanh vừa tránh trường hợp răng trẻ bị mọc lẫy.
  • Đưa trẻ đến khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để nha sĩ theo dõi lộ trình thay răng của trẻ. Đồng thời đảm bảo rằng răng bé phát triển bình thường, không bị bệnh.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi nhổ răng sữa bao lâu mọc lại. Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh có được thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng bé tốt hơn. Nếu cha mẹ thấy răng vĩnh viễn của trẻ lâu mọc hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *