Răng trẻ mọc lẫy do đâu? Cách khắc phục để trẻ có hàm răng khỏe đẹp
Răng trẻ mọc lẫy có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này sẽ khởi phát vào thời điểm thay răng sữa, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và thẩm mỹ sau này. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất? Giải pháp chi tiết sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tình trạng trẻ mọc lẫy răng là gì?
Răng sữa là những chiếc răng đầu đời, xuất hiện vào giai đoạn từ 7 tháng tới 3 tuổi. Theo quy luật phát triển, thời điểm từ 5, 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Đây chính là lúc răng mọc lẫy xuất hiện.
Thông thường, răng trẻ mọc lẫy thường rất khó phát hiện do không gây đau đớn. Điều này khiến không ít phụ huynh chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con, dẫn tới phát hiện muộn. Lúc này, hàm của bé đã xuất hiện nhiều răng lẫy xiêu vẹo, mọc chèn ép gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, răng lẫy còn có tên gọi khác là răng mọc chòi, chúng sẽ xuất hiện sớm khi răng sữa chưa kịp thay, dẫn tới tình trạng hai chiếc răng tại cùng một vị trí. Chính tình trạng này đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa cho trẻ.
Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lẫy
Bản chất của răng mọc lẫy là sự xuất hiện sớm của răng vĩnh viễn khi răng sữa chưa kịp thay. Trái với suy nghĩ của đa số phụ huynh khi cho rằng nguyên nhân chính là do không đưa trẻ đi nhổ răng sữa kịp thời, tình trạng này khởi phát bởi rất nhiều yếu tố tác động như:
Răng trẻ mọc lẫy do di truyền
Nếu trong gia đình có thành viên bị mọc lẫy răng thì khả năng di truyền tới trẻ cũng sẽ cao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến và bất khả kháng. Bên cạnh đó, tính di truyền còn tác động tới chất lượng men răng, độ tuổi mọc và thay răng sữa, hình thái, độ dày của răng.
Do vậy, nếu cha mẹ có vấn đề sức khỏe răng miệng nên chủ động quan tâm và đưa con đi thăm khám nha sĩ thường xuyên.
Trẻ mọc lẫy răng do dư chấn va đập
Trẻ nhỏ trong độ tuổi thay răng sữa thường đặc biệt hiếu động. Các bé rất thích nô đùa, chạy nhảy và cũng thường xuyên bị vấp ngã, không có khả năng phản ứng nhanh với các vật cản bật ngờ. Tác động ngoại lực mạnh sẽ khiến cho xương hàm bị xô lệch, khiến răng không thể mọc thẳng hàng, dẫn tới răng bé bị mọc lẫy hoặc thậm chí lung lay, nứt mẻ…
Răng bé mọc lẫy do thiếu chất dinh dưỡng
Trong giai đoạn phát triển và đặc biệt là mọc răng sữa, cơ thể trẻ sẽ đặc biệt cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất tác động trực tiếp tới răng như canxi, vitamin D, khoáng chất… Nếu thiếu hụt những hoạt chất ngày có thể dẫn tới còi xương, chậm nói, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới chu kỳ mọc răng, thay răng và chất lượng men răng…
Thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân chính khiến răng vĩnh viễn chậm mọc, thay chậm hoặc dễ bị tổn thương, mắc bệnh lý nha khoa….
Răng trẻ mọc lẫy do thói quen xấu
Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, cắn móng tay, thở bằng miệng hoặc một số cha mẹ thường lạm dụng núm ti giả dẫn tới thay đổi cấu trúc xương hàm. Nếu cha mẹ không kịp thời kiểm soát những thói quen này sẽ vô tình tạo điều kiện để răng mọc lẫy, mất vệ sinh, vi khuẩn trong khoang miệng tăng nhanh dẫn tới bệnh lý nha khoa….
Răng bé bị mọc lẫy do cấu trúc xương hàm
Ở một số trẻ nhỏ, cấu trúc hàm bẩm sinh bị hẹp hơn so với bình thường. Điều này dẫn tới hiện tượng thu hẹp khoảng trống ở hàm, không đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Do đó, răng vĩnh viễn sẽ buộc phải mọc sai vị trí và chèn lên vị trí bên cạnh, gây xô lệch.
Những hậu quả khi răng trẻ mọc lẫy
Trẻ mọc lẫy răng tưởng chừng như một tình trạng phổ biến và không gây hại tới sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi răng sữa chưa rụng và sự xuất hiện của răng vĩnh viễn có thể khiến cho vị trí này bị tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa:
Bài viết liên quan:
- Giảm tính thẩm mỹ: Răng sữa mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có vai trò quan trọng trong việc định hình vị trí mọc cho răng vĩnh viễn. Khi răng mọc lẫy xuất hiện sẽ gây ra hiện tượng chèn ép, mọc xô lệch nhau. Về lâu dài, trẻ có thể có bị phát triển xương hàm không đều, giảm tính thẩm mỹ, gây tâm lý tự ti.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Răng bé mọc lẫy có thể gây khó khăn trong khi ăn uống. Tình trạng chèn ép lên răng khôn hoặc các vị trí bên cạnh sẽ gây cảm giác đau nhức, khó chịu, chán ăn hoặc nhai không kỹ, ảnh hưởng tới dạ dày. Bên cạnh đó, khi hai răng chồng chéo lên nhau sẽ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh, thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ tồn tại gây nên bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu…
Răng bé mọc lẫy làm sao để khắc phục an toàn?
Không ít cha mẹ thắc mắc liệu răng mọc lẫy có nhổ được không? Tuy nhiên trên thực tế, để xử lý tình trạng răng trẻ mọc lẫy, nha sĩ sẽ dựa trên mức độ lệch lạc, tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Càng điều trị sớm, khả năng phục hồi sẽ cao hơn, không mất quá nhiều thời gian và chi phí. Phụ huynh nên chủ động quan sát, đưa con tới thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.
Nhổ răng sữa mọc lẫy cho bé
Mặc dù răng sữa và răng vĩnh viễn có thể tồn tại độc lập mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của nhau nhưng để tránh ảnh hưởng tới thẩm mỹ nha sĩ vẫn có thể xem xét để nhổ bỏ. Để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện và hạn chế cảm giác đau đớn, cha mẹ nên đưa con đi nhổ khi răng sữa lung lay nhiều, đến thời điểm rụng.
Phương pháp này hầu như không gây ảnh hưởng nhiều tới răng vĩnh viễn hoặc cấu trúc xương hàm. Mặc dù sau khi răng sữa được loại bỏ, răng vĩnh viễn chưa thể về ngay vị trí chính xác nhưng có thể khắc phục, điều chỉnh nhờ tác động lưỡi hằng ngày.
Khác với những chiếc răng sữa mọc đúng vị trí, nhổ răng sữa mọc lẫy không thể thực hiện tại nhà. Quá trình thực hiện cần được diễn ra tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, nha sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê trực tiếp vào lợi xung quanh răng cần nhổ do việc bôi thuốc đơn thuần không thể giúp hạn chế cơn đau. Do chân răng sữa chưa tiêu biến nên buộc bác sĩ phải dùng lực kết hợp với khí cụ nha khoa. Điều này có thể gây nên tâm lý sợ hãi, từ chối hợp tác và quấy khóc ở trẻ.
Về chi phí nhổ răng sữa cho bé, bố mẹ nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để tham khảo, thông thường mức giá phải trả cũng không quá cao.
Niềng răng
Đối với những trường hợp răng mọc lẫy và không thể loại bỏ hoặc sau khi nhổ, răng vĩnh viễn vẫn bị lệch có thể tiến hành phương pháp chỉnh nha. Niềng răng sẽ giúp trẻ nhỏ khắc phục hầu hết các vấn đề về thẩm mỹ như lệch khớp cắn, hàm phát triển không đồng đều, răng khấp khểnh, xô lệch hoặc quá thưa.
Phương pháp này sẽ phù hợp nhất với trẻ trong độ tuổi từ 15 – 18 do đang trong giai đoạn phát triển. Niềng răng ở thời điểm này sẽ cho hiệu quả cao hơn và thời gian điều trị cũng ngắn hơn so với lứa tuổi trên 20. Cha mẹ có thể tham khảo 2 loại niềng răng phổ biến nhất dưới đây:
- Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp được: Nha sĩ sẽ tiến hành dùng dụng cụ bằng nhựa để nong rộng hàm sau đó tạo khoảng trống để chỉnh răng vĩnh viễn về đúng vị trí.
- Niềng răng bằng mắc cài: Phụ huynh có thể lựa chọn các loại mắc cài phù hợp như trong suốt, mắc cài kim loại hoặc pha lê. Thời gian đeo niềng có thể kéo dài tùy theo mức độ mọc lệch và tốc độ dịch chuyển của răng, thường dao động từ 1 – 3 năm.
Răng trẻ mọc lẫy là tình trạng phổ biến nên không ít phụ huynh chủ quan. Bên cạnh việc cho con tới thăm khám nha sĩ thường xuyên, bố mẹ cần chủ động xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để có hàm răng khỏe đẹp trong tương lai.
Thông tin liên quan:
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!