Khi nào nhổ răng sữa cho bé và những điều cha mẹ nên biết
Khi nào nhổ răng sữa cho bé là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Răng sữa là những chiếc răng hình thành trong giai đoạn phát triển của trẻ và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lớn lên. Quá trình thay răng này, cha mẹ cần theo dõi để kịp thời điều chỉnh, tránh tình trạng răng mọc lệch gây thiếu thẩm mỹ, ảnh hưởng tới ăn nhai sau này.
Khi nào nhổ răng sữa cho bé và thông tin chi tiết
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của bé, chúng được mọc trong thời kỳ trẻ đang bú mẹ. Những chiếc răng này còn được gọi là răng tạm thời vì chúng chỉ tồn tại vài năm sau đó được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên chúng lại có vai trò rất quan trọng với tiêu hóa và quá trình phát triển của hàm mặt.
Trong tiến trình mọc răng sữa, răng cửa giữa hàm dưới là chiếc sẽ mọc đầu tiên khi bé được từ 6 tới 8 tháng tuổi. Thông thường số lượng răng sữa đủ là 20 chiếc với 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới. Quá trình mọc răng này sẽ được hoàn thành khi bé được từ 24 tới 30 tháng tuổi.
Mỗi hàm khi hoàn thành việc mọc răng sữa sẽ bao gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm lớn và 2 răng hàm nhỏ.

Vậy khi nào thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn và khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ? Bác sĩ chuyên khoa cho biết theo đúng tiến trình mọc răng thì răng sữa đến thời điểm bị thay thế sẽ rụng đi theo quy luật. Răng vĩnh viễn sau đó sẽ trồi lên ở phía dưới của chân răng.
Tuy vậy không phải lúc nào răng sữa cũng tự động rụng đi. Việc này khiến răng vĩnh viễn không mọc lên được và có thể mọc trồi, lệch khỏi vị trí đúng trên khung hàm. Chính vì thế cần thực hiện nhổ răng sữa đúng thời điểm để tránh việc răng vĩnh viễn mọc sai lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sau này.
Khi nào thì nhổ răng sữa, theo y học, độ tuổi thay răng sữa của trẻ nhỏ được chia thành các nhóm cụ thể như sau:
- Hai răng cửa giữa: Thay thế khi trẻ được 6 đến 7 tuổi.
- Hai răng cửa bên cạnh: Thay thế khi trẻ được từ 7 đến 8 tuổi.
- Hai răng nanh: Thay thế khi trẻ được từ 9 đến 12 tuổi.
- Hai răng hàm đầu tiên: Thay thế khi trẻ được từ 9 tới 11 tuổi.
- Hai răng hàm thứ 2: Thay thế khi trẻ được từ 10 tới 12 tuổi.
Cùng đọc thêm:

Để bé có hàm răng đều, đẹp, không lệch lạc, cha mẹ nên quan tâm tới vấn đề khi nào nhổ răng sữa cho bé và xử lý như thế nào khi trẻ đến tuổi thay răng. Việc nhổ răng sữa cho bé sẽ được diễn ra khi:
- Bé đến tuổi mọc răng vĩnh viễn và các răng sữa đang có dấu hiệu lung lay tự rụng hoặc lung lay đã lâu nhưng chưa rụng.
- Kiểm tra và phát hiện thấy răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên nhưng răng sữa phía trên vẫn chưa rụng.
- Răng sữa bị mẻ, vỡ, sâu, đã thực hiện điều trị nhưng không có chuyển biến tốt.
- Răng sữa bị nhiễm trùng, viêm, hư tủy kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng tới các răng xung quanh.
- Bé có răng sữa bị viêm quanh chóp, tụt nướu, nguy cơ nhiễm khuẩn tới vùng răng vĩnh viễn.
Cha mẹ cũng cần lưu ý không nhổ răng sữa quá sớm hoặc quá trễ vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới răng miệng của bé. Khi nào nên nhổ răng cần phải tuân thủ đúng thời điểm đã nói ở trên.
Ngoài ra cha mẹ cũng cần có kế hoạch cho bé đi khám răng định kỳ để có thể theo dõi quá trình phát triển xương hàm và thời điểm bé mọc răng.
Có nên nhổ răng sữa sớm khi chưa lung lay?
Như đã nói ở trên khi đến độ tuổi nhất định và chậm nhất là 12 tuổi trẻ sẽ bước vào thời kỳ thay răng. Giai đoạn này mầm răng vĩnh viễn sẽ khiến các răng sữa lung lay.
Tuy nhiên với một vài trường hợp, mầm răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa của bé vẫn chưa lung lay. Điều này có thể tăng nguy cơ mọc lệch, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sức khỏe nha hàm của bé sau này.
Nguyên nhân của tình trạng này là do răng vĩnh viễn mọc không đúng lịch và chân răng sữa không bị tiêu đi, không lung lay. Dù đây là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhưng cũng khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng không biết khi nào nhổ răng sữa cho bé.
Trường hợp này bác sĩ nha khoa sẽ khuyên nên nhổ răng sữa để tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn được phát triển đúng vị trí, trẻ sẽ có được hàm răng đều và đẹp sau này, hạn chế tối đa răng trẻ mọc lẫy.

Ngoài ra bác sĩ nha khoa cũng sẽ chỉ định nhổ răng sữa chưa lung lay với các trường hợp bị sâu, men răng, ngà răng hay tủy răng đã bị vi khuẩn xâm nhập và hủy hoại hoàn toàn.
Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé và cách thực hiện tại nhà
Trả lời cho câu hỏi khi nào nhổ răng sữa cho bé, bác sĩ cho biết thông thường các loại răng sẽ có cơ chế tự rụng và không cần tới tác động từ bên ngoài. Tới thời điểm thích hợp răng sẽ tự lung lay, lúc này nhiều phụ huynh thường dùng tay hoặc chỉ để nhổ.
Với các trường hợp trẻ khỏe mạnh và răng sữa lung lay quá nhiều, cha mẹ hoàn toàn có thể nhổ răng tại nhà cho con, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi nhổ cần vệ sinh tay bằng xà phòng, lau khô bằng khăn sạch.
- Có thể hướng dẫn bé tự làm răng lung lay bằng lưỡi hoặc bằng tay sạch để bé bớt lo sợ hơn.
- Có thể cầm thân răng bằng một miếng gạc sạch sau đó sử dụng lực xoắn vặn một cách nhẹ nhàng, răng cũng sẽ rơi ra.
- Hướng dẫn và cho bé cắn gạc loại tròn tại các vị trí răng rụng khoảng 5 tới 10 phút để cầm máu. Sau khi máu đã cầm cần kiểm tra lại để đảm bảo không sót chân răng cũ.
Một số trường hợp cha mẹ chưa nắm rõ được thao tác nhổ răng sữa tại nhà hoặc răng vĩnh viễn đã mọc khi răng sữa chưa rụng, răng sữa bị sâu khiến tủy viêm,…. Cha mẹ cần đưa trẻ tới nha khoa để được bác sĩ khám và xử lý.
Một vài lưu ý khi nhổ răng sữa cha mẹ cần nắm rõ
Để trẻ có được hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ cần chú ý theo dõi và chăm sóc ngay từ khi bé có chiếc răng đầu tiên. Quá trình thay răng là cực kỳ quan trọng, vì thế cha mẹ cần lưu ý:

- Không thực hiện nhổ răng cửa và răng nanh cho trẻ quá sớm. Khi nào nhổ răng sữa cần thận trọng do việc thực hiện không đúng thời điểm có thể khiến xương hàm trước không đều, dễ dàng bị thụt lùi về phía sau.
- Răng số 6 rất quan trọng, vì thế nếu chiếc răng này mắc các bệnh lý như sâu răng hoặc viêm tủy cần được chữa sớm để duy trì lớp răng vĩnh viễn chắc khỏe hơn.
- Nếu như răng sữa số 6 bị mẻ, sứt, không phục hồi cần nhổ sớm để khi răng số 7 mọc, các mầm răng có thể di chuyển thế chỗ răng số 6.
- Quá trình nhổ răng sữa cần đảm bảo việc vệ sinh và tiệt trùng để đảm bảo an toàn, tránh việc vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Rất nhiều người thắc mắc nhổ răng sớm có ảnh hưởng gì không, nếu đó là những chiếc răng sữa có vấn đề như sâu, tủy răng bị ảnh hưởng thì việc nhổ sớm là cần thiết.
Khi nào nhổ răng sữa cho bé phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Phụ huynh cần theo dõi quá trình mọc răng và thay răng của trẻ để có sự can thiệp sớm, kịp thời nhất nhằm điều chỉnh, giúp trẻ có hàm răng đều, đẹp, không lệch lạc, đáp ứng tốt việc ăn nhai.
Liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!