Lấy cao răng xong bị buốt răng vì sao? Cách khắc phục hiệu quả

4.9/5 - (8 bình chọn)

Có rất nhiều người chia sẻ rằng sau khi lấy cao răng định kỳ thường có cảm giác ê buốt. Hiện tượng ê buốt này có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc hơn. Vậy lấy cao răng xong bị buốt răng có gây nguy hiểm, và đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và nêu ra phương pháp cải thiện hiệu quả.

Ê buốt răng sau khi lấy cao răng nguyên nhân do đâu?

Lấy cao răng là việc làm cần thiết để bảo vệ răng miệng khỏi những vi khuẩn gây hại. Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên đi lấy cao răng ít nhất 6 tháng 1 lần. Thủ thuật này sẽ được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có tay nghề cùng những dụng cụ chuyên dụng nhằm tác động lên thân răng và lấy đi mảng bám chắc bên ngoài của răng.

Việc tác động ngoại lực như vậy sẽ giúp loại bỏ mảng bám, răng chắc và khỏe hơn, tiêu diệt nơi trú ngụ của vi khuẩn trên răng. Từ đó giảm nguy cơ viêm nướu hoặc sâu răng,… Tuy nhiên việc dùng ngoại lực để lấy cao răng sẽ gây ảnh hưởng đến lớp men răng ngoài cùng.

Việc dùng ngoại lực để lấy cao răng khiến bạn cảm thấy ê buốt
Việc dùng ngoại lực để lấy cao răng khiến bạn cảm thấy ê buốt

Vì thế sau khi lấy cao răng đa số mọi người đều cảm thấy ê buốt, nhất là khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là tình trạng phổ biến và sẽ hết sau vài tiếng hoặc 1-2 ngày, tùy cơ địa.

Nếu ê buốt răng sau khi lấy cao răng kéo dài không đỡ có thể do những nguyên nhân sau:

Răng yếu bẩm sinh

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lấy cao răng xong bị buốt răng. Theo đó nhiều người có cấu trúc răng yếu bẩm sinh hoặc yếu do thiếu chất dinh dưỡng, khi có lực tác động vào phần men răng sẽ gây ra tổn thương hơn so với những người răng khỏe mạnh.

Đặc biệt khi lấy cao răng, cả hàm răng của bạn sẽ phải chịu tác động tương đối nên sau khi cạo vôi, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với biểu hiện chính là ê buốt khi ăn nhai.

Lấy cao răng xong bị buốt răng do kỹ thuật lấy cao răng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên ê buốt sau khi lấy cao răng. Bởi thủ thuật nha khoa này sẽ được thực hiện trực tiếp bởi nha sĩ hoặc kỹ thuật viên.

Nếu người đó có kinh nghiệm và thực hiện đúng kỹ thuật, tác động lực vừa phải sẽ giúp bạn không cảm thấy ê buốt hay đau đớn khi cạo vôi răng. Ngược lại nếu nha sĩ thực hiện lấy vôi răng quá mạnh hoặc sai thao tác khiến dụng cụ tác động vào nướu, men răng sẽ gây ra những cơn ê buốt khó chịu. Thời gian ê buốt có thể kéo dài đến một tuần.

Mắc bệnh lý răng miệng

Lấy cao răng xong bị buốt răng có thể do một số bệnh lý răng miệng liên quan, ví dụ như:

  • Viêm nướu, sâu răng, tụt nướu: Nếu bạn đang gặp phải những bệnh lý này, bản thân của men răng đã yếu, hoặc các răng sâu bị mất men răng bên ngoài. Khi lấy cao răng, lớp ngà răng sẽ dễ dàng bị lộ ra khiến người bệnh cảm thấy ê buốt khó chịu nhiều ngày sau đó.
  • Thiếu sản men răng: Đây là bệnh lý men răng bị thiếu canxi và fluor. Khi thiếu 2 chất này sẽ khiến răng của bạn yếu đi và không thể chịu được tác động của axit, kiềm trong thức ăn hàng ngày cũng như nhiệt độ nóng lạnh. Vì thế đây chính là bệnh lý khiến cho bạn cảm thấy bị ê răng sau khi lấy cao răng.
Viêm nướu có thể là nguyên nhân khiến việc cạo vôi răng bị buốt
Viêm nướu có thể là nguyên nhân khiến việc cạo vôi răng bị buốt

Chưa hoặc không thường xuyên cạo vôi răng

Vôi răng là lớp mảng bám tích tụ lâu ngày, đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. Nếu bạn không thường xuyên hoặc lần đầu lấy cao răng chắc chắn sẽ cảm thấy ê buốt trong vài ngày.

Bởi lớp mảng bám này rất dày khiến cho nha sĩ phải dùng lực nhiều hơn để tác động, loại bỏ chúng. Từ đó gây nên những tổn thương ở men răng, cuối cùng là bạn cảm thấy ê buốt.

Lấy cao răng xong bị buốt răng có sao không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Các nha sĩ cho biết, lấy cao răng xong bị buốt răng là tình trạng bình thường và cảm giác này sẽ hết sau vài giờ hoặc 3-4 ngày với những người có bệnh lý răng miệng như đã nêu ở trên.

Tuy nhiên nếu cảm giác ê buốt, nhức ở chân răng và lợi không thuyên giảm thì đó là biểu hiện đáng lo ngại, bạn cần đến gặp nha sĩ để được thăm khám chi tiết.

Những dấu hiệu cho biết bạn nên đến nha khoa là:

  • Chảy máu chân răng, nướu bị sưng đau.
  • Cảm giác ê buốt không thuyên giảm và có dấu hiệu tăng dần.
  • Xuất hiện ổ áp xe.

Đây là những biến chứng thường gặp sau khi lấy cao răng. Vì thế bạn cần xử lý ngay, tránh để lâu gây nhiễm trùng nướu, thậm chí mất răng.

Trường hợp chân răng chảy máu bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị
Trường hợp chân răng chảy máu bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị

Chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng

Hiện nay công nghệ lấy cao răng ngày càng đa dạng và hiện đại, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác ê buốt khó chịu. Một trong những công nghệ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay chính là sử dụng máy siêu âm.

Tuy nhiên với những người mắc bệnh lý về răng hoặc răng yếu bẩm sinh vẫn không thể tránh khỏi cảm giác ê buốt răng sau khi lấy cao răng. Vì thế việc tìm cách chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng là nhu cầu của rất nhiều người.

Dưới đây chúng tôi xin gợi ý một số phương pháp giảm ê buốt sau khi cạo vôi răng:

Mẹo dân gian giảm ê buốt sau khi cạo vôi răng

Mẹo dân gian giảm buốt răng sau khi lấy cao răng sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, lành tính vì thế chỉ thích hợp với những người không có bệnh lý răng miệng. Cụ thể một số mẹo dân gian bạn có thể sử dụng nhằm giảm ê buốt như:

  • Sử dụng tỏi: Bạn lấy một củ tỏi, giữ nguyên phần vỏ và rửa sạch. Tiếp đó đem nướng củ tỏi cho đến khi ngửi thấy mùi thơm rồi giã nát. Bạn có thể chắt lấy nước cốt tỏi chấm lên phần răng, nướu bị ê buốt, hoặc đắp tỏi giã nát lên vị trí tổn thương. Giữ nguyên như vậy trong khoảng 20 phút để cảm giác ê buốt giảm hẳn rồi súc miệng lại với nước sạch.
  • Dùng gừng tươi: Bạn chuẩn bị một củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch và đập dập. Đắp gừng đã đập dập lên vùng răng nướu bị ê buốt. Sau khoảng 15-20 phút bạn thấy nóng lên thì bỏ ra và dùng nước sạch để súc miệng.
  • Nha đam chữa ê buốt răng: Bạn chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài và chỉ giữ lớp gel trắng trong. Rửa sạch lớp gel nha đam này và bôi lên khu vực vừa lấy cao răng xong bị buốt răng.

Đọc thêm:

Bạn có thể dùng nha đam chữa ê buốt răng
Bạn có thể dùng nha đam chữa ê buốt răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách giảm ê buốt

Ngoài áp dụng những mẹo dân gian trên, để chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng bạn cũng cần biết cách chăm sóc răng tỉ mỉ và cẩn thận hơn. Ngoài đánh răng đều đặn 2 lần/ngày bạn cũng lưu ý những điều sau:

  • Trong 1 tuần đầu tiên sau khi lấy cao răng bạn nên hạn chế uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng, tránh xa thực phẩm chua cay. Đồng thời kiêng thức uống có cồn, gas, nhiều màu dễ gây xỉn răng.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng chuyên dụng để tăng khoáng chất HAP, ngăn ngừa ê buốt.
  • Sử dụng nước muối ấm súc miệng thường xuyên trong ngày hoặc ít nhất ngày 2-3 lần.
  • Không dùng tăm xỉa răng trong ít nhất 2 tuần đầu sau khi cạo vôi răng. Thay vào đó bạn có thể dùng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa.

Ngoài ra để phòng ngừa bị ê răng sau khi lấy cao răng bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và sử dụng công nghệ hiện đại. Những yếu tố này sẽ giúp hạn chế tối đa những tổn thương đến men răng của bạn.

Biện pháp ngăn ngừa hình thành cao răng

Ngoài chú trọng đến những cách chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng, mỗi người cần đặc biệt quan tâm đến biện pháp ngăn ngừa hình thành cao răng. Việc này sẽ giúp quá trình cạo vôi diễn ra dễ dàng, hạn chế tối đa tác động khiến men răng suy yếu, gây nên buốt nhức.

Chải răng đúng cách là biện pháp ngừa cao răng hiệu quả
Chải răng đúng cách là biện pháp ngừa cao răng hiệu quả
  • Chải răng đúng cách theo chiều dọc hoặc xoay tròn, đồng thời chọn bàn chải lông mềm, nhọn để dễ dàng len lỏi và sâu kẽ răng, giúp quá trình làm sạch diễn ra thuận lợi.
  • Bạn nên thay bàn chải đánh răng định kỳ một năm 4 lần.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor với hàm lượng vừa đủ để tăng độ chắc khỏe cho răng.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp men răng luôn khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa hình thành mảng bám gây hôi miệng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi năm ít nhất 2 lần.

Lấy cao răng xong bị buốt răng là vấn đề thường gặp và sẽ tự hết sau một vài giờ hoặc 4-5 ngày với những người có bệnh lý răng miệng. Thế nhưng nếu sau khoảng thời gian đó tình trạng ê buốt không thuyên giảm bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nên đọc:

4.9/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *