Nhổ răng sữa còn sót chân răng, bố mẹ cần làm gì?

4.9/5 - (10 bình chọn)

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là vấn đề thường gặp khi phụ huynh nhổ răng cho bé tại nhà nhưng thiếu kinh nghiệm. Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng sau khi nhổ, chân răng còn sót lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như viêm nhiễm, đau nhức kéo dài, thậm chí tổn hại đến việc phát triển răng vĩnh viễn sau này. Để hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như cách khắc phục vấn đề này bạn đọc không nên bỏ qua nội dung dưới đây.

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là như thế nào?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc trên cung hàm của bé. Khi bé khoảng 6 tuổi những chiếc răng sữa này sẽ dần lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thế nhưng ở một số trường hợp răng sữa đã đến tuổi thay nhưng không có dấu hiệu lung lay hay tự rụng. Lúc này bố mẹ cần chủ động nhổ răng sữa cho bé để răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí, đều, đẹp hơn.

Để nhổ răng sữa cho bé, tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện, nha khoa uy tín. Hoặc bố mẹ có thể nhổ răng sữa cho bé tại nhà nếu đã có kinh nghiệm, bởi lẽ việc này khá đơn giản. Thế nhưng nếu bố mẹ thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây ra tình trạng còn sót chân răng. Đây là biến chứng thường gặp nhất khi tự nhổ răng sữa tại nhà.

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng thường gặp hiện nay
Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng thường gặp hiện nay

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bố mẹ dùng tay hoặc vật dụng có sẵn trong nhà để nhổ răng sữa cho bé. Cách nhận biết chân răng còn sót lại rất đơn giản. Theo đó bố mẹ sau khi nhổ không thấy chân răng sữa. Bên cạnh đó, sau khi máu ngừng chảy, trong nướu thấy còn chân răng màu trắng đục.

Việc nhổ răng sữa sót chân răng tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ tạo nên tâm lý hoảng sợ ở trẻ nhỏ, một vài trường hợp ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Vì thế khi bố mẹ tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà cần có những kinh nghiệm cơ bản, đồng thời quan sát kỹ chiếc răng mới nhổ để xác định có còn sót chân răng hay không.

Chân răng sữa còn sót khi nhổ có gây nguy hiểm không?

Nếu nhổ răng sữa vẫn còn chân răng bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi răng vĩnh viễn mọc lên theo sinh lý cơ thể sẽ tự tiêu hủy chân răng sữa còn sót lại. Quá trình đào thải này không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.

Vì thế trong những trường hợp này việc não chân răng sữa là không cần thiết. Nếu như bố mẹ cố tình can thiệp có thể gây tổn thương đến mầm răng vĩnh viễn.

Mặc dù vậy các nha sĩ cũng cho biết, ở một số trường hợp nhổ răng sữa còn sót chân răng có thể gây ra viêm lợi, viêm nha chu khi những can thiệp trong và sau khi nhổ răng không đảm bảo an toàn, vệ sinh. Nguyên nhân là vì trong khoang miệng vốn đã tồn tại rất nhiều vi khuẩn, nếu việc nhổ răng sữa không đảm bảo vệ sinh có thể tạo điều kiện để những vi khuẩn này phát triển và gây nên bệnh.

Chân răng sữa không được nhổ hết tùy từng trường hợp mà có mức độ nguy hiểm khác nhau
Chân răng sữa không được nhổ hết tùy từng trường hợp mà có mức độ nguy hiểm khác nhau

Đặc biệt với những bé có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm, thường xuyên mắc các bệnh lý về răng thì việc chân răng sữa còn sót lại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Theo đó vi khuẩn xâm nhập sẽ gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Và hậu quả của việc này là vùng nướu bị nhiễm khuẩn, nguy cơ áp xe chân răng, nhiễm trùng máu hoặc suy đa cơ.

Vì thế việc tự ý nhổ răng sữa cho bé tại nhà là không nên nếu bố mẹ thiếu chuyên môn y khoa. Thay vào đó phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và nhổ răng đúng chuẩn, hạn chế những sự cố không đáng có gây nguy hiểm cho bé.

Cách xử lý nhổ răng sữa còn sót chân răng

Nhổ răng sữa còn sót chân răng ở mỗi trường hợp sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Chình vì vậy cách xử lý cũng sẽ không giống nhau ở mỗi trường hợp. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo nội dung dưới để biết cách khắc phục tình trạng nhổ răng sữa sót chân răng một cách tốt nhất.

Khi nhổ răng sữa nhưng không thấy chân răng, đầu tiên bố mẹ cần bình tĩnh và trấn an tinh thần bé, không làm trẻ khóc và hoảng sợ. Tiếp đó hãy quan sát lại một lần nữa xem chân răng có rơi hay sót ở trong khoang miệng bé hay không. Bên cạnh đó bố mẹ cũng không nên nói chuyện với bé trong lúc này, tránh tình trạng trẻ nuốt chân răng vào bụng. Bởi từng có nhiều trường hợp bố mẹ trong lúc nhổ răng sữa hướng tay vào phía trong dẫn đến tình trạng răng sữa rơi vào bụng.

Bạn nên biết:

Bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng
Bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng

Sau khi đã xác định sơ bộ tình trạng sót chân răng sữa, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế hay nha khoa uy tín gần nhất để bác sĩ tiến hành kiểm tra và xử lý. Cách giải quyết tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng sẽ tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe bé. Cụ thể như sau:

  • Chân răng còn sót lại nhưng không gây đau nhức: Nhổ răng sữa vẫn còn chân răng nhưng không có cảm giác đau nhức, khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì bố mẹ không cần đến sự can thiệp của nha sĩ. Thay vào đó bố mẹ chỉ cần hướng dẫn bé chăm sóc, vệ sinh răng miệng thật tốt. Việc này sẽ hỗ trợ răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí hơn, đồng thời thúc đẩy răng sữa tự tiêu một cách an toàn.
  • Chân răng còn sót lại gây viêm nhiễm: Trong trường hợp chân răng còn sót lại sau khi nhổ răng sữa gây viêm nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định cho bé uống thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm nhằm kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời bố mẹ cũng cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra bố mẹ phải theo dõi nướu của bé một cách thường xuyên, nếu có dấu hiệu sưng tấy kèm đau nhức, sốt cao hay dấu hiệu bất thường nào cần nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ điều trị. Việc điều trị kịp thời những biến chứng có thể giúp bé hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trường hợp nặng nhất nếu điều trị nội nha không mang đến hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành tiểu phẫu để lấy chân răng ra ngoài, hạn chế viêm nhiễm lan rộng sang các răng khác, gây nguy hiểm cho bé.

Lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé

Bên cạnh việc chú ý đến cách xử lý khi nhổ răng sữa còn sót chân răng, phụ huynh nên chú ý những thay đổi của bé trong giai đoạn thay răng. Cụ thể bố mẹ nên lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Trong thời gian trẻ thay răng hoặc đang có dấu hiệu thay răng bố mẹ nên giúp đỡ, hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng tốt nhất, đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ. Đồng thời bố mẹ nên lưu ý không để trẻ tác động quá mạnh gây viêm nhiễm phần răng đang lung lay hoặc răng mới nhổ còn sót chân.
  • Khi răng sữa của bé lung lay nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu rụng, hoặc bé đã đến tuổi thay răng nhưng không lung lay, răng vĩnh viễn đã nhú lên và mọc sai hướng, lúc này bố mẹ cần nhanh chóng đưa bến đến bệnh viện, nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Việc này sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng răng mọc lẫy, mọc lệch, mọc chồng chéo gây mất thẩm mỹ về sau.
Phụ huynh nên hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng đúng cách
Phụ huynh nên hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng đúng cách
  • Với những phụ huynh không có kiến thức và kỹ thuật nhổ răng thì không nên thực hiện tại nhà. Thay vào đó bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở uy tín để thực hiện nhổ răng an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như mầm răng vĩnh viễn.
  • Sau khi nhổ răng sữa còn sót chân răng bố mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, không cần lực nhai lớn. Những thực phẩm này sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa mà không cần tác động mạnh vào chiếc răng đang lung lay hay vị trí răng mới nhổ.
  • Cho bé súc miệng nước muối ngay sau khi nhổ răng và đánh răng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Sau khi nhổ răng bố mẹ nên dặn bé không dùng tay sờ vào vị trí mới nhổ. Bởi tay là nơi cư trú của rất nhiều vi khuẩn, việc chạm tay vào vị trí nhổ răng có thể tạo điều kiện để các tác nhân có hại tấn công gây bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ giải đáp những lo lắng, thắc mắc cũng như hiểu rõ về mức độ nguy hiểm khi nhổ răng sữa còn sót chân răng ở trẻ nhỏ. Theo đó khi phát hiện tình trạng này bố mẹ không nên quá nóng vội cần bình tĩnh xử lý và đưa bé đến nha khoa uy tín để thăm khám.

Cùng đọc:

4.9/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *