Men răng là gì? Cấu trúc, các bệnh thường gặp và cách khắc phục

5/5 - (5 bình chọn)

Chúng ta thường nghe nhiều về men răng – yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe răng miệng mỗi người. Men răng kém sẽ khiến việc ăn uống và giao tiếp trở nên khó khăn và ngại ngùng. Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc những thông tin hữu ích dưới đây. 

Men răng là gì và vị trí trên răng

Men răng là một lớp chất cứng bao bọc phần ngoài cùng của răng, nơi đây có chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong toàn bộ cơ thể người. Đây là một trong bốn mô lớn cấu tạo nên răng, bên cạnh ngà răng, cementum hay còn gọi là lớp phủ mỏng bao kín chân răng và tủy răng.

Men răng làm mộ trong 4 thành phần cấu tạo nên răng và nằm ở lớp ngoài cùng
Men răng là một trong 4 thành phần cấu tạo nên răng và nằm ở lớp ngoài cùng

Thành phần chủ yếu của men là những tinh thể canxi, photphat dài mảnh, nằm sát nhau theo trình tự cụ thể để bảo vệ cho răng, trong đó muối khoáng chiếm 96%, còn lại là nước cùng các vật liệu hữu cơ.

Men răng có chức năng bảo vệ răng khỏi yếu tố bào mòn trong hoạt động nhai cắn hàng ngày. Men cũng giúp răng tránh các tác động của nhiệt độ cao hay hóa chất độc hại.

Tuy nhiên, do không chứa các tế bào sống nên lớp men này dễ bị hư tổn và khó có thể tự phục hồi được sau khi đã bị tổn thương. Khác với xương gãy, một khi răng bị gãy hoặc men bị vỡ sẽ bị hủy hoại vĩnh viễn.

Đặc điểm của men răng

Những điểm đặc biệt về thành phần cấu tạo cũng như tính chất vật lý của men răng cụ thể như sau:

  • Về thành phần: 

Yếu tố kiến tạo chính nên men răng chính là Canxi và Fluor, giúp răng chống chọi với các tác động từ axit, kiềm hay nhiệt độ nóng lạnh. Fluor được nạp vào cấu trúc răng khi răng còn đang hình thành trong xương hàm và chưa mọc.

Sau khi răng đã chồi lên, Fluor cũng có thể tác động từ bên ngoài và lớp men. Tác dụng của Fluor ngoài việc tạo ra bề mặt men chắc khỏe còn giúp phòng ngừa sâu răng, chống lại mảng bám, nhất là vi khuẩn trên những mảng đó.

Thành phần chất khoáng chính trong men được nghiên cứu là Hydroxyapatite – canxi phốt phát kết tinh. Số lượng này trong lớp men lớn làm răng tăng độ cứng và mức độ giòn. Men răng không có mạch, không có dây thần kinh bên trong, không tự tái tạo nhưng không phải dạng tĩnh vì vẫn có những sự thay đổi về khoáng chất bên trong.

Lớp men của răng có chứa thành phần độc đáo của Protein là Amelogenin và Enamellings. Trong khi đó, Collagen là thành tố có trong ngà răng, xương nhưng lại không tìm thấy ở đây.

  • Về tính chất vật lý: 

Độ dày của lớp men trên răng không đồng đều, chúng thường dày mất ở đỉnh (lên đến 2,5 mm) và mỏng dần ở vùng viền răng. Men răng có tần suất đàn hồi là Young = 83 GPa, xếp hạng thứ 5 trong thang đo độ cứng Mohs.

Phần này có độ dày không đều, có màu trắng hơi ngà và trong ở phần cạnh mỏng
Phần này có độ dày không đều, có màu trắng hơi ngà và trong ở phần cạnh mỏng

Bởi men này là nửa trong suốt, do đó màu ngà răng và lớp chất dưới men có ảnh hưởng trực tiếp đến màu ngoài răng. Màu sắc thông thường của răng sẽ rất đa dạng, từ vàng nhạt cho đến xám trắng. Ở phần cạnh răng chỉ có lớp men, bạn có thể quan sát thấy màu hơi xanh.

Về tính thấm, men có khả năng thấm giới hạn. Chất có màu dễ ngấm vào trong lớp men từ môi trường bên ngoài hoặc từ tủy răng thấm ra. Sau khi răng đã mọc hoàn chỉnh, men này trở nên ít bị thấm hơn, đỡ xốp và tăng dần độ cứng cáp.

Men răng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Men răng được ví giống như vỏ trứng, giúp bảo vệ những phần mềm phía trong răng tránh khỏi tổn thương từ bên ngoài. Chính vì vậy phần men này thường rất dễ bị ảnh hưởng xấu, gây bào mòn và phá hủy cấu trúc tự nhiên. Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân khiến chất lượng lớp men bị giảm sút nghiêm trọng:

  • Thức ăn thừa và nước uống hàng ngày dễ bị đọng ở trên bề mặt răng. Vi khuẩn thường trú ngụ ở đây, tác động với đường bột trong thức ăn tạo thành axit phá hủy men.
  • Những loại thuốc có chứa Tetracyclin là tác nhân khiến cho răng bị bào mòn dần. Trường hợp dùng nhiều thuốc này chủ yếu là chị em mang thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
  • Các loại nước uống, nước súc miệng chứa nồng độ Fluor cao hơn so với quy định cũng ảnh hưởng tới men, gây đục lớp men.
  • Thực hiện việc tẩy trắng răng không đúng phương pháp gây hư hại men, làm men răng yếu đi.
  • Men bị ảnh hưởng hay bào mòn do yếu tố di truyền, nhà bạn có truyền thống bệnh lý thiếu sản men.
  • Kim loại dùng để trám vào răng trong quá trình bị oxy hóa dễ làm cho răng chuyển sang màu xanh xám. Kim loại dùng để bọc răng, nhất là vàng sẽ không thể bọc kín toàn bộ răng, thức ăn thừa dễ dàng bám vào kẽ hở và làm ố men.
Phần này rất dễ bị ố xỉn màu do nước uống có màu, thức ăn bám trên răng,...
Phần này rất dễ bị ố xỉn màu do nước uống có màu, thức ăn bám trên răng,…

Khi men trên răng bị mòn dần và yếu đi, người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng thông qua một số dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Khi men răng chưa bị tổn thất nhiều ở bề mặt, bệnh nhân thấy răng có vẻ  sáng bóng, mịn hơn.
  • Phần chân răng bắt đầu có dấu hiệu bị hở ra ngoài, nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các yếu tố nóng hoặc lạnh.
  • Phần mặt sau của răng sẽ hình thành các lỗ mòn, đây là dấu hiệu cảnh báo hỏng men răng. Lâu dần răng hình thành nên tình trạng sâu răng, lỗ hổng thân răng.
  • Nghiêm trọng hơn, khi men trên răng không còn, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào sâu trong răng, ảnh hưởng đến dây thần kinh nhỏ và gây nhiễm trùng, đau nhức.

Bởi vậy có thể nói, hiện tượng men răng xấu và yếu dần đi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Đây là nguyên nhân hàng đầu kéo theo hàng loạt bệnh lý về răng xảy ra sau đó.

Các bệnh về răng thường gặp

Men răng bị tấn công, suy yếu lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu kéo theo các bệnh lý về răng miệng xảy ra. Một số bệnh của răng thường gặp cụ thể như:

  • Sâu răng

Bệnh sâu răng hình thành bởi những vi khuẩn trong khoang miệng tích tụ và hoạt động tạo nên môi trường axit. Khi nồng độ axit cao, men bị mất khoáng ở bề mặt, nếu không được cân bằng lại sẽ tạo thành những lỗ nhỏ trên bề mặt răng.

Sâu răng kéo dài làm lớp men ngoài cùng của răng dần bị phá hủy, tiến sâu vào phần ngà răng và dẫn đến nhiễm khuẩn vùng tủy. Bởi vậy, khi bị sâu răng bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ răng và dự phòng sâu nghiêm trọng hơn.

  • Mòn răng

Axit được sản sinh quá nhiều trong khoang miệng, đặc biệt là tại các mảng bám trên răng lâu dầu sẽ làm mòn đi lớp men của răng. Những thủ phạm làm axit tăng cao gây mòn men răng có thể kể đến như:

Mòn răng là một hiện tượng răng miệng dễ gặp khi lượng axit trong miệng tăng nhiều
Mòn răng là một hiện tượng răng miệng dễ gặp khi lượng axit trong miệng tăng nhiều
  • Uống quá nhiều nước ngọt hóa học (hàm lượng axit photphoric cùng citric cực kỳ cao).
  • Đồ uống trái cây như chanh, dứa, xoài, cóc với hàm lượng axit có tính ăn mòn cao.
  • Khô miệng, nước bọt ít và không đủ để cung cấp cho khoang miệng trung hòa axit.
  • Chế độ ăn uống quá nhiều đường hay tinh bột.
  • Các bệnh lý như trào ngược axit dạ dày, bệnh đường ruột.
  • Người sử dụng nhiều thuốc như nhóm thuốc kháng Histamin, Aspirin.
  • Yếu tố di truyền.

Răng miệng thường xuyên tiếp xúc với việc ma sát, cọ mòn,…

Người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện của mòn men răng rất rõ ràng như hiện tượng răng nhạy cảm hơn với thực phẩm ngọt, nhiệt độ đồ ăn nóng hoặc lạnh. Khi men mòn nhiều hơn, ngà răng bắt đầu lộ ra khiến răng có xu hướng chuyển sang màu hơi vàng. Các cạnh của răng bắt đầu trở nên khô hơn, xuất hiện các vết nứt mẻ, cạnh răng lởm chởm. Nghiêm trọng hơn, bạn bắt đầu cảm nhận những cơn đau, ê buốt và xuất hiện vết lõm trên mặt răng.

  • Men răng nhiễm Fluoride

Fluor là một hoạt chất rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Tuy nhiên việc dư thừa chất này cũng dẫn đến bệnh lý nghiêm trọng cho răng, ở đây là nhiễm fluor men. Bệnh này rất dễ xảy ra ở đối tượng trẻ em và dễ gây các khiếm khuyết trong men.

Bé bị nhiễm fluor men của răng do nhiều nguyên nhân, ví dụ như: bổ sung quá nhiều fluor qua các chất hoặc đồ uống. Ngoài ra, việc trẻ nhỏ có thói quen nuốt kem đánh răng có chứa fluor cũng tăng nguy cơ nhiễm fluor răng. Trường hợp bé bị nhẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên một số trường hợp nghiêm trọng răng bị đổi màu, dễ ố và khó giữ sạch.

  • Thiếu sản men

Men răng bị thiếu sản do sự hình thành không hoàn toàn, hoặc cấu trúc của men bị lỗi trong quá trình phát triển, dẫn đến thiếu hụt số lượng men của răng. Tình trạng thiếu sản chủ yếu do tác động từ phía môi trường, ảnh hưởng xấu đến cả răng sữa và răng vĩnh viễn.

Người bị thiếu sản men thường có lớp men mỏng, không đủ độ dày quy định, mềm và dễ vỡ làm lộ lớp ngà phía dưới. Bệnh làm chức năng nhai của răng trở nên kém đi, bề mặt răng xuất hiện các đốm trắng đục, hay chuyển sang màu vàng hoặc các đốm đen ảnh hưởng thẩm mỹ.

Cách phục hồi men răng bị hư tổn

Nếu nhận thấy men của mình đang có các dấu hiệu của việc mòn yếu như trên, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa gần nhất để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn càng sớm càng tốt. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp cải thiện tình trạng men răng xấu và hư tổn, bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

Làm trắng răng hay loại bỏ cao răng là một giải pháp để phục hồi men hư tổn
Làm trắng răng hay loại bỏ cao răng là một giải pháp để phục hồi men hư tổn
  • Phương pháp làm sạch men hay tẩy trắng răng

Trường hợp men răng bị hư tổn, yếu dần đi do có quá nhiều mảng bám trên răng, tạo ra axit gây bào mòn răng. Bạn cần được đến nha sĩ để các bác sĩ tiến hành tẩy trắng răng, làm sạch cao bán ra khỏi bề mặt răng.

Nha sĩ sẽ sử dụng các loại dụng cụ nha khoa chuyên dụng, đưa sâu vào các kẽ răng, chân răng nhằm loại bỏ các mảng cao bám cứng. Từ đó, bề mặt răng được trả lại vẻ trắng sáng vốn có, vi khuẩn cũng mất đi nơi trú ngụ, khoang miệng sạch sẽ và trở nên thơm tho hơn.

  • Trám răng thẩm mỹ

Tình huống men bị hư hỏng nặng hơn, có thể do vi khuẩn gây bệnh lâu ngày không được loại bỏ hoặc những vết nứt răng do chấn thương chưa được khắc phục. Lúc này, phương pháp trám răng thẩm mỹ sẽ được áp dụng để đảm bảo độ an toàn cho răng vĩnh viễn.

Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch bề mặt răng bị tổn thương. Có thể là lớp men răng bị chấm li ti, phần ngà răng đã bị lộ, các ổ sâu răng hoặc vết nứt vỡ lâu ngày. Sau khi đã làm sạch xong, keo trám sẽ được đắp vào những lỗ hổng này và định hình theo dáng răng vốn có, đảm bảo quá trình nhai của người bệnh không bị vướng và hạn chế tối đa nguy cơ bung vết trám về sau.

  • Bọc răng sứ thẩm mỹ

Đây cũng là cách được rất nhiều người lựa chọn để điều trị tình trạng men hư tổn hiện nay. Phương pháp này không chỉ giúp bảo vệ răng chắc khỏe hơn mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ vẫn sẽ tiến hành làm sạch vùng chân răng, bề mặt trong ngoài của răng để loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Tiếp đó, bạn sẽ bị mài bớt phần răng vĩnh viễn thật để thuận tiện cho việc bọc răng sứ. Cuối cùng, răng sứ được chụp lên phần răng thật, dùng keo để cố định phần răng bọc này để đảm bảo mức độ chắc chắn của răng trong quá trình nhai nuốt.

Dù áp dụng phương pháp nào, người bệnh cũng cần xem xét ưu tiên mức độ phù hợp với bản thân mình nhất. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để lựa chọn phương án tốt nhất, tránh tiền mất tật mang.

Hình thức bọc răng sứ thẩm mỹ
Hình thức bọc răng sứ thẩm mỹ

Những điều cần lưu ý cho một hàm răng khỏe đẹp

Nếu không muốn phải lo lắng về tình trạng bệnh lý răng miệng nói chung, bạn đọc hãy chủ động trong vấn đề bảo vệ sức khỏe răng đúng cách. Đặc biệt, những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn giữ gìn men răng một cách tối đa:

  • Cắt giảm những thức ăn, đồ uống có chứa nhiều axit như thức uống có gas, nước trái cây, giấm ăn. Ngoài ra, bạn nên uống những loại nước trái cây có axit bằng ống hút. Nó sẽ giúp nước đi trực tiếp và trong miệng và xuống cổ họng mà không qua tiếp xúc với răng.
  • Từ bỏ thói quen ăn vặt hoặc sau khi ăn cần vệ sinh răng miệng ngay bởi đồ ăn vặt thường nhiều đường, tinh bột. Chúng là tác nhân hàng đầu làm cho vi khuẩn gia tăng.
  • Đánh răng đều đặn 2 – 3 lần trong ngày với các loại kem đánh răng có chứa chất Fluoride. Ngoài ra hoạt chất hydroxyapatite (một khoáng chất canxi) cũng rất tốt cho răng, bạn có thể dùng kem đánh răng có kèm thêm chất này.
  • Ngược lại, việc đánh răng quá mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, làm men răng bị mòn đi và hư tổn. Răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị đau nhức hay ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh, đồ ngọt.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần được bổ sung đầy đủ canxi để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện ra các vấn đề về răng nên thăm khám và điều trị đúng cách.
  • Bạn nên dùng nước ấm để súc miệng mỗi ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa trong khoang miệng. Ngoài ra dùng chỉ nha khoa cũng là một lựa chọn hợp lý để loại bỏ mảng bám cứng đầu ở kẽ răng.
  • Đừng quên đến nha sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần để được bác sĩ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng, đảm bảo men của bạn đang trong trạng thái ổn định nhất.

Hi vọng rằng, với những thông tin cung cấp trên đây bạn đọc đã hiểu rõ về men răng, những yếu tố ảnh hưởng cũng như cách phòng ngừa tối đa tình trạng mòn men răng. Hãy nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh, để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất bạn hãy chủ động thăm khám chuyên khoa khi cần thiết. Chúc các bạn luôn có một hàm răng khỏe mạnh và đẹp.

ArrayArray
5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *