Ê buốt răng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả

5/5 - (4 bình chọn)

Ê buốt răng là tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm như các bệnh lý răng miệng khác nhưng vẫn gây nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày. Vậy ê răng xuất hiện do đâu? Cách xử lý như thế nào để đạt hiệu quả cao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây qua bài viết.

Ê buốt răng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Nhiều người thắc mắc ê buốt răng hay ê buốt chân răng là bệnh gì? Hiểu đơn giản đây là trường hợp răng nhạy cảm, thường xảy ra ở một số khu vực cụ thể khi bạn thực hiện hoạt động ăn, uống đồ ngọt, đồ ăn quá lạnh hoặc quá cứng,…

Người bị ê buốt răng khi khoang miệng tiếp xúc với các yếu tố thay đổi từ môi trường
Người bị ê buốt răng khi khoang miệng tiếp xúc với các yếu tố thay đổi từ môi trường

Tình trạng này có thể xảy đến trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Mặc dù ê buốt răng không quá nghiêm trọng, tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Có thể kể đến như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu,…

Đối tượng dễ bị ê buốt răng là người trưởng thành khoảng từ 20 – 40 tuổi. Bên cạnh đó, các cuộc khảo sát thực tế cũng cho thấy rằng nữ giới có tỷ lệ xuất hiện hiện tượng này cao hơn nam giới.

Các dấu hiệu thường thấy khi bị ê buốt răng gồm:

  • Răng bắt đầu có dấu hiệu ê buốt khi ăn những thực phẩm có vị ngọt, chua, thức ăn lạnh hoặc chứa nhiều axit (chanh, soda,…).
  • Bạn cảm thấy phần chân răng khó chịu khi uống nước lạnh hoặc hít khí lạnh.
  • Đau nhức kéo dài khi có va chạm trực tiếp vào răng, bao gồm cả những hoạt động thông thường như xỉa răng, đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Nguyên nhân ê buốt răng là gì?

Răng ê buốt vì sao? Có rất nhiều tác nhân chủ quan và khách quan, dưới đây là một vài nguyên nhân bị ê buốt răng điển hình:

  • Cấu trúc răng bị tổn thương: Yếu tố đầu tiên dẫn đến tình trạng ê buốt răng là do cấu trúc răng bị tổn thương. Ví dụ như mòn men răng, răng bị sứt mẻ hay mòn hở cổ răng làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm. Khi ngà bị lộ, sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm chứa nhiều axit sẽ kích thích những ống này và gây ra tình trạng ê buốt răng.
  • Tụt nướu: Tụt nướu răng theo thời gian dài không được xử lý để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng. Khi lớp ngà này tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, đặc biệt là axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa sẽ làm cho chân răng bị mòn. Từ đó gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh và khiến răng ê buốt.
  • Thói quen chăm sóc răng miệng không tốt: Những thói quen chăm sóc răng miệng không tốt như chải răng quá kỹ, dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc dùng bàn chải đánh răng không đúng cách,… Những hoạt động trên không giúp răng chắc khỏe mà có khả năng làm mất men răng, từ đó xuất hiện tình trạng răng bị ê buốt.
Đánh răng quá kỹ, nhiều lần trong ngày và chải răng mạnh là nguyên nhân gây bệnh
Đánh răng quá kỹ, nhiều lần trong ngày và chải răng mạnh là nguyên nhân gây bệnh
  • Chế độ ăn uống chứa quá nhiều axit: Một chế độ ăn thiếu khoa học, chứa nhiều axit như thức ăn chua, cam chanh, nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn và phân hủy bề mặt răng. Từ đó dẫn tới lộ ngà gây ê buốt răng vô cùng khó chịu. Dùng nước súc miệng diệt khuẩn thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến răng bị bào mòn nhanh chóng.
  • Thói quen xấu: Nghiến răng khi ngủ vào ban đêm hay nhai đá là những thói quen nhiều người mắc phải. Chúng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương, điều này về lâu dài sẽ gây nên những phiền toái trong cuộc sống.
  • Viêm nướu răng: Viêm nướu răng là bệnh lý điển hình về răng miệng do các mảng bám hoặc cao răng tích tụ lâu ngày. Khi bị viêm nướu, phần nướu của bạn có thể bị rút lại, chân răng sẽ hình thành các túi xung quanh. Do không vệ sinh kỹ được khu vực bên trong các túi nướu nên phần mô nướu xung quanh và chân răng sẽ bị tấn công bởi các vi khuẩn, xuất hiện tình trạng ê buốt răng.
  • Sau các thủ thuật nha khoa: Răng của bạn sẽ nhạy cảm hơn sau khi cạo vôi, bọc mão răng giả, làm láng chân răng hay các quy trình phục hình răng khác. Thông thường, tình trạng ê buốt sau khi can thiệp ngoại khoa này sẽ biến mất sau khoảng 4 – 5 tuần và không kéo dài quá lâu.

Về câu hỏi ê buốt răng có nguy hiểm không, tùy theo mức độ mà tình trạng này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn nhưng không đe dọa tính mạng.Bạn chỉ không thể thoải mái thưởng thức những món ăn yêu thích hàng ngày như kem, nước đá lạnh,…

Đồng thời nếu trong trường hợp bị ê buốt chân răng cùng thói quen ngủ nghiến răng, bạn cũng rất khó để ngủ ngon giấc. Từ đó, cơ thể sẽ dần suy nhược và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng làm việc.

Điều trị ê buốt răng như thế nào hiệu quả?

Với những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thế nào là ê buốt răng và nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Để điều trị ê buốt răng không quá phức tạp, bạn có thể tham khảo một vài phương pháp cải thiện đơn giản dưới đây:

Mẹo dân gian tại nhà chữa răng ê buốt

Các mẹo tại nhà giúp giảm ê buốt được khá nhiều người áp dụng. Phương pháp này thường áp dụng khi ê buốt, khó chịu ở mức độ nhẹ và bạn chưa có thời gian đi đến các phòng khám nha khoa.

Sử dụng nha đam tươi giúp giảm ê buốt răng tại nhà
Sử dụng nha đam tươi giúp giảm ê buốt răng tại nhà

Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian từ những nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản và tiết kiệm tối đa chi phí:

  • Sử dụng nha đam: Trong nha đam đã được nghiên cứu và chứng minh có chứa catechin, florua, axit tannic và các thành phần tự nhiên khác. Đây là các chất giúp quá trình hình thành lớp men protein cứng diễn ra nhanh hơn, bảo vệ răng toàn diện. Vì thế, bạn có thể súc miệng bằng nước nha đam đun sôi trong 5 phút để cải thiện tình trạng ê buốt răng. Lưu ý nên súc miệng lại bằng nước sạch để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng tỏi: Hoạt chất allicin trong tỏi tươi có tác dụng giảm làm ê buốt răng hiệu quả. Bạn có thể giã nát hoặc nướng tỏi (giữ nguyên vỏ), sau đó đắp trực tiếp vào phần chân răng bị ê buốt. Sau khoảng 20 phút, cơn ê buốt sẽ dịu nhẹ hơn rất nhiều. Người bệnh nên áp dụng thường xuyên, khoảng 4 – 5 lần/ tuần.
  • Dùng gừng tươi: Bị ê răng buốt răng kéo dài cũng có thể sử dụng gừng tươi để khắc phục hiệu quả. Không những thế, gừng còn có công dụng giữ ấm cơ thể, kháng viêm, diệt khuẩn trong khoang miệng rất tốt. Bạn chỉ cần đập dập miếng gừng và đắp lên khu vực bị ê buốt, giữ chặt khoảng 3 –  4 phút là được.

Những mẹo dân gian đơn giản tại nhà trên chỉ phù hợp cho các trường hợp bị ê buốt không quá nghiêm trọng và mang tính tạm thời. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến các địa chỉ khám uy tín, chất lượng để được điều trị sớm.

Thuốc Tây chữa ê buốt răng hiệu quả

Dùng thuốc Tây chữa ê buốt răng là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn vì cho hiệu quả nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Tùy thuộc nguyên nhân gây ê buốt răng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc chữa trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh cho kết quả nhanh chóng
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh cho kết quả nhanh chóng

Cụ thể như sau:

  • Sử dụng thuốc aspirin phối hợp các loại thuốc kháng sinh họ beta lactam hoặc metronidazol để đem lại hiệu quả cao.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết như Vitamin: A, D3, C, B2
  • Thuốc gây tê Benzocain để làm dịu vùng răng bị ê buốt. Loại thuốc này còn hỗ trợ giảm đau nướu và răng, giảm đau nhói hiệu quả.
  • Thuốc kháng viêm không có chứa thành phần steroid.
  • Thuốc giảm ê buốt Acetaminophen không điều trị viêm nhiễm.

Việc sử dụng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng nhưng cần hết sức cẩn trọng. Bạn cần sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa vì dùng kháng sinh lâu ngày có thể gây nên hiện tượng nhờn thuốc, nóng trong người,…

Can thiệp nha khoa điều trị ê buốt răng

Đôi khi tình trạng ê buốt răng có thể là dấu hiệu điển hình của các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, điều bạn cần làm là đến nha sĩ, bác sĩ sẽ can thiệp để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

Can thiệp nha khoa đề điều trị trong trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với thuốc Tây
Can thiệp nha khoa đề điều trị trong trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với thuốc Tây

Ví dụ như:

  • Bệnh nướu răng: Mảng bám và cao răng tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho bệnh nướu răng phát triển, nếu không được điều trị kịp thời có thể phá hủy xương ổ răng. Lúc này, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng sâu bằng việc cạo vôi và làm láng chân răng dưới đường nướu. Tình trạng ê buốt răng cũng sẽ được xử lý hiệu quả.
  • Nứt răng hay nứt vết trám: Vết nứt răng đến tận chân răng có khả năng gây ra những cơn đau buốt răng khi uống đồ lạnh hoặc ăn thực phẩm chua. Nếu bạn cảm thấy những dấu hiệu này, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân và trám lại các vết nứt trên bề mặt răng.
  • Teo rút nướu theo tự nhiên: Khi bước vào độ tuổi 45, nướu sẽ có dấu hiệu teo rút lại và để lộ ra phần chân răng. Khu vực này không có men răng bảo vệ nên nhạy cảm hơn nhiều so với thân răng và cơn ê buốt cũng bắt đầu từ đây. Do đó, hãy đến nha sĩ sớm để được trám cổ chân răng. Đặc biệt là khi quan sát thấy nướu có dấu hiệu bị teo lại, bắt đầu tụt xuống dưới đường nướu bình thường.

Để thực hiện can thiệp nha khoa hiệu quả, bạn chú ý nên tìm đến những địa chỉ uy tín, chất lượng. Tại đây sẽ có đội ngũ y, bác sĩ lành nghề, có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, đảm bảo an toàn hơn.

Đông y trị bệnh tận gốc

Nhiều người có tâm lý hoang mang không biết mình bị ê buốt răng phải làm sao để giảm đau đớn mà vẫn đảm bảo an toàn. Đáp ứng nhu cầu này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Đông y chữa trị chứng ê buốt răng sâu tận căn nguyên gây bệnh
Đông y chữa trị chứng ê buốt răng sâu tận căn nguyên gây bệnh

Các phương thuốc Y học cổ truyền sử dụng nguyên liệu kết hợp từ các loại thảo dược tự nhiên được trồng ở trong nước. Vì vậy, bạn có thể dùng các bài thuốc này thường xuyên mà không cần lo lắng đến tác dụng phụ, gây nóng trong người hay kích ứng.

Một vài bài thuốc phổ biến có thể kể đến như:

  • Bài thuốc số 1: 18g sinh địa hoàng, 15g sinh thạch cao, 9g phòng phong, 9g mẫu đơn bì, 9g thanh bì, 9g kinh giới 3g tế tân và 3g sinh thảo.
  • Bài thuốc số 2: 30g thạch cao, 12g uy linh tiên, 12g hạ khô thảo, 12g  binh lang, 15g đan sâm, 10g sơn tra, 10g cam thảo và 10g ô mai.
  • Bài thuốc số 3: 18g thạch cao, 12g kê kim, 10g đạm trúc diệp, 12g thạch hộc, 6g hoàng liên, 12g ngưu bàng tử, 10g bạch chỉ, 10g bạc hà, 12g sinh địa hoàng, 10g phòng phong, 10g cát căn, 10g địa cốt bì và 12g hậu phác.

Tất cả các bài thuốc trên bạn đều sắc lấy nước và uống trực tiếp. Nên dùng thuốc đều đặn khoảng 2 lần/ ngày và duy trì trong 10 – 12 ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả trị ê buốt răng tốt nhất. Cần chú ý thực hiện đúng như hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín

Có rất nhiều người hiện đang phải đối mặt với tình trạng ê buốt răng và loay hoay tìm kiếm cơ sở điều trị. Dưới đây là thông tin về một số bệnh viện lớn, đảm bảo uy tín, bạn có thể tham khảo:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Bệnh viện RHM Trung Ương Hà Nội là địa chỉ khám, chữa ê buốt răng hàng đầu được người dân tin tưởng hiện nay. Đây vừa là đơn vị trực thuộc Bộ Y Tế, vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo nhiều cán bộ răng hàm mặt với cấp bậc đại học cũng như sau đại học.

Bệnh viện RHM Trung Ương Hà Nội là địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín trên cả nước
Bệnh viện RHM Trung Ương Hà Nội là địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín trên cả nước

Khi đến với bệnh viện, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu. Bệnh viện có đầy đủ các khoa lâm sàng quan trọng như nắn chỉnh răng, điều trị theo yêu cầu hay điều trị nội nha,… Cơ sở vật chất cũng luôn được cập nhật các kỹ thuật mới, có đầy đủ các dụng cụ, máy móc hiện đại hàng đầu.

  • Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024.3928.5172.

Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội là địa chỉ đã rất quen thuộc với người dân khi có rất nhiều bác sĩ và giáo sư hàng đầu. Tại đây cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ cho quá trình thăm khám nha khoa.

Tuy nhiên đây lại là bệnh viện đa khoa nên hàng ngày số người đi thăm khám rất đông. Bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian chờ đợi lấy số xếp hàng để đến lượt. Đồng thời, đây là bệnh viện công chỉ làm trong giờ hành chính nên người bệnh cần lưu ý về thời điểm đến khám.

  • Địa chỉ: Số 1, đường Tôn Thất Tùng, thủ đô Hà Nội.
  • Điện thoại: 1900.6422.

Phòng khám RHM Sài Gòn

Bệnh viện RHM Sài Gòn thành lập với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của người dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đến nay, địa chỉ này đã từng bước hoàn chỉnh cơ sở, bổ sung các trang thiết bị hiện đại và bộ máy nhân viên y tế chuyên nghiệp.

Với đội ngũ bác sĩ vững tay nghề, nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể đến đây để được thăm khám, điều trị loại bỏ hoàn toàn chứng ê buốt răng. Mức phí của bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn được quy định theo quy định của Nhà nước nên bạn không cần quá lo lắng.

  • Địa chỉ: 1258 Võ Văn Kiệt, P.10, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 1900 7103.

Nên ăn gì để hạn chế tình trạng ê buốt răng

Chế độ dinh dưỡng để cải thiện ê buốt răng cũng rất cần thiết mà người bệnh nên quan tâm, chú ý. Những thực phẩm nên sử dụng để hạn chế tình trạng ê buốt răng đó là:

  • Những đồ ăn lành mạnh

Nhiều người thường có thói quen ăn nhẹ bằng những thực phẩm ngọt như bánh, chocolate hay kẹo ngọt,… Tuy nhiên trên thực tế, nếu nạp quá nhiều đường vào cơ thể không chỉ làm răng bị ảnh hưởng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, loãng xương hay tiểu đường vô cùng nguy hiểm.

Vì thế, thay vì ăn các thực phẩm ngọt, bạn nên thử chuyển sang những thực phẩm lành mạnh hơn như: salad, các loại hạt tự nhiên và giàu dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó,…) hay sử dụng bánh mì đen,…

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất
  • Uống nước, sữa và nước trái cây

Nước và sữa tươi không đường chính là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang bị đau răng ê buốt. Ngoài ra, nếu muốn dùng nước trái cây, người bệnh chú ý nên hạn chế tối đa việc cho thêm đường và nên pha thật loãng ra để giảm lượng axit tác động lên răng.

Một trong những quan điểm sai lầm hiện nay đó chính là sử dụng soda ăn kiêng (ít hoặc không đường) không ảnh hưởng đến răng. Theo đó, trong các dòng soda ăn kiêng vẫn chứa rất nhiều axit nên chúng có khả năng phá hủy răng của bạn.

  • Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su kích thích cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn, từ đó hỗ trợ loại bỏ axit trong miệng sau khi ăn hoặc uống. Tuy nhiên để bảo vệ răng, bạn nên dùng kẹo cao su không đường vì sản phẩm này đã được kiểm chứng có thể ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh

Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng nếu bạn muốn phòng ngừa ê buốt răng ngay tại nhà:

Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh vùng kẽ răng, chân răng mỗi ngày
Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh vùng kẽ răng, chân răng mỗi ngày
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và đồ ăn thừa.
  • Không đánh răng quá mạnh và sử dụng kem đánh răng chuyên dành cho răng nhạy cảm.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn, nước uống lạnh như kem, soda,…
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho răng như sữa, sữa chua và pho-mát.

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý ê buốt răng, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã biết nên bảo vệ răng miệng như thế nào để hạn chế tối đa tình trạng ê buốt khó chịu kéo dài.

ArrayArray
5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *