Lấy cao răng có hại không? Quy trình thực hiện an toàn nhất hiện nay
Lấy cao răng có hại hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế đây là phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám, mang đến hàm răng chắc khỏe, trắng sáng và thẩm mỹ hơn cho nhiều người. Vậy thực hư tính an toàn của biện pháp này ra sao, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết tới bạn đọc.
Lấy cao răng có hại không?
Phương pháp lấy cao răng hay còn được gọi bằng tên gọi khác là cạo vôi răng. Biện pháp được thực hiện bằng cách dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng loại bỏ toàn bộ mảng bám trên răng.
Thiết bị sử dụng được hoạt động dựa vào sóng siêu âm để tạo ra tần sóng làm bong tróc mảng bám và vệt ố do thức ăn còn sót lại gây ra. Tuy nhiên nhiều người lo ngại sức rung này có thể ảnh hưởng tới độ chắc khỏe của răng và băn khoăn không biết việc lấy cao răng có hại không.
Thông thường việc cạo vôi răng định kỳ từ 3 tới 6 tháng sẽ mang lại những hiệu quả tốt cho sức khỏe răng miệng. Lấy cao răng theo chu kỳ phù hợp sẽ giúp khắc phục nhiều bệnh lý liên quan như ê buốt, chảy máu chân răng hay hôi miệng, tụt lợi,… mang đến hàm răng trắng sáng cùng nụ cười tự tin và thẩm mỹ.
Trả lời cho câu hỏi lấy cao răng có hại không, bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu như lạm dụng quá nhiều thì cạo vôi răng sẽ gây phản tác dụng, thậm chí là gây hại cho răng. Nếu cạo vôi răng liên tục men răng có thể bị ảnh hưởng, bề mặt răng xước. Tình trạng này có thể xấu hơn với một số đối tượng đặc biệt như sau:
- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: Giai đoạn dưới 10 tuổi, răng của trẻ có thể là răng sữa hoặc răng vĩnh viễn vừa mới hình thành. Thời điểm này sự rung lắc của bước sóng sẽ khiến các răng sắp mọc bị lệch, ảnh hưởng chung tới phát triển của hàm sau này.
- Đối tượng mắc bệnh lý răng miệng: Lấy cao răng có hại gì không? Phương pháp có thể gây hại với những người đang mắc bệnh lý răng miệng. Việc cạo vôi răng có thể gây ra tình trạng đau nhức và chảy máu, nếu như người bệnh mắc các bệnh như viêm nha chu, viêm chân răng thì sẽ rất nguy hiểm.
- Phụ nữ mang thai: Đây là thời điểm nhạy cảm của người mẹ, việc lấy cao răng không nên thực hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là bởi khi cạo vôi răng vào các giai đoạn nói trên sức khỏe của mẹ và bé có thể bị ảnh hưởng.
Như vậy lấy cao răng có hại không sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Phương pháp có thể gây hại nếu đối tượng thực hiện là phụ nữ có thai, người mắc bệnh lý răng miệng hoặc trẻ nhỏ. Bên cạnh đó nếu như bạn thực hiện cạo vôi răng tại những cơ sở nha khoa không uy tín, kỹ thuật kém có thể gây hại cho răng và nướu.
Những quy tắc an toàn khi lấy cao răng
Các tác hại không mong muốn như đã nói ở trên thường không quá phổ biến, đồng thời nguyên nhân gây ra những tác dụng phụ không mong muốn với mọi đối tượng đều xuất phát từ thao tác của nha sĩ thực hiện. Mặc dù lấy cao răng là phương pháp nha khoa không quá phức tạp nhưng vẫn cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn chung.
Nên biết:
- Không thực hiện thao tác cạo trực tiếp trên bề mặt men răng hoặc tác động quá nhiều tới mô mềm.
- Bác sĩ nha khoa nên xác định trước vị trí cần lấy cao răng trong khoang miệng để đảm bảo tính chuẩn xác và có thể hoàn thành nhanh chóng.
- Người bệnh cần được xác định chính xác mức độ viêm nhiễm do cao răng gây lên, sau đó có phương pháp xử lý phù hợp nhất để chúng không thể phát triển nặng hơn.
- Các dụng cụ nha khoa và môi trường thực hiện cần đảm bảo vô khuẩn 100%.
- Tần số và chu kỳ lấy cao răng của mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm men răng của mỗi người. Để biết chính xác khi nào cần tiếp tục lấy cao răng bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Quy trình lấy cao răng an toàn nhất hiện nay
Tác hại lấy cao răng răng sẽ xảy ra khi quy trình thực hiện không đảm bảo. Vì thế trước khi cạo vôi răng bạn cần tìm hiểu kỹ càng xem cơ sở có điều kiện tốt và phù hợp nhất hay không. Đặc biệt chú ý tới những yêu cầu về điều kiện thăm khám, trang thiết bị thực hiện.
Một quy trình lấy cao răng hiệu quả, an toàn nên thực hiện thông qua các bước sau đây.
- Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám và tư vấn cho bệnh nhân về mức độ và tình trạng cao răng cụ thể. Từ đó tư vấn chi tiết về phương pháp thực hiện, những người có bệnh lý răng miệng cần điều trị khỏi hẳn trước khi lấy cao răng.
- Bước 2: Thực hiện việc vệ sinh răng miệng trước khi lấy cao răng nhằm phòng tránh các nguy cơ gây ra viêm nhiễm.
- Bước 3: Sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng để loại bỏ tất cả các mảng bám đã vôi hóa, khiến chúng biến mất khỏi bề mặt răng và không làm tổn thương tới nướu hay mô mềm.
- Bước 4: Tiến hành đánh bóng bề mặt của răng để tăng độ nhẵn mịn, trơn láng và sáng bóng.
- Bước 5: Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra chi tiết lại toàn bộ tình trạng của răng và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất sau khi lấy cao.
Như đã nói ở trên lấy cao răng là kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp, vì thế bạn không nên quá lo lắng vấn đề lấy cao răng có ảnh hưởng gì không. Điều bạn cần làm là tìm tới các đơn vị nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn.
Tác hại của việc lấy cao răng sai cách
Cao răng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh răng miệng nguy hiểm, trong đó có thể kể tới bệnh viêm nha chu hay viêm nướu. Cao răng hình thành mỗi ngày do mảng bám thức ăn, vệ sinh thông thường bằng bàn chải khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Biện pháp hiệu quả hàng đầu là lấy cao răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần.
Việc cạo vôi răng không quá phức tạp, không tác động, ảnh hưởng tới men răng và vùng trong khoang miệng. Tuy vậy thực tế vẫn có trường hợp do thao tác sai cách mà gây ra những tác hại, ảnh hưởng tới tâm lý tới người có ý định thực hiện. Một số tác hại có thể gặp bao gồm:
Gây tổn thương cấu trúc của răng
Sử dụng dụng cụ và thiết bị cạo vôi răng sai cách có thể khiến men răng bị bào mòn. Phần men răng có thể tổn thương ở thời điểm thực hiện hoặc dần dần sau đó. Men răng mòn đi sẽ khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn, bạn thường xuyên gặp ê buốt răng khi ăn. Bên cạnh đó đây cũng là lý do khiến cho tủy răng và ngà răng bị phá hủy.
Tình trạng nhiễm trùng mô mềm
Lấy cao răng ở phần nướu, lợi dễ gây ra tình trạng chảy máu, khi được xử lý đúng cách thì điều này không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mô mềm. Dấu hiệu viêm lan rộng, ăn sâu ở vùng nha chu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng.
Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Lây nhiễm chéo luôn là vấn đề cần đặc biệt chú ý trong nha khoa. Tất cả các phương pháp nha khoa đều có nguy cơ lây nhiễm chéo, bao gồm cả việc lấy cao răng nếu như dụng cụ thực hiện không đảm bảo vô trùng.
Cách phòng ngừa cao răng hiệu quả mà bạn nên biết
Lấy cao răng có hại hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu như các thao tác và quy trình thực hiện không đúng, nhiều tác hại có thể xảy ra. Vì thế để đảm bảo an toàn, bạn nên thực hiện các phương pháp để phòng tránh việc cao răng phát sinh quá nhiều.
- Đánh răng đúng cách hằng ngày bằng cách dùng bàn chải có lông mềm và có kích thước phù hợp với khoang miệng. Thao tác và lực chải răng cần vừa đủ và nên chải xoay tròn hoặc dọc.
- Sử dụng loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluoride để phục hồi các hư tổn ở men răng, hạn chế tối đa việc hình thành vôi răng.
- Dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh tốt nhất khoang miệng.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại giữa các kẽ răng.
- Sau khi lấy cao răng bạn nên hạn chế việc sử dụng các loại thức ăn có chứa nhiều đường, nước uống có gas, trà, cà phê hay bia rượu sẽ làm xỉn màu men răng.
- Chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung thêm các loại rau củ quả có nhiều vitamin, chất xơ, canxi và vitamin D để củng cố sự chắc khỏe cho răng.
- Bệnh nhân cần thăm khám nha khoa theo định kỳ để xử lý sớm nhất những vấn đề liên quan, đảm bảo có được hàm răng chắc khỏe nhất.
Lấy cao răng có hại không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, cơ sở lựa chọn, tay nghề bác sĩ, thiết bị sử dụng,… Vì thế bạn nên tìm tới các phòng khám nha khoa chất lượng, uy tín để được tư vấn và thực hiện lấy cao răng đảm bảo an toàn tối đa nhất.
Xem thêm:
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!