Tác dụng của lấy cao răng định kỳ bạn nhất định phải biết
Lấy cao răng định kỳ là việc làm khá phổ biến trong chăm sóc răng miệng định kỳ hiện nay. Thế nhưng tác dụng của lấy cao răng không phải ai cũng biết rõ tầm quan trọng của kỹ thuật nha khoa này. Vậy cạo vôi răng thường xuyên mang đến cho bạn những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua nội dung được chia sẻ dưới đây.
Những bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi cao răng
Cao răng hay còn được gọi với cái tên khác là vôi răng, là sự tích tụ và cứng lại của mảng bám, khoáng chất từ nước bọt. Vôi răng có thể bao phủ lên bên ngoài răng và xâm lấn vào sâu bên trong đường viền nướu.
Bạn có thể hình dung cao răng như một tấm chăn mỏng bao trùm lên răng. Nếu không được xử lý kịp thời cao răng sẽ ngày càng dày lên và gây ra một số bệnh lý về răng miệng. Cụ thể như:

- Cao răng tích tụ gây viêm nướu: Viêm nướu là phản ứng khi vi khuẩn trú ngụ trong cao răng tấn công và gây bệnh. Viêm nướu có thể gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm tụt nướu, thân răng lộ ra nhiều, trông dài hơn. Vì thế người có cao răng thường cảm thấy ê buốt mỗi khi ăn uống. Phần chân răng lộ ra và không được nướu che phủ có thể yếu dần và lung lay, quá trình tiêu xương cũng tiến triển nhanh hơn.
- Viêm nha chu: Người bệnh khi bị viêm nha chu sẽ có những biểu hiện như chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi, ê buốt răng, thậm chí là rụng răng.
- Vi khuẩn trong cao răng gây bệnh ở niêm mạc miệng: Cụ thể là viêm niêm mạc miệng, lở miệng. Hoặc cao răng có thể hình thành nên bệnh về đường mũi họng như viêm amidan, viêm họng; hoặc gây bệnh lý tim mạch.
Bất ngờ với tác dụng của lấy cao răng định kỳ
Như đã nói ở trên, cao răng tích tụ lâu ngày không được điều trị có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế bác sĩ nha khoa thường xuyên bạn nên đi lấy vôi răng định kỳ. Dưới đây là 5 tác dụng của lấy cao răng bạn nhất định phải biết.
Các vấn đề răng miệng được phát hiện kịp thời
Trong quá trình làm sạch cao răng, nha sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang để kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Kết quả này cũng giúp nha sĩ nhìn rõ phần chân răng và xương hàm, từ đó nhanh chóng phát hiện các vấn đề bất thường.
Không những vậy, những tia X này sẽ giúp nha sĩ phát hiện nhiễm trùng hoặc xác định có khối u nào hay không.

Tác dụng của lấy cao răng – Phòng ngừa bệnh lý sâu răng, nướu răng
Một tác dụng của lấy cao răng khác bạn nên biết chính là phòng ngừa bệnh lý sâu răng, nướu răng. Theo đó cũng trong quá trình làm sạch cao răng, những mảng bám cứng đầu sẽ được loại bỏ. Trường hợp bạn không làm sạch mảng bám, để chúng tích tụ lại thành cao răng sẽ gây nên bệnh lý sâu răng. Nguyên nhân là vi khuẩn tồn tại trong mảng báo sẽ tạo ra axit ăn mòn men răng, cuối cùng là dẫn đến sâu răng.
Bệnh nướu răng cũng được hình thành do sự tích tụ của mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công nướu, khu vực xung quanh nướu, gây nên bệnh viêm nướu và viêm đường viền nướu. Thế nhưng nếu bạn thường xuyên lấy cao răng, trong quá trình điều trị nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, nướu răng.
Ngăn ngừa hôi miệng – Lợi ích lấy cao răng
Công dụng của lấy cao răng tiếp theo được chúng tôi kể đến chính là ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả. Theo đó chứng hôi miệng được hình thành do các bệnh lý về răng miệng hoặc mảng bám tích tụ lâu ngày.
Những mảng bám này chứa rất nhiều vi khuẩn có mùi khó chịu, chúng là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng ở những người không thường xuyên lấy cao răng. Vậy tác dụng của lấy cao răng chính là ngăn vi khuẩn tích tụ gây mùi hôi miệng, giúp hơi thở luôn thơm mát.

Tác dụng của việc lấy cao răng – Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng
Cao răng hình thành trên thân răng, cổ răng, dưới nướu với màu sắc chủ yếu là vàng nhạt, nâu hoặc đen,… Những màu sắc này bám trên răng và gây ám màu khiến khuôn hàm của bạn trở nên kém duyên, mất thẩm mỹ.
Tác dụng của lấy cao răng định kỳ sẽ giúp màu răng trắng sáng trở lại, nụ cười của bạn nhờ thế đẹp và sáng hơn rất nhiều.
Cải thiện sức khỏe tổng thể
Nhiễm trùng nướu, sâu răng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến răng lung lay, mất răng. Thế nhưng không dừng lại ở đó, khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ góp phần gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác.
Theo đó các vấn đề ở nướu răng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch do vi khuẩn trong nướu làm thu hẹp động mạch. Viêm nội tâm mạc là bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến niêm mạc bên trong tim, và nguyên nhân chính là do vi khuẩn lây lan qua đường máu từ một bộ phận nào đó trên cơ thể, như nướu răng chẳng hạn.
Không những vậy vi khuẩn trong miệng có thể di chuyển vào phổi và gây nên bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Nếu như bạn bị nướu răng khi đang mang thai có thể gây chuyển dạ sớm.
Với những ảnh hưởng tiêu cực như đã nói ở trên, bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên đi lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Khi mảng bám và vôi răng được loại bỏ, vi khuẩn không còn nơi để trú ngụ, phát triển, gây bệnh.
Liên quan:

Giải đáp có nên cạo vôi răng thường xuyên không?
Những tác dụng của lấy cao răng đã được trình bày ở trên, vậy bạn có nên cạo vôi răng thường xuyên không? Theo lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa, mặc dù lợi ích của lấy cao răng là rất lớn thế nhưng bạn không nên quá lạm dụng, 2 lần mỗi năm là đủ.
Việc lấy cao răng quá thường xuyên sẽ gây tổn thương đến men răng và lợi. Hơn nữa, sau vài tháng mảng bám chưa dày để bạn có thể nhìn thấy. Bên cạnh đó kết hợp với việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng mỗi ngày cũng khiến cao răng không thể hình thành. Vì thế trước khi có ý định lấy cao răng bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng, tránh gây hại cho răng.
Tuy nhiên ở một số trường hợp mắc bệnh lý về răng miệng, thời gian lấy vôi răng có thể rút ngắn. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian cạo vôi răng phù hợp. Cụ thể như sau:
- Trường hợp lấy cao răng 6 tháng/lần: Với những người vệ sinh răng miệng tốt, phần men răng bóng và cao răng nhìn thấy ít chỉ nên cạo vôi răng 6 tháng một lần.
- Trường hợp cạo vôi răng 3-4 tháng/lần: Áp dụng với những người thường xuyên hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém và hay uống rượu bia. Hoặc với những người có men răng sần sùi, dễ tích tụ mảng bám cũng nên đi lấy cao răng từ 3-4 tháng/lần.
- Trường hợp trẻ em dưới 10 tuổi: Việc lấy cao răng cho trẻ ở độ tuổi này cần có sự tư vấn và thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình cạo vôi răng cần thực hiện nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Một số biện pháp ngăn ngừa hình thành cao răng
Những tác dụng của lấy cao răng đối với sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung là không thể bàn cãi. Vì thế bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ đồng thời cạo vôi răng theo chỉ đình từ bác sĩ. Ngoài ra để ngăn ngừa hình thành cao răng bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Bạn nên sử dụng kem đánh răng có thành phần flo giúp ngăn ngừa cao răng và đánh răng ngày 2 lần.
- Sử dụng kết hợp miếng dán trắng răng để nâng cao hiệu quả ngăn ngừa vôi răng. Theo nghiên cứu năm 2009, những người sử dụng miếng dán trắng răng có chứa thành phần là hydrogen peroxide với pyrophosphate sẽ có ít cao răng hơn người không dùng khoảng 30%.
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau củ. Đây là những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiết nước bọt, rửa sạch vi khuẩn gây mảng bám ở trong khoang miệng. Hoặc bạn có thể ăn kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn để ngăn mảng bám hình thành, hạn chế viêm lợi, sâu răng.
- Sử dụng nước súc miệng có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn sẽ giúp tăng khả năng xử lý các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng của bạn.
- Người bệnh nên sử dụng những loại bàn chải có lông mềm và nhọn để len lỏi tận sâu vào những kẽ răng giúp loại bỏ thức ăn thừa hiệu quả. Hoặc bạn có thể sử dụng máy tăm nước để giúp việc vệ sinh răng trở nên dễ dàng hơn.
- Bạn có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa dính ở kẽ răng.
Tác dụng của lấy cao răng là giúp ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng, bảo vệ sức khỏe tổng thể và tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng. Hiểu rõ hơn về công dụng của lấy cao răng sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa những bệnh lý không may xảy ra.
Hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!