Trồng răng là gì? Những phương pháp thực hiện và lưu ý bạn cần nhớ
Trồng răng hiện đang là phương pháp phục hình răng đã mất phổ biến nhất hiện nay. Có rất nhiều phương pháp phục hình răng khác nhau, và mỗi loại hình sẽ sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Quy trình thực hiện, chi phí, cách chăm sóc,… là những vấn đề bạn cần quan tâm khi quyết định phục hình răng. Dưới đây là những thông tin chi tiết về phương pháp này, bạn đọc hãy cùng tham khảo.
Định nghĩa trồng răng là gì? Đối tượng thực hiện
Trồng răng là gì? Đây là phương pháp phục hình lại các răng đã mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác dụng của trồng răng sứ là đảm bảo chức năng ăn nhai và sức khỏe hàm mặt nói chung. Bởi lẽ khi bị mất răng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Mất răng trong thời gian dài sẽ tạo ra lỗ hổng trên cung hàm khiến việc phát âm không chuẩn, gặp nhiều khó khăn.
- Mất răng không được phục hình kịp thời ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai hằng ngày. Kéo dài tình trạng này gây ra những khó khăn trong hoạt động tiêu hóa.
- Mất răng khiến bạn thường xuyên nhai ở một bên, lâu ngày gây đau khớp, từ đó rối loạn khớp thái dương hàm.
- Lỗ hổng do mất răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh lý về răng miệng.
- Việc bị mất một chiếc răng hàm sẽ gây ra biến chứng không tốt cho sức khỏe răng miệng, cụ thể như tiêu xương hàm, cơ mặt co lại với nhiều vết nhăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
Với những ảnh hưởng tiêu cực kể trên, chúng ta có thể thấy mất răng là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì thế khi bạn gặp những trường hợp sau cần nhanh chóng thực hiện trồng răng thẩm mỹ: Răng bị sâu nặng không thể bảo tồn và được chỉ định nhổ bỏ, răng bị sứt, mẻ, gãy, vỡ, răng ố vàng nặng,….
Các phương pháp trồng răng giả thẩm mỹ phổ biến
Nên trồng răng giả loại nào tốt là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay phương pháp trồng răng được chia thành 3 loại chính, cụ thể là làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp, cấy ghép Implant.
Mỗi phương pháp sẽ sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, vì thế để trả lời câu hỏi trồng răng giả loại nào tốt bạn đọc hãy theo dõi nội dung được trình bày dưới đây. Từ đó nắm rõ ưu – nhược điểm mỗi phương pháp và đưa ra quyết định chính xác.
Làm cầu răng sứ
Phương pháp làm cầu răng sứ được sử dụng nhằm phục hình một hoặc vài chiếc răng đã bị mất trên cùng cung hàm. Kỹ thuật này yêu cầu sử dụng ít nhất 2 mão sứ mắc cầu các răng. Khi thực hiện cách trồng răng giả dạng bắc cầu, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi 2 răng thật bên cạnh răng đã mất để làm trụ, tiếp đó gắn mão sứ lên trên. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng răng sứ giả gắn liền với 2 cầu răng để tạo nên độ vững chắc, đảm bảo ăn nhai tốt.
Ưu điểm:
- Trồng răng sứ bắc cầu có thể phục hồi 90% khả năng ăn nhai, vì thế người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái khi ăn uống.
- Tính thẩm mỹ cao, độ bền chắc tốt, thời gian sử dụng từ 7-10 năm, hoặc hơn tùy cơ địa mỗi người.
Nhược điểm:
- Phương pháp này yêu cầu mài cùi răng của 2 chiếc răng kế cận, dẫn đến tổn thương men răng và không thể phục hồi. Do đó khi thực hiện yêu cầu các răng kế cận răng đã mất phải khỏe mạnh, trường hợp men răng yếu sẽ khiến mão sứ gắn vào không chắc chắn, dễ vỡ.
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm trong thời gian sử dụng răng giả.
Hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp phục hình răng giả được ưu tiên sử dụng với đối tượng người cao tuổi. Hàm giả tháo lắp cũng có thể áp dụng với những trường hợp mất nhiều răng hoặc toàn hàm.
Chúng được thiết kế phù hợp với từng cung hàm và từng vị trí mất răng của mỗi người. Ưu và nhược điểm của phương pháp hàm giả tháo lắp như sau:
Ưu điểm:
- Giống như cái tên, phương pháp này có ưu điểm dễ dàng tháo lắp, thuận tiện trong quá trình vệ sinh.
- Hàm giả tháo lắp là phương pháp ít xâm lấn nhất trong các phương pháp phục hình răng. Theo đó hàm giả không tác động đến các tổ chức trong khoang miệng, bao gồm xương hàm, nướu, men răng. Vì thế hàm giả được chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn.
- Chi phí làm hàm giả tháo lắp khá rẻ, được coi là ít tốn kém nhất trong các phương pháp phục hình.
Nhược điểm:
- Sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm khi bị mất răng. Lâu dần tình trạng này sẽ khiến khuôn mặt nhanh lão hóa, chảy xệ, mất thẩm mỹ.
- Thời gian sử dụng hàm giả tháo lắp ngắn, chỉ khoảng 3-5 năm.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình nha khoa hiện đại và được đánh giá cao nhất hiện nay. Răng Implant được thiết kế giống như một chiếc răng thật với phần chân được cấy trực tiếp vào xương hàm, sau đó gắn mão sứ lên trên.
Phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong mọi trường hợp mất răng, từ một chiếc đến toàn hàm.
Ưu điểm:
- Do răng được trồng trực tiếp vào hàm, có gắn mão sứ lên trên nên vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại đáp ứng tốt khả năng ăn nhai.
- Ưu điểm nổi bật của cấy ghép Implant chính là ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi.
- Thời gian sử dụng cao, có thể vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
Nhược điểm:
- Kỹ thuật cấy ghép Implant thực hiện khá phức tạp và phải tác động đến xương hàm, mô mềm. Vì thế yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm.
- Với trẻ em dưới 17 tuổi không thể thực hiện phương pháp cấy ghép răng Implant.
- Người có vấn đề về tim mạch, tâm thần, máu khó đông, nghiện thuốc lá, tiểu đường nặng,… không nên thực hiện phương pháp trồng răng giả bằng Implant. Hoặc nếu thực hiện cần thăm khám kỹ càng, tránh những rủi ro nguy hiểm.
- Chi phí trồng răng Implant cao nhất trong các loại phục hình răng.
Quy trình trồng răng giả chuẩn xác và an toàn
Ở mỗi phương pháp sẽ có quy trình trồng răng giả không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp đều được thực hiện theo các bước chính như sau:
- Bước 1 – Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ trước khi tiến hành phục hình nha khoa sẽ thực hiện kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn. Chính xác nha sĩ sẽ kiểm tra mật độ xương, độ dày xương hàm, vị trí mất răng cần phục hình. Dựa trên kết quả thăm khám thu được nha sĩ sẽ tư vấn chính xác phương pháp trồng răng thích hợp, cũng như chi phí và thời gian thực hiện.
- Bước 2 – Điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có): Trường hợp trong quá trình khám nha sĩ phát hiện ra bệnh lý răng miệng, bạn sẽ được chỉ định điều trị trước khi tiến hành phục hình. Lúc này người bệnh cần nghiêm túc kết hợp với nha sĩ để các bước trồng răng về sau diễn ra hiệu quả. Với những trường hợp không có bệnh lý răng miệng, nha sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng trước khi phục hình.
- Bước 3 – Trồng răng giả: Thực hiện trồng răng là bước quan trọng, quyết định hiệu quả về sau. Vì thế ở bước này nha sĩ thực hiện phải có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.
- Bước 4 – Kiểm tra, đặt lịch khám: Sau khi hoàn tất quá trình phục hình, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để kiểm tra, xử lý tình trạng bất thường nếu có. Tiếp đó nha sĩ sẽ đặt lịch tái khám định kỳ, việc này giúp dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh bất thường trong quá trình trồng răng giả thẩm mỹ.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến phục hình nha khoa
Việc trồng răng thẩm mỹ mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh. Mặc dù vậy người bệnh vẫn còn nhiều thắc mắc, băn khoăn liên quan đến vấn đề phục hình nha khoa. Nội dung dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan này.
Trồng răng giả có đau không?
Mỗi phương pháp phục hình sẽ có cơ chế phục hồi và quy trình thực hiện khác nhau. Vì thế vấn đề đau nhức sau khi trồng răng sẽ có điểm khác biệt.
Đối với phục hình nha khoa bằng hàm giả tháo lắp, đây là phương pháp đơn giản nhất, không gây đau nhức cho người bệnh. Tùy vào cơ địa mỗi người bạn có thể cảm thấy đau nhức ê buốt nhẹ. Với phương pháp làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant, nha sĩ cần can thiệp vào răng, xương hàm, vì thế cảm giác đau nhức, khó chịu là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên để hạn chế cảm giác đau nhức, ê buốt, nha sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê nhằm giúp quá trình trồng răng diễn ra nhẹ nhàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, sau khi phục hình nha khoa, răng còn khá yếu, vì thế người bệnh nên hạn chế ăn nhai thực phẩm cứng, dai để giảm đau đớn.
Sau nhổ răng bao lâu thì được trồng răng giả?
Thời gian trồng răng giả sau khi nhổ răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như phương pháp bạn lựa chọn. Cụ thể như sau:
- Với phương pháp hàm giả tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ bạn cần thời gian từ 2-3 tuần sau khi nhổ răng mới bắt đầu thực hiện trồng răng. Vì ngay sau khi nhổ răng, phần xương ổ răng và mô mềm xung quanh chưa ổn định khiến việc phục hình gặp nhiều khó khăn, bạn cần thời gian để các bộ phận này hồi phục.
- Trường hợp người bệnh lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant, bệnh nhân cần nhiều thời gian để đợi hàm răng hồi phục sau nhổ răng, tiếp đó mới thực hiện trồng răng giả. Thời gian bạn cần đợi là từ 4-8 tuần. Tuy nhiên ở một số trường hợp xương hàm bệnh nhân tốt, khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, bác sĩ có thể chỉ định trồng ngay sau khi nhổ.
Cùng chủ đề:
Răng giả có đảm bảo chức năng ăn nhai?
Mất răng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống do lực nhai bị giảm sút. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến người bệnh chán ăn, việc không nạp đủ chất dinh dưỡng làm cơ thể yếu đi, suy nhược.
Các phương pháp phục hình nha khoa được coi là biện pháp “cứu cánh” hiệu quả, đảm bảo tốt chức năng ăn nhai cho người bệnh. Tuy nhiên mức độ ăn nhai của mỗi phương pháp sẽ có điểm khác biệt.
Cụ thể với hàm giả tháo lắp, chức năng ăn nhai chỉ khôi phục được khoảng 40% so với răng thật. Phương pháp làm cầu răng sứ sẽ giúp người bệnh đảm bảo chức năng ăn nhai khoảng 70-90%, tùy cơ địa mỗi người. Với phương pháp cấy ghép Implant, mức độ ăn nhai sẽ đạt được khoảng 100%, giống như một chiếc răng khỏe mạnh bình thường.
Vì thế nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn chi tiết, lựa chọn cách trồng răng phù hợp, đảm bảo tốt chức năng ăn nhai cũng như điều kiện kinh tế.
Trồng răng giả có gây hôi miệng không?
Trồng răng giả ở một số bệnh nhân có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Những nguyên nhân gây ra hôi miệng khi phục hình răng phải kể đến như:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến cho thức ăn thừa giắt trong kẽ răng, lâu ngày sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ. Những vi khuẩn này tích tụ và tiết ra độc tố khiến hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó ngửi.
- Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp dễ gây ra mùi hôi miệng. Nguyên nhân hàm giả tháo lắp không khít với nướu, sau một thời gian sử dụng có thể bị nong ra. Khoảng trống này tạo điều kiện cho thức ăn thừa bám vào, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng kém tạo nên mùi hôi miệng.
- Với phương pháp làm cầu răng sứ, trường hợp nha sĩ thực hiện không đảm bảo kỹ thuật có thể khiến mão sứ không khớp với cùi răng, thức ăn giắt vào và gây hôi miệng.
- Người bệnh thường xuyên ăn thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, hẹ,… cũng có thể là nguyên nhân khiến miệng bị hôi sau khi phục hình nha khoa. Với những trường hợp này nha sĩ khuyên bạn nên ăn kẹo cao su hoặc đánh răng để hơi thở luôn thơm mát.
Trồng răng giả sau bao lâu thì hồi phục?
Thời gian hồi phục của mỗi phương pháp trồng răng là khác nhau, cụ thể như sau:
- Làm cầu răng sứ: Thời gian thực hiện và hồi phục khi bạn trồng răng bằng cách làm cầu răng sứ là khoảng một vài tuần. Sau thời gian này bạn có thể ăn nhai như bình thường.
- Hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp đơn giản, vì thế người bệnh chỉ mất khoảng 2-4 ngày để trồng răng. Sau khi có cung hàm, người bệnh sử dụng để ăn uống như bình thường.
- Trồng răng Implant: Đây là phương pháp hiện đại, tuy nhiên cần xâm lấn đến xương hàm, vì thế người bệnh cần 4 tuần để thực hiện trồng răng hoặc lâu nhất là 9 tháng.
Thời gian hồi phục răng sau khi trồng nhanh hoặc chậm còn phụ thuộc vào quy trình thực hiện cũng như cách chăm sóc của người bệnh. Nếu thực hiện đúng cách, chăm sóc tốt, quá trình hồi phục của răng sẽ được rút ngắn hơn so với bình thường.
Chi phí trồng răng thẩm mỹ
Các phương pháp trồng răng sẽ có những ưu và nhược điểm, quy trình thực hiện riêng. Vì thế chi phí bạn phải trả cho một lần trồng răng giả là khác nhau. Giá tham khảo phục hình răng với mỗi phương pháp như sau:
- Hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp có chi phí rẻ nhất, chỉ khoảng 300.000 – 500.000 đồng/răng.
- Làm cầu răng sứ: Giá khoảng 1.000.000 – 7.000.000 đồng/răng.
- Trồng răng Implant: Chi phí cao khoảng 16.000.000 – 33.000.000 đồng/răng.
Để đảm bảo việc phục hình răng diễn ra an toàn và hiệu quả bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, quyết định xem nên trồng răng giả loại nào tốt, phù hợp kinh tế. Ngoài ra bạn cần lưu ý trong khâu lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Gợi ý một số địa chỉ trồng răng giả uy tín, an toàn
Hiện nay số lượng nha khoa mọc lên ngày càng nhiều, điều này khiến người bệnh băn khoăn trong việc tìm kiếm địa chỉ uy tín để trồng răng. Vì thế trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn nha khoa, bạn cần nhớ một số điều sau:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa đã được cấp giấy phép thực hiện trồng răng giả.
- Nha khoa phải có đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và phục hình răng.
- Cơ sở vật chất của nha khoa đầy đủ, hiện đại, đảm bảo vệ sinh, vô trùng đúng quy định của Bộ Y tế.
- Các thủ tục thăm khám cũng như thực hiện trồng răng cần diễn ra đúng chuẩn, nhanh chóng, không làm mất nhiều thời gian của khách hàng.
- Chế độ bảo hành sau khi trồng răng được cam kết rõ ràng.
Dưới đây là một số địa chỉ nha khoa uy tín, có tiếng trong lĩnh vực trồng răng thẩm mỹ bạn đọc có thể tham khảo:
- Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội: Đây là địa chỉ chuyên về răng hàm mặt nổi tiếng tại khu vực Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành vì thế bạn có thể yên tâm trong suốt quá trình thực hiện trồng răng. Bệnh viện có địa chỉ tại số 40 Tràng Thi, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline bệnh viện 02438269722.
- Bệnh viện Thu Cúc: Đây là bệnh viện tư nhân có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao. Khi đến đây thăm khám bạn sẽ được nhân viên tận tình đón tiếp, thăm khám trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành, đảm bảo quá trình khôi phục răng diễn ra tốt nhất. Bệnh viện có địa chỉ tại số 286 Thụy Khuê, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Hotline bệnh viện 0936 388 288.
- Vidental: ViDental có tên đầy đủ là Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha Khoa Việt Nam. Đây là đơn vị chuyên nghiên cứu các công nghệ nha khoa mới trên thế giới, áp dụng chúng trong quá trình điều trị để cho ra hiệu quả cao nhất. Vì thế nếu bạn vẫn đang băn khoăn về địa chỉ trồng răng giá rẻ, uy tín chất lượng có thể tham khảo ViDental. Liên hệ với nha khoa thông qua website https://vidental.vn/ hoặc fanpage https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam/.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh: Đây là cơ sở chuyên khoa đầu ngành về răng hàm mặt tại khu vực Sài Gòn. Hiện nay bệnh viện đang triển khai dịch vụ trồng răng giả cho các bệnh nhân có nhu cầu. Việc điều trị với các bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp bạn hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Địa chỉ bệnh viện tại số 263 Trần Hưng Đạo, thuộc phường Cô Giang, quận 1, TPHCM. Hotline bệnh viện là 028 3836 0191.
- Bệnh viện Đà Nẵng: Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện là địa chỉ uy tín trong thực hiện trồng răng cho người dân các tỉnh thành miền Trung. Với lực lượng bác sĩ giỏi cùng máy móc hiện đại, việc thăm khám và điều trị mất răng sẽ diễn ra an toàn, hiệu quả. Địa chỉ bệnh viện tại số 124 Hải Phòng, Thạch Thang, thuộc quận Hải Châu, Đà Nẵng. Điện thoại liên hệ bệnh viện 0236 3821 118.
Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà sau khi trồng răng
Việc chăm sóc răng miệng tại nhà đóng vai trò quan trọng, quyết định một phần thành công của ca trồng răng thẩm mỹ. Vì thế sau khi trồng răng giả bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong cách chăm sóc tại nhà:
- Sau khi trồng răng, tùy cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt, đau nhức khác nhau. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà sử dụng.
- Trường hợp bạn trồng răng Implant có thể chườm đá để giảm sưng, tụ máu trong một vài ngày đầu.
- Hạn chế vận động mạnh sau khi mới cấy ghép trụ Implant vào xương hàm. Việc này có thể khiến trụ Implant lung lay, rời khỏi xương hàm.
- Không hút thuốc lá trong khoảng 2-4 tuần sau khi trồng răng. Bởi khí Cacbon Monoxide khi đi vào máu có thể làm giảm dưỡng khí có sẵn để nuôi các mô xung quanh phần răng mới trồng. Với phương pháp cấy ghép Implant, rít thuốc lá có thể làm vỡ các cục máu đông chỗ cắm vít gây chảy máu, nhiễm trùng.
- Tránh va chạm trực tiếp đến khu vực mới trồng răng. Theo đó bạn không nên dùng tăm xỉa răng hoặc lấy ngón tay chạm vào khu vực mới phục hình răng.
- Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau khi đánh răng và ăn uống. Việc này giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh lý về răng, ảnh hưởng thời gian hồi phục.
- Đánh răng bình thường với bàn chải lông mềm, đầu nhọn. Bên cạnh đó người bệnh nên đánh răng theo chiều xoay tròn hoặc chiều dọc. Đồng thời sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, hạn chế thức ăn thừa gây hôi miệng.
- Người bệnh sau khi trồng răng nên ăn những thực phẩm mềm, dạng lỏng dễ nhai nuốt. Việc này sẽ giúp hạn chế tác động lên răng mới trồng, người bệnh không cảm thấy đau nhức hay ê buốt.
- Các thực phẩm nên kiêng khi phục hình răng như thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, dai, cứng, quá dẻo, quá ngọt, bia, rượu, trà, cà phê,…
- Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
Trồng răng giả là phương pháp giúp người bệnh khôi phục răng đã mất một cách hiệu quả, đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ. Các phương pháp trồng răng giả sẽ phù hợp với từng đối tượng, bạn nên đến nha khoa, gặp bác sĩ để thăm khám và nghe tư vấn chi tiết.
Bạn nên biết:
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!