Viêm nha chu là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp điều trị

5/5 - (5 bình chọn)

Trong số những bệnh lý về răng miệng có mức độ biến chứng nguy hiểm nhất, dễ gặp tình trạng mất răng ở người trưởng thành chắc chắn phải kể đến chính là bệnh viêm nha chu. Nguyên nhân của căn bệnh này được xét trên nhiều phương diện từ những tác động bên ngoài, thói quen sinh hoạt, ăn uống của mỗi người,… Nhưng dù là do đâu cũng cần sớm được thăm khám và điều trị để tránh những hệ quả không mong muốn về sau. 

Viêm nha chu là gì và các giai đoạn của bệnh

Trước khi đi vào cụ thể thông tin viêm nha chu là bệnh gì thì mọi người cần biết về nha chu là cơ quan nào? Nha chu chính là một tổ chức mà chúng ta có thể nhìn thấy ở xung quanh chân răng, làm nhiệm vụ chống đỡ và giúp răng trở nên vững chắc hơn. Tổ chức này bao gồm: Nướu răng, các dây chằng, xương ổ răng, lợi và gai lợi.

Theo đó, để giúp răng vững chắc trên cung hàm cần một sự liên kết của các bộ phận trong nha chu. Cụ thể, phần nướu răng sẽ ôm lát lấy răng để bảo vệ các mô nhạy cảm, đồng thời cũng ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào đây. Trong khi xương ổ răng và dây chằng nối lại với nhau làm nhiệm vụ giữ chắc chắn cho chân răng để răng không bị gãy và rụng mất.

Bệnh nhân bị viêm nha chu
Bệnh nhân bị viêm nha chu

Vậy bị viêm nha chu là gì? Đó là tình trạng các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm, tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, mảng bám khiến nướu bị tách khỏi chân răng. Tạo điều kiện cho chúng di chuyển xuống cấu trúc bên dưới và ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức nha chu. Viêm nha chu lâu ngày không có hướng điều trị cụ thể chính là nguyên nhân của tình trạng mất răng trưởng thành vĩnh viễn.

Tiếng anh của căn bệnh này được gọi là Periodontitis. Theo khảo sát nhiều năm trở lại đây không chỉ tại Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới, bệnh viêm nha chu đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng và xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người cao tuổi. Và nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất phải kể đến như:

  • Người không có thói quen vệ sinh răng: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không thường xuyên được xem là nguyên nhân hàng đầu để tạo môi trường cho vi khuẩn lưu trú và sinh bệnh tại tổ chức nha chu.
  • Người hay dùng những loại đồ ăn ngọt, nhiều tinh bột: Người thường xuyên sử dụng nhóm thức ăn này dễ mắc các bệnh lý về răng miệng trong đó có viêm nha chu.
  • Người sử dụng nhiều rượu bia: Những đối tượng này thường là dân văn phòng, thường xuyên tiếp khách sử dụng nhiều rượu bia.
  • Người lạm dụng thuốc Tây: Tác dụng phụ lớn nhất của Tây y chính là ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng hình thành nên bệnh viêm nha chu bệnh học, viêm nướu, sâu răng,…
  • Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố cũng khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào tổ chức nha chu.
  • Người đang mắc bệnh lý về răng miệng: Những người đang bị viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nha chu.
  • Người bị tiểu đường: Lượng đường trong máu và nước bọt của người bị tiểu đường vốn cao hơn người bình thường, tạo điều kiện môi trường sống tốt nhất cho vi khuẩn phát triển và sinh bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau

Bệnh lý viêm nha chu phát triển theo 4 giai đoạn chính mà mọi người cần biết như sau:

  • Giai đoạn 1 – Tạo vôi răng: Đây là giai đoạn đầu hay còn gọi là thời kỳ khởi phát của bệnh. Lúc này vi khuẩn mới tích tụ lại ở chân răng phần lợi liền kề với răng. Chúng hình thành nên vôi răng, người bệnh cũng khó để nhận biết có phải bị viêm nha chu hay không, nếu không đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ. Ở giai đoạn này, nếu lấy vôi răng thì sẽ không ảnh hưởng hay gây biến chứng nguy hiểm gì.
  • Giai đoạn 2 – Viêm nhiễm: Khi bước đến giai đoạn này tình trạng bệnh đã có bước phát triển nhanh hơn. Vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên vùng viêm nhiễm, nướu lợi bị kích thích sưng phồng và dần trở nên nhạy cảm hơn, thậm chí là chảy máu khi có tác động mạnh từ bên ngoài như ăn uống, xỉa, đánh răng.
  • Giai đoạn 3 – Hình thành nên các túi nha chu: Lúc này các túi nha chu đã hình thành và bị sưng phồng lên màu đỏ đậm, nhiều trường hợp còn bị mưng mủ ở bên trong. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy nhiều triệu chứng điển hình, hơi thở có mùi, ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Giai đoạn 4 – Răng bị phá hủy: Đây chính là giai đoạn nghiêm trọng nhất và dễ xuất hiện biến chứng mất răng trưởng thành vĩnh viễn. Các ổ viêm nhiễm ngày càng nặng nề khiến vi khuẩn tấn công vào xương ổ răng, đi vào tủy răng, xuất hiện tình trạng tụt lợi, có khoảng cách giữa răng và lợi. Lúc này răng không được bảo vệ, không còn bám chắc trên cung hàm, dần lỏng lẻo và rụng đi khi vô tình có tác động mạnh từ bên ngoài.

Nguyên nhân viêm nha chu và biểu hiện bệnh lý

Đến đây, những thông tin đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh nha chu là như thế nào, vậy nguyên nhân và dấu hiệu khi bị bệnh sẽ ra sao? Dưới đây là những thông tin chi tiết và cụ thể.

Nguyên nhân

Các nghiên cứu y khoa về bệnh lý viêm nha chu đã chứng minh có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm nhiễm này. Nhưng nhìn chung, chúng phần lớn được xuất phát từ chính người bệnh, những thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Cụ thể như sau:

  • Chế độ vệ sinh răng miệng kém: 

Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày sao cho thật khoa học và đúng cách là vấn đề mà mọi người cần đặc biệt quan tâm. Bởi đây chính nguyên nhân gây nên hầu hết các bệnh lý về răng miệng hàng đầu hiện nay.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều loại thực phẩm, khi cắn, nhai sẽ tạo thành những vụn thức ăn giắt lại kẽ răng. Khi đó, nếu không vệ sinh răng miệng để loại bỏ chúng ra khỏi miệng, thì thức ăn thừa sẽ nhanh chóng bị phân hủy hình thành nên vi khuẩn và trú ngụ lại các kẽ răng. Sau một thời gian, tác động vào lợi và gây nên bệnh viêm nha chu.

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân trực tiếp gây nên
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân trực tiếp gây nên
  • Nam giới hút thuốc lá: 

Hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe con người mà còn là nguyên nhân gây nên bệnh viêm nha chu. Trong khói thuốc có hàm lượng nicotin và nhiều dược chất khác có thể tấn công vào răng miệng hình thành nên cao răng, vôi răng. Và nếu bệnh nhân không đi thăm khám, vệ sinh răng miệng định kỳ sẽ khiến cho những mảng bám này hình thành và xâm nhập vào lợi.

  • Không lấy cao răng định kỳ:

Như trong phần 4 giai đoạn của bệnh viêm nha chu có đề cập ở bên trên, theo đó khi xuất hiện cao răng chính là lúc người bệnh đang ở giai đoạn đầu, khởi phát của bệnh lý. Nếu việc thăm khám định kỳ được diễn ra những yếu tố nguy cơ như cao răng và vôi răng được loại bỏ sạch sẽ tạo môi trường tốt nhất cho khoang miệng.

  • Lạm dụng thuốc Tây: 

Thuốc Tây là một trong những thành quả sáng tạo tuyệt vời của nhân loại dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau, tiện lợi trong việc sử dụng. Thế nhưng thuốc Tây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý cho người dùng. Cụ thể việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chống sưng,… làm mất cân bằng môi trường miệng. Điều này dẫn đến tình trạng lợi không được cấp đủ nước, gây khô miệng và tạo điều kiện cho môi trường hoạt động cho vi khuẩn mạnh mẽ hơn.

Trên đây chỉ là những nguyên nhân chính, nhưng bệnh lý viêm nha chu còn bắt nguồn từ một số những yếu tố khác như: Người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm, người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, phụ nữ đang mang thai, người bị tiểu đường, yếu tố tuổi tác, chế độ ăn uống không khoa học,….

Triệu chứng viêm nha chu

Dấu hiệu bị viêm nha chu cũng khá dễ để nhận biết, nếu ở những vị trí nổi bật, phần mặt ngoài của răng thì có thể quan sát được qua gương. Nhưng nếu ở trong hàm thì cũng có thể nhận biết thông qua những biểu hiện sau:

  • Lợi bị sưng phồng và dễ bị chảy máu hơn khi ăn, nhai cắn hay ngay cả khi sử dụng nha khoa.
  • Khi ấn vào phần lợi thấy mọng, đau nhức thậm chí là chảy máu.
  • Hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu.
  • Khoảng cách giữa các chiếc răng dần có sự thay đổi, răng thưa hơn, có thể nhìn thấy chân răng do lợi bị tụt xuống.
  • Nhiều trường hợp bị nặng, người bệnh có thể thấy xuất hiện mủ ở nướu răng và các túi nha chu.
  • Việc nhai, cắn thức ăn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do răng lung lay hơn.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng sẽ gặp các dấu hiệu viêm nha chu giống nhau, do bệnh còn phát triển theo từng cấp độ từ nhẹ đến nặng. Ở những bệnh nhân vào thời kỳ đầu các triệu chứng còn không rõ ràng. Chỉ đến khi phát triển nặng nề hơn, gây ra những tổn thương nhất định, mới thấy những biểu hiện viêm nha chu một cách cụ thể nhất.

Lợi sưng, viêm phồng kèm triệu chứng đau nhức
Lợi sưng, viêm phồng kèm triệu chứng đau nhức

Bị bệnh viêm nha chu có gây nguy hiểm hay không? Có chữa được không?

Là bệnh lý phổ biến hiện nay, nhưng vấn đề bệnh viêm nha chu có nguy hiểm hay không, có điều trị được khỏi hay không và mất thời gian bao lâu là vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ. Trên thực tế nếu xét về mức độ nguy hiểm đến thì viêm nha chu sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý này lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, ăn uống hằng ngày và cả tính thẩm mỹ. Cụ thể một số những hệ quả mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Viêm lợi – đau răng: 

Do lợi là một phần của tổ chức nha chu, nên khi khi các mô nha chu bị ảnh hưởng, viêm nhiễm cũng khiến cho lợi bị sưng đau. Lợi bị sưng sẽ gây khó khăn cho việc nhai cắn thức ăn, vệ sinh răng miệng dễ bị chảy máu. Thêm vào đó, cơn đau, buốt âm ỉ khiến người bệnh không muốn ăn, chán ăn, khiến cơ thể bị sụt cân. Thêm vào đó, cơn đau đớn từ việc lợi bị sưng viêm sẽ rất khó chịu, chúng đau âm ỉ, kéo dài cả ngày đặc biệt là vào ban đêm tác động đến giấc ngủ. Nếu là trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, bỏ bữa, sụt cân nhanh chóng.

  • Hôi miệng: 

Một trong những hệ quả vừa là biểu hiện vừa là biến chứng chính là tình trạng hôi miệng. Người bị hôi miệng sẽ rất ngại trong việc giao tiếp, nói chuyện với mọi người xung quanh.

  • Mất răng:

Biến chứng nguy hiểm nhất khi bị bệnh lý viêm nha chu chính là răng dần bị lung lay và dẫn đến hiện tượng mất răng trưởng thành vĩnh viễn. Nguyên nhân là do khi vi khuẩn xâm chiếm vào các mô nha chu, khiến lợi bị tụt xuống không còn ôm sát chân răng như lúc còn khỏe mạnh. Giữa răng và lợi xuất hiện khoảng cách dần khiến chúng bị lung lay và khi gặp tác động mạnh từ bên ngoài có thể gây hiện tượng mất răng.

Bệnh viêm nha chu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mất răng
Bệnh viêm nha chu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mất răng
  • Viêm nha chu hoại tử răng:

Biến chứng này không thường xuyên gặp ở những bệnh nhân. Tuy nhiên ít phổ biến nhưng không phải là không có và khi xuất hiện tình trạng răng miệng đang đứng ở mức cảnh báo nghiêm trọng. Hoại tử răng có thể gây nên rất nhiều biến chứng khác nhau, trực tiếp tác động đến sức khỏe và hệ thống miễn dịch của con người.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe:

Viêm nha chu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nói chung và là nguồn cơn của nhiều vấn đề bệnh lý khác. Điển hình viêm nha chu sẽ gây đau đớn, sưng và nhức buốt kéo dài, ảnh hưởng đến hệ khớp thái dương hàm. Những trường hợp nặng vi khuẩn có thể nhiễm trùng vào đường máu lúc này việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn.

Những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, viêm nha chu có thể gây sinh non, di truyền bệnh cho con cái nếu nhiễm trùng vào đường máu, con sinh thiếu tháng,… Ở người bị tiểu đường thì bệnh lại càng nghiêm trọng hơn; Ở nam giới có thể suy giảm ham muốn tình dục,…

Chẩn đoán và hướng điều trị bệnh viêm nha chu là gì?

Để biết được cách điều trị bệnh viêm nha chu phù hợp cho từng giai đoạn và từng đối tượng khác nhau, việc thăm khám và chẩn đoán ban đầu đặc biệt quan trọng. Cụ thể những thông tin chi tiết như sau:

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý viêm nha chu sẽ được thực hiện qua hai công đoạn là trao đổi với bệnh nhân và thăm khám bằng những dụng cụ chuyên khoa. Đầu tiên bệnh nhân sẽ được trao đổi với bác sĩ về những dấu hiệu gần đây bản thân đang gặp phải. Với cách này sẽ giúp bác sĩ hiểu sơ bộ về tình trạng hiện tại của bệnh nhân và bước đầu chẩn đoán.

Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa để kiểm tra rõ hơn vùng răng lợi đang gặp vấn đề. Một vài trường hợp sẽ được chỉ định chụp X-quang để kiểm tra cấu trúc xương ổ răng và biết được mức độ viêm nhiêm đã lan rộng đến vị trí nào. Ngoài ra xét nghiệm máu để biết vi khuẩn đã xâm nhập vào đường máu hay chưa để có cách điều trị phù hợp nhất.

Dựa trên những kết quả từ hình thức xét nghiệm, chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ nghiêm trọng, xác định được nguyên nhân của bệnh cũng như bệnh đang tiến triển đến giai đoạn nào. Từ đó, đưa ra được cách chữa viêm nha chu hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

Bệnh nhân cần sớm đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời
Bệnh nhân cần sớm đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời

Điều trị chuyên sâu bằng Tây y

Tây y là hình thức điều trị chuyên khoa được áp dụng trong hầu hết các vấn đề về răng miệng và trong đó có viêm nha chu. Phương pháp này sẽ nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng, điều trị tận gốc các vấn đề của bệnh, căn nguyên và phòng tránh tái phát. Và để áp dụng được Tây y người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để họ đánh giá chính xác tình trạng hiện tại và có phác đồ điều trị riêng biệt cho từng người. Theo đó, Tây y được chia thành dùng thuốc, điều trị không phẫu thuật và điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa.

Dùng thuốc

Hình thức được áp dụng cho phần lớn bệnh nhân dựa trên thiên hướng bảo tồn răng và hạn chế tối đa xâm lấn. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm tại chỗ và phòng chống lây lan. Lưu ý không tự ý thay đổi liều lượng bởi thuốc Tây y rất nguy hiểm có thể xảy ra tác dụng phụ ngay khi quá liều. Những loại thuốc chính gồm:

  • Dung dịch súc miệng: Hlorhexidin, hexetidin, chlorin dioxide.  zin gluconat, … là những loại được kê nhiều nhất hiện nay để loại bỏ mảng bám và phòng tránh vi khuẩn phát triển.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc Paracetamol, aspirin,.. sẽ được kê cho bệnh nhân để giảm nhanh các cơn đau ở ổ viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng sinh: Beta-lactam, macrolid,… nhanh chóng hỗ trợ cơ thể loại bỏ vi khuẩn ở răng miệng.
  • Thuốc kháng viêm: Một vài trường hợp cũng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm như non-steroid và corticosteroid để giảm sưng, viêm, phục hồi chức năng răng miệng hiệu quả nhất.

Điều trị can thiệp ít xâm lấn

Trong quá trình sử dụng kháng sinh, bệnh nhân sẽ được nha sĩ chỉ định thêm hình thức điều trị can thiệp ít xâm lấn để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng khi tình trạng viêm nhiễm chưa quá nặng và vẫn ở giai đoạn đầu.

  • Lấy cao răng: Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa để loại bỏ cao răng, mảng bám ở chân răng làm sạch bề mặt và nướu. Việc này còn làm mất đi môi trường của vi khuẩn tạo điều kiện tiến tới tiêu diệt chúng.
  • Chà xát chân răng: Hình thức này để làm sạch toàn bộ bề mặt của răng, ngăn cản quá trình tích tụ cao răng và mảng bám qua những hoạt động ăn uống hằng ngày.
Một số thủ thuật nha khoa không xâm lấn
Một số thủ thuật nha khoa không xâm lấn

Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa

Hình thức điều trị chuyên khoa này chỉ áp dụng khi tình trạng viêm nha ngày càng trở nên trầm trọng, các ổ viêm nhiễm nặng nề hơn, gây biến chứng và tấn công những vị trí răng miệng xung quanh. Theo đó, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp phẫu thuật thoại khoa xâm lấn phức tạp như sau:

  • Phẫu thuật Flap: Nha sĩ sẽ thực hiện rạch nướu răng để lộ một phần chân răng sau đó tiến hành cạo vôi được tận gốc, đồng thời hút dịch và những ổ viêm nhiễm ra ngoài.
  • Ghép mô mềm: Khi tình trạng viêm nhiễm của người bệnh bị ảnh hưởng đến cấu trúc mô mềm xung quanh, nha sĩ sẽ tiến hành lấy mô tự thân từ vòm miệng để ghép vào vị trí nha chu. Đồng thời phần mô ở nha chu bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ ra ngoài.
  • Tái tạo mô nướu: Nha sĩ thực hiện đặt một mẩu vải dùng trong y tế nha khoa vào xương răng của người bệnh. Đây là cách để men răng mọc lại một cách tự nhiên với trường hợp tình trạng viêm nhiễm đã phá hủy các mô nướu ở đây.
  • Phẫu thuật ghép men răng: Trường hợp bệnh nhân bị hỏng men răng sẽ được chỉ định ghép men răng. Phần men răng được lấy từ tự thân hoặc xương răng hiến tặng để đảm bảo chức năng chắc khỏe. Thủ thuật sẽ điều trị thành công bệnh viêm nha chu và phục hồi cấu trúc, chức năng như ban đầu.
Phẫu thuật nha khoa áp dụng cho những người bị nặng
Phẫu thuật nha khoa áp dụng cho những người bị nặng

Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh tại nhà

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều những mẹo dân gian được áp dụng để điều trị bệnh lý viêm nha chu tại nhà. Về cơ bản, mẹo này sẽ không trị được bệnh tận gốc nhưng có thể thuyên giảm triệu chứng, giảm sưng đau và phòng tránh viêm nhiễm lan rộng.

Một số mẹo dân gian nổi tiếng chuyên dụng điều trị bệnh lý nha chu được áp dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến như:

  • Cây lược vàng: Trong dược liệu thuốc Nam này có một lượng lớn các chất được xem là kháng sinh tự nhiên như: Quercetin, Kaempferol, Steroid,… có thể kháng khuẩn, chống sưng viêm lợi rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần đun nước nước sắc từ cây lược vàng lên và ngậm mỗi ngày từ 3 – 5 lần là được.
  • Gừng tươi: Gừng hay còn gọi là sinh khương là dược liệu quan trọng trong Đông y có vị cay, tính ấm. Hàm lượng shogaol, gingerol, paradol,… trong gừng rất cao có thể chống viêm nhiễm lan rộng và giảm đau ở các mô nha chu bị vi khuẩn tấn công. Uống nước trà hãm từ gừng cùng vài hạt muối chính là cách điều trị tại nhà hiệu quả nhất.
  • Cây cỏ mực: Trong Đông y loại cây này có tác dụng cầm máu, giải độc và tiêu viêm rất tốt. Ngoài ra hàm lượng chất kháng viêm, chống sưng của cây cỏ mực cũng được đánh giá rất cao. Người dùng chỉ cần lấy một ít nước cốt chắt từ cây cỏ mực cùng 1 ít mật ong, chấm dung dịch này lên vị trí bị viêm nha chu ngày 3 – 4 lần.
  • Dùng chanh tươi: Trong chanh có nhiều vitamin C và acid có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng rất an toàn và lành tính. Đặc biệt khi chanh lại được kết hợp cùng muối sẽ tạo thành một hỗn hợp diệt khuẩn vô cùng tuyệt vời.
Bài thuốc từ mẹo dân gian thuyên giảm triệu chứng
Bài thuốc từ mẹo dân gian thuyên giảm triệu chứng

Đông y chữa viêm nha chu hiệu quả

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc dùng để điều trị bệnh lý viêm nha chu an toàn, hiệu quả và lành tính. Ưu điểm của hình thức này chính là nguyên liệu được lấy từ những thành phần thiên nhiên, không có tác dụng phụ và không gây biến chứng cho người dùng. Theo đó, một số các bài thuốc nổi tiếng chữa viêm nha chu được áp dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến như:

Bài thuốc 1: Bài thuốc được áp dụng cho thể cấp tính khi có dấu hiệu chân răng sưng đỏ, sưng đau kèm theo tình trạng sốt cao.

  • Thành phần: Ngưu bàng tử, bồ công anh, gai bồ kết, kim ngân hoa, hạ khô thảo, bạc hà.
  • Cách dùng: Các dược liệu được làm sạch và cho vào ấm, sắc cùng 3 bát nước trên lửa nhỏ rồi lấy một bát nước cốt, uống ngay khi còn ấm để có hiệu quả nhất.

Bài thuốc 2: Ứng dụng cho thể mãn tính khi chân răng xuất hiện mủ trắng, răng lung lay, miệng có mùi hôi nặng nề.

  • Thành phần: Sinh địa, câu kỷ tử, thăng ma, huyền sâm, sa sâm, thạch hộc, bạch thược, kim ngân hoa và bạch trúc.
  • Cách dùng: Chuẩn bị dược liệu với liều lượng vừa đủ, rửa sạch lại với nước. Sau đó, cho thảo dược vào ấm để sắc cùng 700ml nước. Khi lượng nước còn lại 1/3 thì chắt ra bát để uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Khi tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn, xuất hiện biến chứng và răng dần cho triệu chứng lung lay, không còn thực hiện được chức năng nhai cắn như bình thường có thể áp dụng bài thuốc.

  • Thành phần: Thục địa, sơn thù, hoài sơn, bạch thược, thăng ma, câu kỷ tử.
  • Cách dùng: Thảo dược được chuẩn bị và cho vào ấm sắc cùng nước lọc theo tỷ lệ 3 bát nước lấy 1 bát cốt. Nước thu được cần uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đông y hiệu quả tốt, lành tính
Đông y hiệu quả tốt, lành tính

Biện pháp phòng ngừa bệnh nha chu hiệu quả nhất

Viêm nha chu không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày và cuộc sống sinh hoạt của con người. Do đó cách tốt nhất là chúng ta hãy cố cho mình những biện pháp để phòng tránh bệnh lý. Cụ thể như sau:

  • Có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, khoa học nhất hằng ngày. Chúng ta nên kiên trì đánh răng 2 – 3 lần một ngày sau những bữa ăn. Trước đó nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám thức ăn thừa đặt lại ở các kẽ. Sau khi đánh răng dùng lại nước súc miệng để sát khuẩn thêm một lần nữa.
  • Nên loại bỏ những thói quen không tốt trong cuộc sống hằng ngày bao gồm hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, gây tổn thương răng miệng nói chung.
  • Thường xuyên lấy cao răng định kỳ và thăm khám răng miệng để bác sĩ sớm phát hiện những biểu hiện bất thường ở răng miệng.
  • Chúng ta nên xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ. Hạn chế những loại thực phẩm không tốt, gây hại cho men răng, thay vào đó là những loại đồ ăn giàu vitamin, dưỡng chất, khoáng chất tốt sức khỏe. Việc làm này sẽ giúp tăng sức đề kháng nói chung để phòng tránh nhiều căn bệnh khác nhau.
  • Trong trường hợp đang điều trị bệnh cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc và hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc cũng cách chăm sóc tại nhà để nhanh chóng thuyên giảm bệnh và tiến tới khỏi hoàn toàn.
Cần có biện pháp phòng tránh bệnh viêm nha chu trong cuộc sống
Cần có biện pháp phòng tránh bệnh viêm nha chu trong cuộc sống

Khám, chữa bệnh lý về răng miệng ở đâu uy tín, chất lượng

Hiện nay, bệnh viện tư nhân, công lập hay các phòng khám nha khoa xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu thăm khám răng miệng của bệnh nhân. Theo đó, một số những địa chỉ nổi tiếng nhất, được đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ phải kể đến như sau:

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Là một trong những bệnh viện đa khoa hạng nhất được nhiều người đánh giá cao cả về chất lượng, dịch vụ và đội ngũ y bác sĩ. Địa chỉ bệnh viện tại số 11 đường Trần Hưng Đạo và số điện thoại liên hệ trước: 024 6278 4129.
  • Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương: Đây là bệnh viện tuyến trung ương được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay. Bệnh nhân có thể địa chỉ tại số 40 đường Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm thủ đô Hà Nội – Số điện thoại: 0243 928 5172.
  • Bệnh viện Quân đội 103: Khám tại khoa răng miệng ở số 261 đường Phùng Hưng, Quận Hà đông của thủ đô Hà Nội. Bệnh viện mỗi ngày đón hàng trăm nghìn lượt thăm khám trong và ngoài giờ chuyên môn. Kỹ thuật và hệ thống cơ sở vật chất ở đây được đánh giá rất cao đáp ứng được mọi nhu cầu của bệnh nhân. Số điện thoại liên hệ đặt lịch:  0967/811.616.
  • Bệnh viện răng hàm mặt trung ương TP HCM: Tại Hồ Chí Minh thì địa chỉ nổi tiếng nhất chuyên khoa răng chính là bệnh viện răng hàm mặt trung ương TP HCM có địa chỉ tại số 201A đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5. Bệnh viện được thành lập lâu với truyền thống và kinh nghiệm cao cộng thêm liên tục được cải tiến kỹ thuật cùng nâng cao chuyên môn của bác sĩ. Chắc chắn đến đây, mọi vấn đề của người bệnh đều có thể được giải quyết. Hotline liên hệ trước: 028 3855 6732.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh lý viêm nha chu. Hi vọng điều này đã giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để phòng tránh và điều trị trong cuộc sống hằng ngày.

ArrayArray
5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *