Viêm lợi: Nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

5/5 - (6 bình chọn)

Trong số những bệnh lý về răng miệng hiện nay thì viêm lợi chiếm đa số. Những người bị căn bệnh này rất dễ bị biến chứng sang bệnh khác trong khoang miệng, nếu không được phát hiện sớm và có hướng điều trị cụ thể. Thêm vào đó, tình trạng viêm nhiễm ở lợi còn ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ, cản trở mọi hoạt động sinh hoạt ăn uống của người bệnh. Và để hiểu hơn, phòng tránh và biết cách điều trị, những thông tin trong bài viết dưới sẽ rất hữu ích. 

Viêm lợi là gì? Các giai đoạn của bệnh

Lợi hay còn gọi là nướu là phần màu hồng bao quanh xương ổ răng và chân răng, giúp giữ kín khoảng cách không cho vi khuẩn hoặc bất cứ tác nhân nào xâm nhập vào bên trong. Lợi là yếu tố cấu thành tạo nên mô nha chu, giúp răng có thể đứng vững trên cung hàm và giúp răng tránh khỏi những thương tổn hiệu quả nhất. Lợi càng khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt, không sưng. Nhưng khi lợi có vấn đề thì sẽ chuyển thành màu cam hoặc hồng đậm, báo hiệu sức khỏe bạn đang có vấn đề cần được điều trị.

Viêm lợi là bệnh lý về răng miệng tương đối phổ biến hiện nay
Viêm lợi là bệnh lý về răng miệng tương đối phổ biến hiện nay

Theo đó, bệnh viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu (tên tiếng anh là Gingivitis), là tình trạng vùng lợi bị sưng, viêm nhiễm, kích ứng do một nguyên nhân nào đó có thể là do mảng bám, vi khuẩn tấn công vào bên trong. Bệnh lý này rất dễ gặp trong cuộc sống nhưng lại rất dễ khiến mọi người chủ quan và xem nhẹ. Dẫn đến tình trạng lợi ngày càng bị tổn thương và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng.

Viêm lợi được phát triển theo hai giai đoạn để nhận biết. Cụ thể như sau:

  • Viêm lợi cục bộ: 

Là giai đoạn khởi đầu hay mới khởi phát bệnh, các triệu chứng chưa rõ ràng, chưa gây đau đớn cho bệnh nhân. Lúc này nếu vị trí lợi bị viêm ở răng phía trước có thể quan sát được, người bệnh sẽ thấy lợi sưng đỏ và có máu chảy ra khi đánh răng hoặc cắn thức ăn. Tuy nhiên lúc này tình trạng viêm lợi chưa quá nặng nề chưa ảnh hưởng đến cấu trúc quanh răng, hay xương ổ răng. Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, không tốn nhiều chi phí.

  • Viêm cận răng:

Viêm cận răng chính là giai đoạn thứ 2 của người bị viêm lợi, mức độ nguy hại cũng cao hơn rất nhiều. Lúc này, phần lợi ở khung trong cùng của xương hàm bị đẩy vào trong, hình thành nên những lỗ hổng ở quanh chân răng có thể nhìn thấy được.

Và chính những khoảng trống này là môi trường rất lý tưởng để vi khuẩn phát triển, mảng bám thức ăn tích tụ lại gây viêm nhiễm. Khi đó, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra một loại độc tố để kháng khuẩn cùng enzym phá bỏ mô liên kết đảm bảo cấu trúc răng. Nhưng điều này lại vô tình làm lợi tụt xuống và lộ chân răng ra ngoài.

Tuy nhiên khi tình trạng chảy máu chân răng ngày càng nghiêm trọng hơn khiến xương hàm bị tổn thương, răng ngày càng lỏng lẻo do không có chỗ bám. Điều này có thể gãy răng hoặc rụng răng khi tác động lực mạnh từ bên ngoài hoặc chính từ việc ăn uống hằng ngày.

Viêm lợi cũng phát triển qua hai giai đoạn chính
Viêm lợi cũng phát triển qua hai giai đoạn chính

Viêm lợi là căn bệnh phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới. bệnh không phân biệt đối tượng, tuổi tác mà có thể xuất hiện ở mọi người. Trong đó cũng có những nhóm bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường, cụ thể như:

  • Trẻ em: Trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất hiện nay không chỉ viêm lợi mà còn nhiều bệnh lý răng miệng nói chung khác. Bởi trẻ nhỏ chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, các bé còn có nhiều thói quen xấu như mút tay, lười súc miệng, lười đánh răng, hay ăn các loại thức ăn ngọt,… dễ hình thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào lợi.
  • Phụ nữ đang mang thai: Việc mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến người phụ nữ, không chỉ là việc thay đổi nội tiết tố nữ, giảm lượng hormone, hệ miễn dịch bị suy giảm mà còn chế độ ăn uống cũng thay đổi ít nhiều,…
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Về bản chất người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu và nước bọt cao hơn người bình thường. Điều đó sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống và phát triển trong khoang miệng hơn.
  • Người bị thiếu hụt vitamin, dưỡng chất: Khi cơ thể không đủ dưỡng chất, vitamin, cần thiết cho sức đề kháng cũng dễ bị sự tấn công của vi khuẩn nhiều hơn. Đặc biệt là vi khuẩn vốn đang tồn tại sẵn trong khoang miệng của mọi người.
  • Ngoài ra những người đang mắc một số những căn bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch như bạch cầu, HIV cũng có thể dễ bị viêm lợi hơn người bình thường.

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm lợi răng

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi và những triệu chứng điển hình là vấn đề mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần biết. Đó vừa là cách để sớm phát hiện bệnh và điều trị cũng là cách để phòng tránh trong cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân bị viêm lợi

Sưng lợi nguyên nhân được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chủ yếu, chúng được xét trên góc độ là do chính bản thân của người bệnh từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày gây ra. Cụ thể như sau:

  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ: 

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm lợi ở hầu hết bệnh nhân hiện nay. Việc ăn uống hằng ngày dù đã sử dụng dụng cụ chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa nhưng vẫn sẽ còn dư một ít bám lại trên răng. Khi đó, việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, sẽ khiến mảng bám đọng lại càng nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống, phát triển và tấn công và vị trí lợi, chân răng.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây viêm lợi
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây viêm lợi
  • Chế độ ăn uống không khoa học: 

Việc người bệnh thường xuyên ăn những loại đồ ăn có tính nóng, quá lạnh sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng đặc biệt là viêm lợi cao hơn người bình thường. Bởi những loại này có sức bào mòn và thành phần axit tương đối cao sẽ tấn công vào lợi, chân răng nhanh gây viêm nhiễm.

  • Hút thuốc lá: 

Thói quen hút thuốc lá không chỉ gây bệnh ở lợi, nướu mà còn là chân răng và nha chu. Nhìn chung ⅓ số bệnh nhân bị mắc các vấn đề về răng miệng đều được xác định có sử dụng thuốc lá hay các loại chất kích thích trong cuộc sống hằng ngày.

  • Thay đổi nội tiết tố: 

Nguyên nhân này được xác định nhiều ở đối tượng là phụ nữ mang thai, người đang trong độ tuổi dậy thì. Bởi khi cơ thể có sự thay đổi, một số loại hormone quan trọng sẽ bị suy giảm hoặc tăng sinh quá mức gây mất cân bằng trong cơ thể. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào lợi gây bệnh.

  • Người đang điều trị xạ trị, hóa trị: 

Người đang mắc bệnh ung thư cần tiến hành hoá trị, xạ trị phần lớn sẽ gặp biến chứng viêm lợi hoặc những bệnh lý răng miệng khác. Bởi lúc này khi thực hiện các tế bào trong cơ thể đột biến, hoặc mất đi làm tăng rủi ro mắc bệnh viêm nướu cao hơn.

  • Suy giảm hệ miễn dịch: 

Những người bị suy giảm hệ miễn dịch do cơ thể, mắc bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi. Bởi lúc này cơ thể không thể chống lại sự tấn công từ vi khuẩn gây bệnh.

  • Sử dụng thuốc Tây: 

Có thể nói việc dùng thuốc Tây vừa có lợi và tác hại cũng tất cao. Một trong những tác hại thấy rõ ràng nhất chính là tình trạng viêm lợi. Đặc biệt ở những người thường xuyên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn mạch,…

Thuốc Tây có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm
Thuốc Tây có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm

Dấu hiệu điển hình

Dấu hiệu viêm lợi khá rõ ràng và có thể nhận biết được bằng mắt qua việc quan sát bằng gương. Cụ thể như sau:

  • Lợi sưng đỏ là dấu hiệu đầu tiên có thể thấy khi bị viêm lợi. Lợi chuyển sang màu đỏ sậm, mọng như chứa mủ có thể cảm giác nhức khi chạm vào đánh răng hoặc nhai cắn thức ăn.
  • Trên vùng chân răng hoặc nướu xuất hiện những mảng bám, cao răng.
  • Chảy máu chân răng, tình trạng này xảy ra thường xuyên đặc biệt là khi đánh răng. Trong trường hợp lợi tự nhiên bị chảy máu khi không có bất cứ tác động hay ngoại lực nào chứng tỏ tình trạng viêm lợi đang rất nguy cấp và cần có sự can thiệp sớm.
  • Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể khiến lợi bị tụt sâu hơn. Từ đó xuất hiện những khoảng trống xung quanh răng ngày càng lớn hơn. Và chính những kẽ hở này là môi trường để vi khuẩn, thức ăn thừa lưu trú, phát triển khiến bệnh nặng nề.
  • Hiện tượng viêm lợi còn khiến răng miệng có mùi hôi, cấp độ từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân là do các mảng bám tích tụ ở răng miệng và lợi phân hủy và tạo axit gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, khi thấy hơi thở có mùi hôi bất thường cần kiểm tra ngay để sớm phát hiện ra bệnh viêm lợi.
  • Khi ăn các loại đồ ăn cứng, uống nước lạnh cảm thấy đau và buốt hơn bình thường, thậm chí là răng như lung lay, không còn hoạt động chắc chắn như bình thường.
  • Trong những trường hợp viêm nhiễm nặng nề, lợi có hiện tượng lở loét, mưng mủ gây cản trở quá trình ăn uống và giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Một vài trường hợp bị viêm nhiễm nặng nề còn gây tình trạng chán ăn, sốt nhẹ, mất ngủ do cảm giác đau nhức,…
Lợi sưng đỏ, chảy máu chính là dấu hiệu điển hình nhất
Lợi sưng đỏ, chảy máu chính là dấu hiệu điển hình nhất

Viêm lợi có nguy hiểm không? Bệnh có chữa được không?

Rất nhiều người thường đặt câu hỏi, viêm lợi có nguy hiểm hay không và liệu nếu không chữa có xuất hiện biến chứng gì hay không? Thực tế, nếu xét về mức độ nguy hiểm, viêm lợi sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, cũng như không ngay lập tức xuất hiện biến chứng.

Nhưng căn bệnh này lại phát triển âm thầm và khi đến với một giai đoạn nào đó, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính thẩm mỹ và cả cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể những hệ quả bạn có thể nhận được bao gồm:

  • Viêm lợi toàn hàm: 

Ổ viêm nhiễm lợi có thể ban đầu chỉ xuất hiện ở một vị trí răng nhất định, nhưng chúng có thể lan rộng ra những khu vực xung quanh và nguy hiểm nhất là khi bị viêm lợi toàn hàm. Lúc này biến chứng đã rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hàm răng của người bệnh, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

  • Viêm lợi cận răng: 

Người bị viêm lợi không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến lợi bị tụt xuống (còn gọi là bệnh tụt nướu) làm lộ chân răng gây bệnh viêm nha chu. Đặc biệt khi tình trạng này cứ kéo dài, khiến xương hàm bị phá hủy, răng không còn có chỗ bám cố định và chắc chắn trở nên lỏng lẻo và gây rụng răng. Ngay cả khi tiến hành trồng răng giả với người bị viêm lợi cũng khó khăn do kỹ thuật ghép xương, nâng xoang phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.

  • Viêm tủy răng: 

Lợi là bộ phận bảo vệ bao quanh chân răng, mọi tác nhân gây bệnh đến bộ phận này đều sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương răng cũng như tủy răng bên trong. Trong đó tủy là phần rất quan trọng, viêm tủy có gây biến chứng nặng nề như nhiễm trùng huyết, mất răng,…

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: 

Viêm lợi ở hàm trong thì không ảnh hưởng quá nhiều đến tính thẩm mỹ nhưng với những người bị ở phần hàm ngoài, những vị trí răng cửa, răng nanh sẽ khiến người bệnh tự ti hơn trong mọi hoạt động giao tiếp. Phần lợi chuyển màu cộng thêm triệu chứng hôi miệng khiến họ không dám cười, nói chuyện với mọi người xung quanh.

Bệnh gây mất tính thẩm mỹ
Bệnh gây mất tính thẩm mỹ
  • Tác động đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: 

Viêm lợi khiến việc ăn uống hằng ngày cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng, việc thường xuyên bị chảy máu cũng gây cảm giác khó chịu .

  • Những hệ quả nguy hiểm khác: 

Với trường hợp bà mẹ mang thai, viêm lợi có thể tăng nguy cơ sinh non, còn ở nam giới thì giảm khả năng sinh sản, chất lượng tinh trùng thấp. Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, do vi khuẩn có thể len lỏi vào các mạch máu gây tổn thương động mạch chính,…

Để tránh những biến chứng nguy hiểm trên đây, người bệnh cần sớm đi thăm khám ngay khi có những thay đổi khác lạ trong khoang miệng. Dựa trên kết quả chẩn đoán mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.

Và người bệnh cũng không cần quá lo lắng, viêm lợi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như chưa xuất hiện biến chứng quá nghiêm trọng ở răng miệng. Chỉ cần thực hiện đúng hướng điều trị của bác sĩ cũng như biết cách chăm sóc răng miệng chế độ ăn uống hằng ngày là được. Tuy nhiên, thời gian điều trị trong bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng răng miệng của từng người.

Chẩn đoán và phương pháp điều trị viêm lợi hiệu quả

Người bệnh khi đi thăm khám bác sĩ nha khoa sẽ được kiểm tra, xét nghiệm. Dựa trên kết quả đó, mà bác sĩ có hướng điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.

Phương pháp chẩn đoán

Tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ có phương pháp chẩn đoán khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ được thực hiện những bước như sau:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào những biểu hiện của bệnh nhân đang gặp phải mà đưa ra chẩn đoán cơ bản về tình trạng răng miệng.
  • Khám bằng dụng cụ nha khoa: Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa để kiểm tra vị trí lợi bị viêm, chân răng và cả những vùng xung quanh.
  • Làm xét nghiệm khác: Một vài trường hợp nhất định sẽ được chỉ định chụp X-quang để quan sát cấu trúc xương hàm, xương răng để xác định vị trí viêm nhiễm đã lan rộng đến đâu. Đồng  thời bệnh nhân cũng được chỉ định xét nghiệm máu nếu thấy những triệu chứng có thể vi khuẩn đã tấn công vào đường máu.

Những kết quả nhận được từ việc kiểm tra và xét nghiệm ở trên sẽ là hồ sơ để căn cứ, xây dựng phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Hiện nay có nhiều cách để điều trị bệnh, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của họ. Cùng đọc những thông tin ở dưới để tìm hiểu những hình thức điều trị chính hiện nay.

Thăm khám sớm để điều trị sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt hơn
Thăm khám sớm để điều trị sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt hơn

Điều trị chuyên sâu bằng Tây y

Hình thức điều trị viêm lợi bằng tây y sẽ dựa trên nguyên tắc chính là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tạo môi trường sạch sẽ và hạn chế sự lây nhiễm trong khoang miệng. Cụ thể các tác động sẽ bao gồm:

  • Bác sĩ tiến hành loại bỏ cao răng, các mảng bám ở vùng dưới lợi.
  • Loại bỏ yếu tố kích thích bằng cách trám cổ răng bị mài mòn, cố định những chiếc răng đang có biểu hiện lung lay, mài chỉnh khớp cắn.
  • Trong trường hợp bị phì đại lớn cần tiến hành phẫu thuật để cắt tạo hình lại lợi.

Kết hợp cùng quá trình điều trị chính là việc sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng như: Chlorhexidine, chlorinedioxid, hexetidin, zin gluconat,…. Để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám tồn tại tại đây.

Theo đó, quá trình điều trị viêm lợi giai đoạn cấp tính bằng Tây y hiện đại sẽ trải qua những bước như sau:

  • Bước 1: Lấy hết cao răng, mảng bám ở chân răng, xung quanh lợi bằng các loại dung dịch và hóa chất chuyên nghiệp. Kết hợp với đó là ngâm răng lợi trong khoáng chất, bổ sung một ít vitamin C để tăng cường sức đề kháng trước mọi tác nhân gây bệnh.
  • Bước 2: Sau thời gian thực hiện bước 1 từ 5 – 7 ngày, người bệnh được chỉ định gây tê để tạo núi lợi, làm sạch men răng dưới lợi.
  • Bước 3: Đây là thời điểm mà lợi sẽ phục hồi chức năng như ban đầu, các triệu chứng được thuyên giảm rõ rệt. Khi tái khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm soát cao răng và các mảng bám để răng được chắc khỏe nhất, bảo vệ lợi.

Bên cạnh quá trình điều trị chuyên sâu, bệnh nhân cũng sẽ được kê một số những loại thuốc Tây y để uống tại nhà vừa tăng hiệu quả điều trị và phòng tránh biến chứng ở răng miệng. Các loại thuốc sẽ bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid) để diệt khuẩn đang tồn tại ở vị trí lợi bị viêm. Kết hợp với đó là thuốc spiramycin (nhóm macrolid) cùng kháng sinh diệt khuẩn kỵ khí metronidazol.
  • Thuốc kháng viêm thuộc nhóm Nsaid điển hình như: Ibuprofen, diclophenac, meloxicam,.. nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng sưng đỏ lợi và đau nhức.
  • Thuốc có thành phần chống viêm corticosteroid  như: Prednisolon, dexamethason,… để kháng viêm nhiễm, giảm sưng đau hiệu quả.
  • Một vài thuốc giảm đau phổ biến như: Paracetamol, aspirin,…
Thuốc Tây y được chỉ định thêm kết hợp điều trị ngoại khoa, chuyên sâu
Thuốc Tây y được chỉ định thêm kết hợp điều trị ngoại khoa, chuyên sâu

Các loại thuốc Tây này cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua về dùng và tăng liều lượng, bởi tác dụng phụ của các nhóm thuốc này rất nguy hiểm có thể không những không thuyên giảm triệu chứng mà còn làm bệnh viêm lợi nặng nề hơn.

Bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả

Đông y chữa viêm lợi cũng có hiệu quả vô cùng tốt. Đặc biệt Đông y nổi tiếng với tính an toàn, không gây tác dụng phụ do thành phần chính của các bài thuốc được lấy từ thiên nhiên.

Tuy nhiên, nhược điểm của Đông y chính là chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng, dùng cho những trường hợp nhẹ, đồng thời kháng khuẩn, chống viêm. Còn những trường hợp bệnh nặng hơn, Đông y có thể không mang lại hiệu quả mong muốn.

Một số bài thuốc chữa viêm lợi bằng Đông y được áp dụng như sau:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Lá hương nhu, hoàng cầm, chi tử, đương quy rau má, cam thảo, đan sâm.
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên với liều lượng vừa đủ sắc thuốc trên lửa nhỏ với tỉ lệ sắc 3 bát nước lấy 1 bát cốt. Dùng nước cốt thu được để uống ngày làm 3 lần vào sáng – trưa – tối sau khi đã ăn no 30 – 45 phút.

Bài thuốc 2: 

  • Thành phần: Nam hoàng bá, liên nhục, trần bì, cam thảo, nam tục đoạn, rễ cây xấu hổ, bạch truật, liên nhục.
  • Cách dùng: Chuẩn bị các vị thuốc trên và mang đi rửa lại bằng nước. Cho thuốc vào ấm để sắc hằng ngày. Mỗi thang như thế sắc được 3 lần và uống hết trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 3: 

  • Thành phần: Rau rệu khô, chè xanh, lá đinh lăng và rau má.
  • Cách dùng: Mang tất cả các vị thuốc đi cho vào ấm để sắc cùng 1 lít nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 500 – 700ml thì dừng lại và chắt ra bình để uống trong ngày.
Một số bài thuốc Đông y được chỉ định cho bệnh nhân
Một số bài thuốc Đông y được chỉ định cho bệnh nhân

Các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Trong dân gian có nhiều mẹo vặt rất hữu ích dùng để chữa bệnh viêm lợi tại nhà vừa an toàn vừa hiệu quả, thuyên giảm triệu chứng, giảm sưng đau. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng khi gặp phải tình trạng viêm lợi mà không muốn quá lạm dụng thuốc tây. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nhớ những mẹo vặt này không thay thế được pháp điều trị chuyên nghiệp của Tây y.

  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không vốn có vị cay, tính ấm, rất giàu các chất chống oxy hóa và còn tốt cho hệ tiêu hóa. Hàm lượng tinh dầu trong trầu không còn kháng viêm và chống sưng rất tốt. Người bệnh chỉ cần đun nước lá trầu không lên và dùng nó để súc miệng hằng ngày, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
  • Rượu cau: Chất chống oxy hóa trong cau kết hợp cùng tính sát khuẩn của rượu sẽ tạo thành một hỗn hợp có tác dụng diệt khuẩn vô cùng tự nhiên và an toàn. Người bệnh ngâm một ít cau cùng rượu trắng nồng độ cồn cao. Mỗi ngày, ngậm cau cùng một ít rượu trong khoang miệng từ 2 – 3 phút và thực hiện 3 – 5 lần một ngày, không chỉ tình trạng viêm lợi được cải thiện mà còn giúp hơi thở thơm tho và sạch sẽ hơn.
  • Dầu tràm trà: Dầu tràm trà có thể giảm triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần ngậm tinh dầu trong miệng mỗi ngày từ 2 – 3 lần, hoặc nhỏ tinh dầu lên thuốc đánh răng khi vệ sinh răng miệng cũng góp phần điều trị bệnh tốt nhất.
  • Dùng lô hôi: Lô hội được xem là dược liệu trị bệnh viêm lợi rất tốt nhờ thành phần chlorhexidine có thể làm sạch mảng bám trên răng. Bệnh nhân đun sôi gel lô hội, lọc lấy nước để súc miệng hằng ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Trị viêm lợi bằng mẹo dân gian cũng rất hiệu quả
Trị viêm lợi bằng mẹo dân gian cũng rất hiệu quả

Lưu ý và phòng ngừa khi điều trị viêm lợi

Trong quá trình điều trị bệnh lý viêm lợi, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những vấn đề sau. Đó cũng chính là những biện pháp để bạn trang bị phòng tránh bệnh trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như sau:

  • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày luôn đúng cách. Đầu tiên trước khi đánh răng bạn cần dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám và thức ăn thừa dắt lại ở các kẽ răng. Sau đó, đánh răng sạch sẽ bằng các loại kem đánh răng chứa flour để bảo vệ mặt răng và răng chắc khỏe. Cuối cùng là súc miệng bằng nước sát khuẩn hoặc nước dược liệu để sạch răng.
  • Loại bỏ những thói quen xấu không tốt cho sức khỏe như: Uống rượu bia, sử dụng cà phê các loại chất kích thích, hút thuốc lá để bảo vệ răng lợi. Đặc biệt những ai đang trong quá trình điều trị viêm lợi lại càng cần tránh xa hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày khoa học và cân bằng nhất. Bổ sung thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất tốt, nâng cao sức đề kháng và phòng tránh nhiều căn bệnh. Với những người bị viêm lợi nên dùng nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ. Chất xơ giúp đào thải và loại bỏ vi khuẩn tốt hơn đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ răng miệng từ 3 – 6 tháng một lần. Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ đã đưa ra trước đó cho bệnh nhân.
Luôn giữ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách
Luôn giữ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách

Khám chữa viêm lợi quanh chân răng ở đâu uy tín nhất

Tại Hà Nội có nhiều địa chỉ nhận thăm khám và điều trị các vấn đề về răng miệng nói chung và viêm lợi nói riêng. Bạn có thể chọn địa chỉ tư nhân hoặc công lập tùy vào mục đích và mức độ tài chính của mình. Dưới đây là một số bệnh viện công nhưng được đánh giá rất cao về chất lượng dịch vụ thăm khám mà bạn có thể tham khảo.

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương

Đây là bệnh viện chuyên khoa lớn nhất trên cả nước được đặt tại thủ đô Hà Nội. Đây chính là địa chỉ chất lượng và uy tín nhất khi hệ thống bác sĩ ở đây đều là những người có tay nghề, trình độ và chuyên môn vô cùng cao. Hệ thống cơ sở vật chất cũng thường xuyên được nâng cấp cải tiến đáp ứng nhu cầu thăm khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

  • Địa chỉ: Bệnh viện đang ở số 40 trên đường Tràng Thi.
  • Thông tin liên hệ: 0243 928 5172.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chuyên khoa Răng

Bệnh viện Quân đội 108 cũng là địa chỉ thăm khám về răng miệng hàng đầu cho người dân thủ đô Hà Nội. Là bệnh viện chuyên cho quân đội nên giá thành, chất lượng và hệ thống dịch vụ cũng được đánh giá rất cao. Bệnh viện có áp dụng chính sách, bảo hiểm y tế và khám dịch vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu.

  • Địa chỉ: Bệnh nhân có thể đến số 1 đường Trần Hưng Đạo thuộc Quận Hoàn Kiếm.
  • Thông tin liên hệ: 024 6278 4129.

Bệnh viện Quân y 103 tại khoa Răng

Cũng thuộc bệnh viện tuyến công lập rất nổi tiếng tại Hà Nội, hằng ngày bệnh viện Quân y đón hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân đến đây thăm khám và điều trị các vấn đề về sức khỏe. Chất lượng và dịch vụ cùng đội ngũ y khoa ở đây luôn được đánh giá rất cao, đảm bảo đáp ứng được mọi nhu cầu của bệnh nhân.

  • Địa chỉ: Hiện bệnh viện đang ở Hà Nội tại số 261 trên đường Phùng Hưng của Quận Hà Đông.
  • Thông tin liên hệ: 0967.811.616.

Bệnh viện Bạch Mai

Nhắc đến những bệnh viện đa khoa công lập tại Hà Nội, sẽ thiếu sót rất lớn nếu bỏ qua bệnh viện Bạch Mai. Có truyền thống lịch sử lâu đời, đi qua nhiều thăng trầm của đất nước, đến nay bệnh viện Bạch Mai vẫn luôn là địa chỉ thăm khám uy tín về răng miệng của người dân thủ đô và nhiều tỉnh thành khác ở miền Bắc. Bệnh viện cũng không ngừng đổi mới, nâng cấp và cải tiến các dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của người bệnh.

  • Địa chỉ: Bệnh nhân đến khám răng miệng tại tầng 1 của tòa nhà A7 số 78 đường Giải Phóng.
  • Thông tin liên hệ: 0243 8693731.

Trên đây là những thông tin chung về bệnh lý răng miệng gặp ở nhiều đối tượng hiện nay. Hi vọng qua đây đã giúp bạn biết cách để phòng tránh và điều trị trong cuộc sống.

ArrayArray

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *