Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em? Cách điều trị

5/5 - (7 bình chọn)

Hôi miệng ở trẻ em không phải vấn đề hiếm gặp nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị hôi miệng “hỏi thăm”, bởi vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Điều này cũng vô tình làm cặn sữa, thức ăn đọng lại trên lưỡi khi phân hủy sẽ gây ra các mùi khó chịu. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, men răng của trẻ sẽ bị phá hủy dẫn tới tình trạng sâu răng và viêm nướu.

Hôi miệng ở trẻ em là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết

Hôi miệng ở trẻ em là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy tạo ra mùi hôi khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài lâu có thể dẫn đến hỏng men răng, sâu răng, viêm nướu và mắc một số bệnh nha khoa nguy hiểm khác.

Hôi miệng khiến cho trẻ cảm thấy mất tự tin
Hôi miệng khiến cho trẻ cảm thấy mất tự tin

Triệu chứng hôi miệng ở trẻ em rất dễ nhận biết, theo đó khi bé trò chuyện, thậm chí cả khi bé thở chúng ta cũng có thể cảm nhận được một mùi khó ngửi. Điều này khiến không ít trẻ cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Các bạn cần để ý tới con cái nhiều hơn, thường xuyên kiểm tra răng miệng cho con. Việc này giúp các bậc cha mẹ nắm bắt được tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.

Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em hôi miệng, dưới đây là một trong số những lý do phổ biến nhất mà các bậc phụ huynh cần biết:

  • Cách vệ sinh răng miệng kém: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ. Trẻ có thể chưa biết cách thực hiện hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cho thức ăn thừa bị đọng lại ở các kẽ răng. Điều này không chỉ khiến hơi thở của trẻ có mùi mà còn gây ra tình trạng sâu răng, men răng bị phá hủy.
  • Lưỡi bẩn: Các bậc cha mẹ khi tìm cách trị hôi miệng cho bé 1 tuổi hoặc 2 – 3 tuổi cần quan tâm đến việc vệ sinh cả miệng và lưỡi cho trẻ. Lưỡi bẩn cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng hôi miệng ở trẻ em.
  • Khô miệng: Do trẻ nhỏ rất hay mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Trẻ thường bị ngạt mũi và thở bằng miệng. Điều này vô tình khiến miệng dễ bị khô và làm cho vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh khiến trẻ hôi miệng.
  • Dị vật: Có một số trường hợp do trẻ bị mắc dị vật trong mũi và gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ em.
  • Viêm xoang, viêm amidan, sâu răng, tích tụ cao răng, áp xe răng,… cũng là lý do khiến trẻ nhỏ rất dễ bị hôi miệng.
  • Lý do khác: Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm nhiều chất béo, món ăn chế biến từ hành tây và tỏi gây ra mùi hôi miệng ở trẻ nhỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng của trẻ. Chẳng hạn như sâu răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng của trẻ. Chẳng hạn như sâu răng

Các phương pháp điều trị dứt điểm hôi miệng ở trẻ nhỏ

Để có thể chữa hôi miệng ở trẻ em, trước hết chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Từ đó, đưa ra hướng giải quyết và phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc Tây y chữa hơi thở có mùi ở trẻ

Việc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng, tình trạng hôi miệng cho trẻ bằng cách dùng thuốc trị hôi miệng tân dược, đặc biệt là kháng sinh cần hết sức thận trọng. Kháng sinh dùng cho trẻ cần được kê đơn dựa theo độ tuổi, loại vi khuẩn gây bệnh để đảm bảo an toàn.

Một số loại nhóm thuốc Tây y có thể chữa hôi miệng cho trẻ bao gồm:

  • Kháng sinh Amoxicillin và phenoxymethylpenicilin: Đây là 2 loại kháng sinh thuộc nhóm beta lactam tương đối an toàn nên được sử dụng rất phổ biến khi điều trị các vấn đề về răng miệng cho trẻ.
  • Thuốc Doxycycline: Thuốc có cơ chế tiêu diệt tốt các vi khuẩn gram âm và gram dương. Hơn nữa, Doxycycline rất an toàn và không gây nhiễm độc gan cho trẻ nhỏ khi sử dụng. Ngoài ra, có thể dùng Doxycyclin để thay thế khi trẻ nhỏ bị dị ứng với thuốc kháng sinh Amoxicillin.
  • Thuốc erythromycin, spiramycin: Đây là 2 loại thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cư trú ở răng miệng, hầu họng của trẻ. Từ đó, giúp khoang miệng sạch sẽ hơn và giảm mùi hôi hiệu quả hơn. Erythromycin, spiramycin cũng là 2 loại kháng sinh điều trị viêm răng, hôi miệng ít gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, metronidazol cũng là một loại thuốc được chỉ định dùng để chữa trị các bệnh lý về răng miệng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ được sử dụng phối hợp với một số loại thuốc khác để giảm tình trạng trẻ em hôi miệng.

Thuốc kháng sinh Doxycyclin dạng Doxycyclin hyclat
Thuốc kháng sinh Doxycyclin dạng Doxycyclin hyclat

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao? Sử dụng bài thuốc Đông y

Theo Đông Y, hôi miệng là do vị nhiệt với các triệu chứng như: Lợi đỏ và bị sưng nề, hôi miệng chảy máu chân răng, đường tiếp xúc giữa lợi với chân răng bị viêm, mất độ bám,… Dưới đây là 3 bài thuốc chữa hôi miệng cho trẻ em theo Đông y mà nhiều người vẫn áp dụng. Cụ thể như sau:

  • Bài thuốc 1: Dùng hỗn hợp các loại thảo dược sau: Hoàng liên 12g, hoa hòe 12g, bồ công anh 16g, hoàng bá 10g, cỏ mực 16g, mộc thông 10g, hương nhu 16g, trần bì 10g. Sắc tất cả dược liệu này uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Để chữa hôi miệng các bạn có thể sắc các dược liệu như: Đại hoàng 6g, 8g chỉ xác, 12g hoàng cầm, 10g bạch thược, đương quy 12g, lá đinh lăng 16g, hoa hòa 10g, rau má 2g và cam thảo 10g. Sử dụng bài thuốc này duy trì trong 1 tháng, ngày sắc 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Đây là bài thuốc tổng hợp bao gồm các loại nguyên liệu như: Cam thảo 9g, đinh hương 8g, tế tân 50g, 40g xuyên khung và một ít mật ong. Tất cả các loại nguyên liệu trên đều phải được phơi khô và tán thành bột mịn, cho mật ong vào sau đó vo viên cho vào lọ thủy tinh để vào ngăn mát tủ lành và dùng dần. Trước khi ngủ, bạn cho con nhai 5g để đảm bảo mùi hôi miệng sẽ không còn quay lại.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 10g Hoàng Liên. Chỉ tử 12g, Cỏ mực 16g, Rau má 20g, thục đại 12g, đinh lăng 12g, mộc nông 6g, đương quy 12g. Cho tất cả dược liệu sắc lên uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 5: Hoàng bá 10g, hoàng liên 12g, bồ công anh 16g, hương nhu 16g, trần bì 10g, mộc thông 10g, tía tô 12g, cỏ mực 16g, chi tử 10g, hoa hòe 12g. Sắc 10 vị thuốc này lên uống ngày 1 thang.
Đinh hương là một loại thảo dược được dùng rất phổ biến trong Đông y
Đinh hương là một loại thảo dược được dùng rất phổ biến trong Đông y

Các bài thuốc chữa hôi miệng cho trẻ theo phương pháp Đông y có thể sẽ hiệu quả với những trường hợp bị hôi miệng mức độ nhẹ – trung bình. Nhưng nếu tình trạng hôi miệng của trẻ vẫn kéo dài thường xuyên thì cha mẹ cần cho con điều trị bằng những giải pháp nha khoa chuyên sâu. Điều này sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Xem thêm: Đắng miệng hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị triệt để

7 mẹo chữa hôi miệng ở trẻ em hiệu quả

Phần lớn các trường hợp hôi miệng ở trẻ nhỏ đều do cách vệ sinh răng miệng chưa tốt. Do đó, các bậc phụ huynh chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ. Có thể, kết hợp với các mẹo từ dân gian để điều trị các tình trạng hôi miệng ở trẻ. Cụ thể như sau:

  • Chữa hôi miệng ở trẻ em bằng dầu dừa: Acid Lauric trong dầu dừa là một loại acid béo có tác dụng kháng khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn gây hại ở mảng bám quanh răng. Bạn cho trẻ súc miệng với dầu dừa ngày 2 – 3 lần. Sau đó, để trẻ súc miệng lại bằng nước muối pha loãng và đánh răng như bình thường. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể trộn dầu dừa với baking soda, sử dụng hỗn hợp này để trẻ vệ sinh răng miệng thay cho kem đánh răng thông thường.
  • Trị hôi miệng cho trẻ em bằng nước muối: Nước muối pha loãng rất có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, giảm sưng đau do sâu răng hay viêm lợi gây ra. Pha loãng muối với khoảng 500ml nước sạch. Cho trẻ súc miệng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần ngậm dung dịch này trong 20 – 30 giây.
  • Cách điều trị hôi miệng ở trẻ em bằng mật ong: Mật ong có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm và dương nên thường được sử dụng để chữa chứng hôi miệng ở trẻ em. Phương pháp điều trị răng miệng này được khuyến cáo nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Pha loãng mật ong với nước ấm để súc miệng. Mỗi ngày cho con sử dụng từ 2 – 3 lần đến khi tình trạng hôi miệng thuyên giảm.
  • Chữa hôi miệng ở trẻ em bằng lá trầu không: Trầu không từ lâu đã được biết đến với công dụng khử mùi, diệt khuẩn. Do đó, dân gian thường sử dụng lá trầu không trong điều trị chứng hôi miệng ở trẻ nhỏ và một số bệnh lý về nha khoa khác. Vò nát 100g lá trầu không tươi và đem đun sôi với 2l nước. Để nguội rồi chắt lấy nước cốt đặc súc miệng 3 – 4 lần/ngày.
  • Chữa hôi miệng ở trẻ nhỏ bằng nước vo gạo: Vitamin PP trong nước vo gạo có tính sát khuẩn, làm sạch và chống viêm nha chu cũng như các mảng bám cực tốt. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Chữa chứng hôi miệng ở trẻ nhỏ bằng bột quế: Ngoài tính năng lấn át mùi khó chịu, bột quế còn sát khuẩn mạnh nên thường được dùng như một biến pháp điều trị chứng hôi miệng ở trẻ đơn giản ngay tại nhà.
  • Chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em bằng lá bạc hà: Lá bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng viêm cũng như khử mùi cực tốt. Cách thực hiện rất đơn giản: Giã nhuyễn lá bạc hà và chắt lấy nước cốt đặc. Pha nước cốt đặc với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 và cho thêm vài hạt muối. Dùng hỗn hợp này cho trẻ súc miệng hàng ngày cho tới khi tình trạng hơi thở có mùi khó chịu biến mất.
Nước cốt bạc hà pha với nước lọc và muối giúp giảm nhanh triệu chứng hôi miệng ở trẻ
Nước cốt bạc hà pha với nước lọc và muối giúp giảm nhanh triệu chứng hôi miệng ở trẻ

Lưu ý khi chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em

Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con là rất cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý mà các bậc cha mẹ cần biết:

  • Dạy cho bé phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên khuyến khích trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế ăn thức ăn gây hôi miệng.
  • Rơ lưỡi cho bé bằng các dụng cụ làm sạch, nhất là trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Cho bé uống đủ nước để tăng cường sản xuất nước bọt.
  • Mẹ nên lưu ý chọn kem đánh răng không chứa chất mài mòn cho trẻ.
  • Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa còn dính ở kẽ răng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà bông cho trẻ, nếu trẻ có thói quen mút tay, ngậm tay, ngậm đồ chơi.
  • Khử trùng núm vú giả, đồ chơi nếu trẻ sử dụng chúng một cách thường xuyên.
  • Không cho trẻ dùng nước súc miệng của người lớn, bởi vì nhiều loại nước súc miệng có chứa cồn sẽ khiến tình trạng hôi miệng ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Hướng dẫn cho trẻ biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách
Hướng dẫn cho trẻ biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

Trường hợp nếu trẻ bị hôi miệng bất thường hoặc hôi miệng do sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để khám và điều trị. Các phương pháp dân gian chữa hôi miệng cho trẻ chỉ có tác dụng làm giảm mùi hôi hơi thở, răng miệng nhất thời.

Địa chỉ khám nha khoa uy tín chữa hôi miệng cho trẻ em

Các bệnh về răng miệng ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do thói quen vệ sinh răng miệng kém. Dưới đây là một số địa chỉ khám nha khoa uy tín chữa hôi miệng cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo lựa chọn:

  • Khoa Răng – Hàm – Mặt Bệnh viện Nhi Trung ương: Khoa Răng Hàm Mặt ở Bệnh viện Nhi Trung ương tọa lạc tại số 18/879 đường La Thành, Quận Đống Đa của thủ đô Hà Nội. Đây là địa chỉ khám chữa răng được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con.
  • ViDental Care ViDental: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam có 5 trung tâm trực thuộc. Trong đó ViDental Care ViDental là đơn vị chuyên điều trị các bệnh lý về răng miệng rất nổi tiếng với dịch vụ chăm sóc tận tình, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nha sĩ chuyên gia hàng đầu hiện nay. Website: https://videntalcare.com.
  • Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba: Nằm ở số 37 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba là một bệnh viện chuyên về răng hàm mặt cho nên phụ huynh có thể đưa con em mình tới đây để thăm khám, điều trị.
  • Phòng khám Nha Khoa Trẻ: Cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám tại địa chỉ số 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là một trong những phòng khám nha khoa có đội ngũ y bác sĩ được tuyển chọn rất khắt khe. Hơn nữa, dịch vụ thăm khám ở đây cũng khá đơn giản và dễ dàng với người bệnh.
  • Nha khoa Việt Đức: Phòng khám nha khoa này nằm tại phố Hai Bà Trưng, Hà Nội. Được biết bác sĩ chính tại Nha Khoa Việt Đức là Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa – một người rất nổi tiếng trong ngành nha khoa. Đồng thời, bác sĩ Hòa cũng là giảng viên của Đại học Y Hà Nội và là một thành viên của Hiệp hội Nha Khoa Quốc tế.
  • Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TPHCM: Đây là địa chỉ tin cậy dành cho phụ huynh đang có con nhỏ bị hôi miệng do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Bệnh viện có địa chỉ tại số 263-265 trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Cô Giang, quận 1, TPHCM.
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng: Đây là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh lý nha khoa tư nhân nổi tiếng tại khu vực Đà Nẵng. Nếu bé yêu nhà bạn đang có dấu hiệu bị hôi miệng có thể tham khảo địa chỉ này để điều trị tận gốc. Với đội ngũ bác sĩ tận tình cùng chuyên môn cao chắc chắn sẽ không làm mẹ thất vọng. Địa chỉ của bệnh viện tại số 291 (số cũ 161) đường Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hôi miệng ở trẻ em không chỉ khiến các con dễ mất tự tin mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho con, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi – đây là giai đoạn trẻ đã mọc hết răng sữa nhưng chưa biết cách vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 2 lần một năm để tránh mắc các bệnh răng miệng nguy hiểm.

Dành riêng cho bạn:

ArrayArray

5/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *