Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

5/5 - (8 bình chọn)

Hôi miệng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vậy bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Cách trị hôi miệng cho bà bầu hiệu quả cần lưu ý những gì? Để giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân phụ nữ bị hôi miệng khi mang thai

Hôi miệng khi mang thai là chuyện bình thường đối với các thai phụ. Trước khi đi tìm hiểu bà bầu bị hôi miệng phải làm sao, chúng ta cần biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở phụ nữ khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở phụ nữ khi mang thai

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hôi miệng khi mang thai:

  • Do thay đổi nội tiết tố, hormone tăng có thể khiến khoang miệng trở thành nơi sản sinh lý tưởng của mảng bám. Nồng độ estrogen, progesterone tăng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nướu. Đây là lý do khiến cho bà bầu bị hôi miệng.
  • Phụ nữ khi mang thai hay buồn nôn và nôn do ốm nghén dẫn tới việc tạo ra môi trường axit trong miệng. Theo đó, quá trình phá hủy khoáng răng sẽ diễn ra và làm thức ăn dễ bám vào răng hơn. Điều này khiến răng bị sâu và tạo ra mùi hôi khó chịu.
  • Do thiếu hụt canxi khiến răng yếu hơn, dễ bị sâu và gây nên hơi thở có mùi khó chịu.
  • Mất nước do ốm nghén, đi tiểu nhiều làm cơ thể mất nước, khô miệng và gây ra mùi hôi miệng. Do đó, các mẹ cần uống nước đầy đủ để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bám trong răng.
  • Do thay đổi lối sống, các cơn đói nhiều hơn khiến mẹ bầu tăng số lần ăn. Điều này cũng là một trong những nguyên do khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Tiêu hóa chậm dẫn tới trào ngược dạ dày. Điều này vô tình gây nên tình trạng phá hủy khoáng của men răng, khiến các vết nứt hình thành. Đồng thời tạo cơ hội cho thức ăn bám vào, vì thế không thể tránh khỏi tình trạng bị thai phụ bị hôi miệng.
  • Giảm lưu lượng nước bọt cũng là câu trả lời cho vấn đề tại sao bà bầu hay bị hôi miệng. Nước bọt có tác dụng giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ cũng như làm sạch răng. Khi lưu lượng nước bọt giảm sẽ làm tăng nguy cơ bị hôi miệng.
  • Hôi miệng khi mang thai có thể liên quan tới chế độ ăn uống của phụ nữ có thai.
  • Do tình trạng sức khỏe, nếu bà bầu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đái tháo đường, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết hay các bệnh lý về gan,… đều có ảnh hưởng đến mùi hơi thở.

Các biểu hiện kể trên khi mang bầu có thể dẫn đến nhiều vấn đề về bệnh lý nha khoa khác nếu không được điều trị kịp thời. Để biết cách chữa hôi miệng cho bà bầu, các bạn tham khảo chi tiết qua phần dưới đây.

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Cách điều trị

Tuy hôi miệng là tình trạng thường diễn ra ở các bà bầu nhưng nhiều người vẫn mong muốn tìm cách giải quyết triệt để. Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Cách trị hôi miệng cho bà bầu bao gồm:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phụ nữ mang bầu phòng tránh hôi miệng hiệu quả. Các mẹ bầu cần giữ thói quen duy trì vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải răng và súc miệng hai lần một ngày. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng để vệ sinh sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt giữa răng hiệu quả hơn.

Bà bầu cần vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên
Bà bầu cần vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Ăn uống có chọn lọc

Không phải cứ ăn nhiều là tốt cho thai nhi, bà bầu cần phải kiêng khem rất nhiều thứ. Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng hôi miệng, phụ nữ mang thai nên ăn thức ăn cải thiện tình trạng hôi miệng. Bởi việc ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mùi của cơ thể cũng như mùi của hơi thở. Nên ăn nhiều rau củ, quả và hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat,… Các mẹ nên chú ý khi ăn uống để giảm thiểu tình trạng trên.

Áp dụng các phương pháp chữa hôi miệng dân gian

Phụ nữ mang thai khi bị hôi miệng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị hôi miệng từ các nguyên liệu thiên nhiên như:

  • Cách trị hôi miệng cho bà bầu bằng lá mùi tây: Bạn có thể lấy một nắm lá mùi tây nhúng trong giấm. Sau đó, bạn nhai chúng trong 1 – 2 phút hoặc có thể ép thành nước và uống. Hãy dùng bất cứ khi nào mẹ bầu muốn hơi thở của mình trở nên thơm mát. Ngoài công dụng trị hôi miệng, lá mùi tây còn giúp hệ tiêu hóa bà bầu được cải thiện. Từ đó, hỗ trợ làm giảm sản sinh khí đường ruột – nguyên nhân gây ra mùi hôi hơi thở.
  • Chữa hôi miệng cho bà bầu bằng hạt thì là: Lấy 1 thìa cafe thì là và nhai từ từ trong khoang miệng. Chú ý nhai thật kỹ để hạt thì là có thể hút hết mùi hôi khó chịu. Nếu không có hạt thì là, bạn có thể nhai 3 – 4 cây thì là tươi, hoặc ép lấy nước súc miệng.
  • Chanh, mật ong: Mẹ bầu lấy một quả chanh cắt lát rồi đem ngâm cùng với một ít mật ong. Sau khoảng 10 phút, lấy chanh ra ngậm từng lát rồi nuốt nước. Mẹ bầu nên sử dụng cách này 2 lần mỗi ngày để khử mùi hôi miệng hoàn toàn.
Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Dùng chanh với nước mật ong để điều trị hôi miệng
Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Dùng chanh với nước mật ong để điều trị hôi miệng

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Thăm khám tại nha khoa

Thực tế cho thấy một số bệnh lý về răng miệng như viêm lợi có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng trong cơ hàm. Điều này, có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi, các mẹ bị sinh non. Đây là lý do vì sao chúng tôi khuyên bạn nên đi khám răng định kỳ.

Trường hợp bà bầu bị hôi miệng do sâu răng, viêm nha chu, thai phụ có thể đến nha khoa thăm khám và điều trị bình thường. Tuy nhiên, việc thăm khám an toàn nhất vẫn nên tránh 3 tháng đầu và 2 tháng cuối khi mang thai. Bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm với bà bầu.

Khi tới khám răng, bạn cần thông báo tình trạng bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe, thai kỳ cho bác sĩ trước khi tiến hành điều trị. Điều này không chỉ giúp bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp mà còn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Xem thêm: Ăn tỏi hôi miệng vì sao? 15 mẹo chữa hôi miệng khi ăn tỏi

Bà bầu bị hôi miệng nên và không nên ăn gì?

Sau khi đã biết bà bầu bị hôi miệng phải làm sao, cách điều trị như thế nào cho hiệu quả. Mẹ bầu cũng cần biết cách ăn uống hợp lý để giảm thiểu tình trạng trên. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng khi mang bầu:

Thực phẩm nên ăn

Một số thực phẩm phụ nữ có thai bị hôi miệng nên sử dụng:

  • Rau củ, trái cây: Rau má, cà rốt, cà chua, cần tây, dưa chuột, xà lách, mận, cam, táo, đu đủ, lê,…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Dâu tây, cam, dứa, bông cải xanh, cải xoăn,…
  • Mẹ bầu nên uống đủ 1,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
  • Uống trà xanh hoặc một số loại trà thảo mộc.
Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là táo và cam
Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là táo và cam

Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, mẹ bầu bị hôi miệng cần tránh những thực phẩm sau đây:

  • Tránh thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat như: Khoai môn, khoai tây, sake, yến,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt cừu, thịt thỏ, thịt bê,…
  • Một số loại cá có mùi tanh nặng.
  • Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều dầu, cay nóng hoặc các loại bánh, kẹo chứa nhiều đường.
  • Hạn chế sử dụng các nguyên liệu như hành, tỏi trong các bữa ăn. Các loại mắm nêm, mắm cá, mắm ruốc,… cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Đồ ăn được muối chua như: Củ kiệu, củ cải muối, dưa muối, hành muối,…
  • Rau củ quả có mùi mạnh như sầu riêng, su hào, bắp cải,…

Lưu ý giúp ngăn ngừa hôi miệng ở mẹ bầu

Để trị hôi miệng đắng miệng cho bà bầu hiệu quả, không tái phát, chị em cần lưu ý một số điều sau:

  • Chăm sóc răng, miệng sạch sẽ, đúng cách. Trong đó, các bạn cần đánh răng 2 lần/ngày. Tốt nhất, hãy dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng trước khi đánh răng để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
  • Những mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén nên sau mỗi lần nôn cần súc miệng bằng nước muối pha loãng. Các sản phẩm vệ sinh răng miệng cần được có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng. Điều này để đảm bảo an toàn thai phụ và em bé.
  • Thường xuyên đến gặp bác sĩ nha khoa khám răng miệng theo định kỳ. Tuy nhiên, các mẹ nên tránh 3 tháng đầu, 2 tháng cuối của thai kỳ bởi việc này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Khám răng theo định kỳ thường xuyên
Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Khám răng theo định kỳ thường xuyên

Địa chỉ phòng khám nha khoa cho phụ nữ bị hôi miệng khi mang thai

Phụ nữ bị hôi miệng khi mang thai nên chọn lựa địa chỉ phòng khám nha khoa chất lượng, uy tín để thăm khám và điều trị. Tránh trường hợp điều trị tại các phòng khám nha khoa kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, bé. Một số địa chỉ phòng khám, bệnh viện nha khoa mà mẹ bầu có thể đến khám như:

  • Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam – ViDental: Đây là mô hình nha khoa toàn diện, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vindertal không chỉ là đơn vị nghiên cứu, mà còn là nơi điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng những giải pháp tiên tiến nhất hiện nay. Các bạn có thể liên hệ theo hotline 0987933309 để được hướng dẫn.
  • Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Không chỉ là cơ sở đào tạo danh tiếng mà còn là đơn vị sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm và tay nghề cao. Do đó, việc thăm khám và điều trị bệnh lý nha khoa tại cơ sở này luôn được nhiều người lựa chọn. Để thăm khám tại đây, các bạn có thể đến số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Với hệ thống phòng, ban, khoa và đội ngũ các chuyên gia y tế hàng đầu. Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ tin cậy cho nhiều bệnh nhân tới thăm khám và điều trị. Các mẹ bầu đang ở khu vực Hà Nội có thể tới địa chỉ tầng 1, nhà A7 số 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội để điều trị các bệnh lý về răng miệng.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM: Với mục tiêu điều trị “an toàn, chất lượng, hiệu quả, nhân văn” bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM đang không ngừng đổi mới cũng như cập nhật những tiến bộ y học trên thế giới. Bởi vậy, khi bà bầu thăm khám ở đây có thể yên tâm hơn. Bệnh viện nằm ở số 263-265, Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Quận 1. Hotline liên hệ: 02838535178.
  • Khoa Răng – Hàm – Mặt Bệnh viện Đa Khoa Thu Cúc: Đây là địa chỉ bệnh viện nổi tiếng với dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo. Với nhiều dịch vụ điều trị, thẩm mỹ nha khoa khác nhau, giúp các mẹ bầu có thể chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn. Hotline liên hệ: 1900 558896. Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, Hà Nội.

Nếu không biết bà bầu bị hôi miệng phải làm sao, điều trị bằng cách nào thì có thể tham khảo các phương pháp điều trị trên. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng thuốc điều trị mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Để đảm an toàn cũng như điều trị bệnh hôi miệng triệt để, các mẹ bầu nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám theo định kỳ.

Dành riêng cho bạn:

ArrayArray
5/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *