Ăn tỏi hôi miệng vì sao? 15 mẹo chữa hôi miệng khi ăn tỏi

5/5 - (10 bình chọn)

Ăn tỏi hôi miệng phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người. Theo đó tỏi là một nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt, chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn tỏi bị hôi miệng khiến cho nhiều người cảm thấy ngần ngại mỗi khi sử dụng. Để giúp bạn giải quyết nỗi lo lắng này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 15 mẹo chữa hôi miệng khi ăn tỏi hiệu quả, đơn giản

Ăn tỏi hôi miệng vì sao?

Tỏi được coi là thứ nguyên liệu thơm ngon, không thể thiếu trong một số món ăn. Thế nhưng, ăn tỏi bị hôi miệng khiến người dùng cảm thấy lo lắng. Bởi ngay cả khi người dùng đã đánh răng và súc miệng rất kĩ nhưng vẫn không loại bỏ được mùi hôi. Vậy ăn tỏi hôi miệng bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Điều này có thể xuất phát từ một số hợp chất có trong tỏi, cụ thể như:

  • Allicin: Khi phần bên trong vỏ tỏi tiếp xúc với không khí, anilin sẽ biến thành allicin. Một hợp chất có lứa lưu huỳnh tạo ra mùi tỏi.
  • Allyl metyl sunfua: Hợp chất Allyl metyl sunfua có trong tỏi sẽ được giải phóng khi chúng được cắt ra. Vì vậy sau khi ăn, chất Allyl metyl sunfua được hấp thu vào máu và thoát ra thông qua phổi, lỗ chân lông trên da.
  • Cysteine sulfoxide: Đây là hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi và hành tây. Hợp chất này khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu và chúng sẽ xuất hiện ngay lập tức sau khi ăn.
Tỏi được coi là thứ nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn Việt
Tỏi được coi là thứ nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn Việt

Trong 3 hợp chất vừa nêu trên, “thủ phạm” được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ăn tỏi bị hôi miệng là do Allyl metyl sunfua. Được biết, Allyl metyl sunfua sẽ ngấm trực tiếp vào máu trong quá trình tiêu hóa và được thải ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi, hơi thở. Do đó, không chỉ hơi thở mà cả người bạn cũng rất nặng mùi sau khi ăn tỏi. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi cơ thể bạn đã đào thải toàn bộ hợp chất sulfuric ra ngoài.

15 mẹo chữa hôi miệng khi ăn tỏi phổ biến nhất hiện nay

Tỏi có mùi nồng rất mạnh, việc sử dụng quá nhiều tỏi sẽ dễ gây ra tình trạng hôi miệng từ cổ họng. Các biện pháp xử lý miệng hôi do ăn tỏi như súc miệng hay đánh răng thường không mang lại hiệu quả quá cao. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp chữa hôi miệng khi ăn tỏi hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, áp dụng.

Sử dụng kẹo cao su

Cách khử mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi đơn giản nhất chính là nhai kẹo cao su. Những loại kẹo cao su có hương bạc hà là giải pháp tốt nhất trong tình huống này. Tuy cách sử dụng kẹo cao su chỉ là biện pháp tạm thời nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn đang có việc gấp.

Giải quyết nhanh mùi hôi khó chịu từ tỏi bằng kẹo cao su
Giải quyết nhanh mùi hôi khó chịu từ tỏi bằng kẹo cao su

Ăn tỏi hôi miệng phải làm sao? Uống nhiều nước

Việc uống thật nhiều nước lọc sau khi ăn tỏi bị hôi miệng sẽ giúp bạn có được hơi thở thơm tho hơn. Nước lúc này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nước bọt và làm giảm những mảng bám xung quanh miệng. Từ đó, khiến mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi sẽ không còn là vấn đề quá nghiêm trọng với nhiều người nữa.

Uống nước chanh, việt quất, bưởi

Người dùng có thể sử dụng nước chanh, nước ép bưởi hoặc nước việt quất để khử mùi hôi do tỏi gây ra. Những loại trái cây này được nghiên cứu là có công dụng chống lại các enzyme alginase tạo mùi hôi trong miệng hiệu quả.

Dùng trái cây để khử mùi

Không ít loại trái cây có tác dụng khử mùi hay lấn át mùi hôi miệng. Vì thế mà rất nhiều người có thói quen sử dụng trái cây để tráng miệng. Các loại trái cây được khuyên dùng trong trường hợp này là táo, mận, cam, quýt, đào, lê, nho, mơ, anh đào,…

Cà phê chữa hôi miệng khi ăn tỏi

Trong các cách chữa hôi miệng khi ăn tỏi thì cà phê là phương pháp cực hiệu quả. Khi muốn khử mùi hôi của tỏi trong khoang miệng, người dùng có thể nhâm nhi vài ngụm cà phê. Được biết, đặc tính oxy hóa trong cà phê có thể chống lại mùi hôi từ hành tỏi rất tốt.

Xem thêm: Hôi miệng chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị 

Bạn có thể loại bỏ mùi hôi miệng do đồ ăn bằng vài ngụm cà phê
Bạn có thể loại bỏ mùi hôi miệng do đồ ăn bằng vài ngụm cà phê

Chải răng ngay sau khi ăn

Việc chải răng ngay sau khi ăn được xem là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng ăn tỏi hôi miệng phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả tốt, người dùng nên sử dụng các loại kem đánh răng có mùi hương bạc hà, vừa làm mát khoang miệng, vừa cải thiện mùi tỏi tốt hơn loại kem đánh răng thường.

Ăn dưa chuột

Dưa chuột không chỉ được biết đến với tác dụng làm đẹp da, cung cấp độ ẩm. Một số chất trong quả dưa chuột còn có khả năng loại bỏ mùi. Vậy nên sau khi ăn tỏi, các bạn có thể ăn vài miếng dưa chuột để làm giảm mùi hôi.

Uống nước trà xanh trị ăn tỏi hôi miệng

Hợp chất polyphenol trong trà xanh có thể ngăn chặn và kiểm soát sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra mùi hôi. Chỉ với vài ngọn trà xanh đun cùng nước và dùng nước đó để uống hoặc súc miệng là bạn đã có một hơi thở thơm mát.

Ăn tỏi hôi miệng cải thiện bằng cách ngậm đường

Nhiều người còn chữa hôi miệng đắng miệng khi ăn tỏi bằng cách ngậm 1 muỗng đường cát trắng. Tới khi đường tan hết, họ sẽ uống một ly nước lọc cho sạch là có thể loại được mùi hôi miệng từ thức có tỏi nói chung cũng như mùi của loại thực phẩm này nói riêng.

Ăn tỏi hôi miệng phải làm sao? Ngậm 1 lát chanh

Nếu như bạn đang băn khoăn không biết ăn tỏi bị hôi miệng phải làm sao thì có thể ngậm vài lát chanh hoặc súc miệng bằng nước cốt chanh pha loãng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng với những người có thể ăn chua được.

Chanh có tính axit cao nên giúp loại bỏ mùi hôi hơi thở cực hiệu quả
Chanh có tính axit cao nên giúp loại bỏ mùi hôi hơi thở cực hiệu quả

Chai xịt thơm miệng

Sử dụng chai xịt thơm miệng là cách “chữa cháy” cấp tốc trong tình huống bạn cần hơi thở thơm tho ngay lập tức. Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm xịt thơm miệng với giá cả đa dạng cho bạn lựa chọn.

Dùng baking soda

Nếu mùi tỏi quá nặng, trong khi bạn cần lấy lại hơi thở thơm tho ngay lập tức vì có cuộc gặp khách hàng, đối tác thì có thể áp dụng cách đánh răng với baking soda. Để thực hiện phương pháp này, các bạn có thể đánh răng với một tí baking soda pha cùng một vài giọt bạc hà hoặc dầu cây trà, dầu chanh để giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

Sử dụng giấm táo trị

Có lẽ nhiều người không biết rằng, giấm táo pha loãng là một loại nước súc miệng tuyệt vời nhằm loại bỏ mùi hôi của hơi thở. Nếu nhà trong tủ bếp nhà bạn có giấm táo thì có thể dùng chúng để “chữa cháy” ngay.

Ăn cần tây

Sẽ có những người ăn được và không ăn được cần tây. Tuy nhiên, cần tây cũng được xếp vào loại thực phẩm có thể giúp giảm nhanh mùi hôi khó chịu do tỏi gây ra. Nếu người dùng không ngại mùi cần tây thì có thể nhai sống 1 – 2 nhánh cần tây hoặc ép lấy nước để uống. Chỉ sau vài phút sử dụng, mùi hôi từ tỏi trong miệng sẽ biến mất một cách kỳ diệu.

Có thể ăn sống cần tây hoặc ép lấy nước uống để trị mùi hôi miệng
Có thể ăn sống cần tây hoặc ép lấy nước uống để trị mùi hôi miệng

Súc miệng bằng tinh dầu bạc hà

Trường hợp súc miệng với nước muối thông thường không mang lại hiệu quả, bạn có thể nhỏ thêm một ít tinh dầu cây trà hoặc tinh dầu bạc hà. Sau đó tiến hành súc miệng lại bằng nước để loại bỏ vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng để làm gia tăng hiệu quả khi trị ăn tỏi hôi miệng.

Ngoài những cách này ra, người dùng có thể uống sữa bò để làm lấn át đi mùi hôi khó chịu sau khi ăn tỏi.

Lưu ý trong việc chữa hôi miệng khi ăn tỏi

Việc sử dụng các mẹo cải thiện mùi hôi khi ăn tỏi được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để các phương pháp này có thể phát huy được tác dụng tối đa cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Các bạn cần chú ý một số vấn đề khi chữa ăn tỏi bị hôi miệng như sau:

Hạn chế ăn tỏi để có hơi thở thơm mát hơn
Hạn chế ăn tỏi để có hơi thở thơm mát hơn
  • Cách biện pháp tuy rất an toàn và dễ làm nhưng không phải người dùng nào cũng phù hợp để sử dụng.
  • Không nên quá lạm dụng các cách chữa nêu trên để tránh làm tổn hại đến men răng.
  • Nếu người dùng bị dị ứng với một số thực phẩm, thành phần nguyên liệu trên thì có thể áp dụng các phương pháp khác.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt là sau khi sử dụng các thực phẩm có mùi nặng như tỏi.

Tóm lại, tỏi là một loại nguyên liệu khá nặng mùi. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như số lượng tỏi được ăn mà những cách chữa bệnh trên sẽ cho hiệu quả khác nhau. Để hạn chế tình trạng ăn tỏi hôi miệng, người dùng nên hạn chế dung nạp loại thực phẩm này. Đặc biệt là khi có những cuộc gặp quan trọng thì nên chủ động không sử dụng tỏi. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn biết thêm thông tin hữu ích trong việc chữa hôi miệng khi ăn đồ ăn có mùi.

Đừng bỏ lỡ:

ArrayArray
5/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *