Đắng miệng hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị triệt để

5/5 - (10 bình chọn)

Dù đã vệ sinh răng rất sạch sẽ nhưng tình trạng đắng miệng hôi miệng vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và thường do các bệnh lý răng miệng. Trong đó, có cả một số bệnh lý mãn tính. Để biết nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách điều trị triệt để, các bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

Miệng đắng và hôi là bệnh gì? Triệu chứng

Đắng miệng hôi miệng là một triệu chứng khiến cho hơi thở có mùi khó chịu và làm vị giác bị thay đổi. Thông thường đắng miệng là phản ứng do ăn thức ăn chua hoặc cay gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hoặc xảy ra bất thường thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Miệng hôi kèm theo đắng khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp
Miệng hôi kèm theo đắng khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp

Tùy theo từng nguyên nhân, hơi thở của mỗi người sẽ có những mùi hôi khác nhau. Có người có thể cảm thấy mùi trong hơi thở của mình nhưng một số khác thì không. Thậm chí vấn đề này khiến nhiều người trở nên kém tự tin và không nếm được vị của thực phẩm khi ăn uống.

Tình trạng đắng miệng hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì?

Đắng miệng và hôi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đó có thể là do một số bệnh mãn tính từ các bộ phận bên trong cơ thể ảnh hưởng tới vị giác. Cũng có thể là do bệnh lý ở răng, nướu. Để biết được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng miệng hôi và đắng, người bệnh cần xem xét lại thói quen ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc răng miệng hàng ngày. Hoặc đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám cụ thể.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến giúp bạn có thể dễ dàng xác định lý do vì sao miệng đắng hơi thở hôi khó chịu:

Đắng miệng hôi miệng do bệnh nha chu

Đây là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xảy ra với những người không có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Lợi khỏe mạnh, săn chắc sẽ giúp răng đứng vững trong ổ răng. Nếu bị viêm lợi nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vị giác, mùi của hơi thở. Nhưng viêm lợi nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chuyển thành bệnh viêm nha chu.

Khác với lợi khỏe mạnh có màu hồng san hô, khi bị viêm lợi sẽ chuyển thành màu đỏ sậm, sưng to kèm theo tình trạng đau nhức và hơi thở có mùi khó chịu. Một số trường hợp nặng có thể xuất huyết cùng với mủ. Lúc này mủ chảy vào khoang miệng làm lưỡi đắng và khó cảm nhận được vị ngon cũng như mùi vị thức ăn. Đây chính là lý do khiến miệng đắng và hôi.

Do áp xe răng

Đây là một dạng nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm gây hôi miệng chảy máu chân răng. Thực chất chúng là một khối u nằm ở dưới chân răng. Người bị bệnh này thường cảm thấy đau đớn, khó khăn trong việc ăn nhai hàng ngày. Khi khối u bị vỡ, cơn đau sẽ giảm nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn còn. Cũng bởi điều này mà người bệnh thường xuyên cảm thấy đắng miệng hôi miệng do mùi tanh của mủ gây ra.

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm

Uống nhiều thuốc tân dược

Thuốc tân dược giúp trị bệnh và kháng khuẩn rất hiệu quả nhưng bên cạnh đó chúng lại gây ra những tác dụng không mong muốn. Sử dụng thuốc Tây thường xuyên sẽ khiến gan, thận làm việc “chăm chỉ” để lọc thuốc ra bên ngoài. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng nóng trong, phát sinh ra nhiều bệnh lý nha khoa khác nhau.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng sinh làm ức chế hoạt động bình thường của tuyến nước bọt, khiến chúng tiết ra ít hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn hôi miệng sinh sôi, phát triển. Thuốc thường có vị đắng, sử dụng nhiều sẽ làm lưỡi mất đi khả năng cảm nhận mùi vị như bình thường.

Đắng miệng hôi miệng do hút nhiều thuốc lá

Đắng miệng hôi miệng là kết quả của việc thường xuyên hút thuốc lá. Nicotine trong thuốc lá là một chất không màu nhưng khi cháy chúng sẽ chuyển sang màu nâu và gây mùi khó chịu. Chất này cũng khiến cho răng người dùng bị ố vàng, mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, nhựa thuốc cũng là một thành phần không thể bỏ qua khi nói về tác hại của thuốc lá khiến miệng hôi. Đây cũng là nguyên nhân khiến người hút thuốc khó điều hòa được hơi thở và bị ho liên tục. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến miệng, thành phần này còn tác động tiêu cực đến phổi của người hút cũng như người hít phải khói thuốc.

Triệu chứng của bệnh gan

Tình trạng đắng miệng hôi miệng còn gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do một số bệnh lý về gan như: Gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan cấp và mãn tính. Hoặc trường hợp gan phải làm việc quá tải trong một thời gian dài.

Các vấn đề ở gan gây ra bệnh lý ở răng miệng
Các vấn đề ở gan gây ra bệnh lý ở răng miệng

Đắng miệng hôi miệng là biểu hiện của bệnh ung thư

Trong nhiều trường hợp khác nhau, đắng miệng cũng là biểu hiện của bệnh ung thư. Người bệnh bị mất cảm giác với đồ ngọt, lâu dần là không còn cảm giác với mọi đồ ăn. Do đó, các bạn cần chú ý tới sức khỏe của mình từ những triệu chứng, tình trạng biểu hiện đơn giản nhất.

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày, trào ngược dịch mật có các hiện tượng đi kèm như buồn nôn, nôn ra chất màu xanh hoặc ho, khàn giọng do dịch mật trào lên, khiến cân nặng bị giảm ngoài ý muốn. Đồng thời khiến miệng đắng hôi và không có cảm giác thèm ăn.

Nhiễm ký sinh trùng, giun sán

Giun sán hay các loại ký sinh trùng không chỉ ở trong dạ dày mà chúng còn có thể tồn tại được trong các bộ phận khác của cơ thể. Những loại sinh vật này phá hủy nội tạng và sản sinh các chất độc hại gây ra các mùi hôi khó chịu. Hôi miệng đắng miệng do nhiễm ký sinh trùng có thể phát triển thành bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong.

Bị viêm họng

Viêm họng là bệnh lý do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra. Các loại vi khuẩn này làm tế bào bị phân hủy và gây đắng miệng hôi miệng. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh xã hội thì khoang miệng thường chứa nhiều vi khuẩn hoặc nấm Candida cộng sinh gây lở loét ở cổ họng, đau rát và có giả mạc trong họng, làm hơi thở từ miệng bị đắng và hôi.

Miệng hôi và đắng do đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh về nha khoa nhiều hơn những trường hợp khác. Đặc biệt là các bệnh lý về răng nướu do sự thay đổi đột ngột nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể.
Mang thai thường đi kèm với hiện tượng nôn ói, ốm nghén. Việc này khiến thức ăn, axit và các dịch vị tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, miệng. Chính dịch vị này là nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi miệng.

Phụ nữ có thai khả năng mắc các bệnh về răng miệng rất cao
Phụ nữ có thai khả năng mắc các bệnh về răng miệng rất cao

Một số nguyên nhân gây đắng, hôi miệng khác

Ngoài những bệnh lý nêu trên, tình trạng đắng miệng hôi miệng còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

  • Do ăn các loại thực phẩm có mùi
  • Do nhịn đói, ăn kiêng
  • Do bị sâu răng
  • Trường hợp niềng răng, bọc răng
  • Người bị mắc hội chứng Sjogren
  • Do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt
  • Do căng thẳng quá độ
  • Bị hôi miệng do di truyền
  • Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng khiến miệng hôi và đắng
  • Bị tổn thương dây thần kinh

Ảnh hưởng của tình trạng đắng miệng hôi miệng

Đắng miệng hôi miệng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như vị giác của người bệnh. Cụ thể mức độ ảnh hưởng như sau:

Ảnh hưởng đến vị giác

Cảm giác miệng đắng, mất vị và có mùi hôi thật khó chịu. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy chán ăn hoặc ăn không có ngon miệng vì không cảm nhận được mùi vị của thức ăn.

Tình trạng này kéo dài cũng sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Làm bạn mất sức, suy giảm đề kháng đồng thời dễ mắc các bệnh lý hơn bình thường. Chán ăn sẽ nguy hiểm hơn nếu như xuất hiện ở trẻ nhỏ vì đây là giai đoạn các con cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng để có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não.

Miệng hôi và đắng ảnh hưởng đến cuộc sống

Chúng ta sẽ không có đủ tự tin khi muốn giao tiếp với một ai đó trong khoảng cách gần nếu như miệng bị đắng và hôi. Do đó, cách mà bạn thể hiện cũng sẽ thay đổi do bị thiếu tự tin. Bên cạnh đó, miệng đắng hơi thở hôi có thể làm bạn mất điểm ngay từ lần gặp đầu tiên cũng như khiến đối phương cảm thấy không thoải mái.

Răng miệng có mùi hôi khiến người đối diện cảm thấy khó chịu
Răng miệng có mùi hôi khiến người đối diện cảm thấy khó chịu

Nếu không muốn cuộc sống của mình cứ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này, các bạn cần tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục càng sớm càng tốt. Trường hợp không thể thực hiện tại nhà, bạn hãy đến phòng khám nha khoa để kiểm tra và có phương pháp điều trị cụ thể.

Phương pháp điều trị đắng miệng hôi miệng triệt để

Nhằm giúp các bạn có thể giải quyết dứt điểm tình trạng đắng miệng hôi miệng một cách triệt để. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn 3 phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là Tây y, Đông y và chữa hôi, đắng miệng theo bài thuốc dân gian. 3 phương pháp điều trị Đông – Tây – mẹo dân gian cụ thể như sau:

Thuốc Tây y chữa hôi đắng miệng

Mỗi loại thuốc Tây sẽ có những thành phần và đặc tính sử dụng riêng. Vậy cần sử dụng nào loại để cho hiệu quả tốt nhất? Danh sách một số loại thuốc Tây y giúp trị dứt điểm tình trạng này gồm có:

  • Thuốc trị đắng miệng hôi miệng Breath Pearls: Là sản phẩm nhập khẩu từ Úc, lọt vào danh sách top các loại thuốc trị hôi miệng phổ biến và tốt nhất hiện nay. Giá tham khảo: 260.000 đồng/hộp.
  • Thuốc điều trị hôi miệng đắng miệng Detoxic: Đây là một sản phẩm nhập ngoại từ nước Nga. Detoxic được sản xuất từ các loại thảo mộc thiên nhiên. Thuốc đang được bán với giá khoảng 355.000 đồng/hộp.
  • Thuốc chữa miệng đắng hôi Komil: Sản phẩm được bào chế dưới dạng siro, giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng. Giá tham khảo: 290.000 đồng/chai 100ml.
  • Thuốc chống hôi, đắng miệng Kin Gingival Mouthwash: Thuốc chống hôi miệng của Tây Ban Nha này là sản phẩm không có chứa cồn. Do đó, Kin Gingival Mouthwash không gây ra cảm giác cay rát cũng như không kích ứng nướu và lợi. Giá bán: 120.000 đồng/chai.

Lưu ý, những loại thuốc Tây nêu trên đều cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Chính vì thế, người bệnh không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng.

Đông y điều trị đắng miệng hôi miệng

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, người dùng có thể sử dụng các bài thuốc Đông y như sau:

  • Bài thuốc 1: Bạn cần chuẩn bị 15g đinh hương, 90g cam thảo, 45g tế tân và quế tâm, 30g xuyên khung. Tán tất cả thành phần này thành bột mịn, trộn đều với mật ong rồi nặn thành từng viên 5g. Mỗi ngày trước khi bạn đi ngủ hãy uống 1 viên.
  • Bài thuốc 2: Cam thảo, tế tân, quất bì, quế tâm, mỗi vị đều lấy 50g và tán thành bột, Dùng táo nhục, mật ong luyện thành viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần người bệnh chỉ cần sử dụng 5-10g trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc 3: Các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có hương nhu 40g sắc với 200ml nước. Khi nước cô đặc lại thì có thể sử dụng để súc miệng hàng ngày. Nên sử dụng chúng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý bạn chỉ ngậm nước hương nhu cô đặc trong 1-2 phút rồi nhổ ra.
  • Bài thuốc 4: Bài thuốc này cần các thành phần dược liệu như: 5g hoàng liên, 6g quy thân, 12g sinh địa, 6g thăng ma và đơn bì 6g. Cho tất cả các vị thuốc này vào trong nồi, đổ nước vừa đủ và sắc đến khi nước cạn còn ⅓, chia uống ngày 2 lần. Bài thuốc này sẽ giúp người dùng thanh vị hỏa, cải thiện tình trạng hôi miệng và đắng miệng và khát nước.

Ưu điểm của phương pháp điều trị hôi miệng bằng Đông y là lành tính và an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên, cách thực hiện khá vất vả và tốn thời gian. Hơn nữa, người dùng không thể làm nhiều một lúc vì như thế sẽ khiến thuốc dễ bị hư hỏng. Do vậy, cần cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.

Xem thêm: Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng hôi miệng

Ngoài phương pháp điều trị đắng miệng hôi miệng bằng Đông và Tây y, có rất nhiều mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả. Ví dụ như:

Chanh tươi là mẹo dân gian giúp trị chữa mùi hơi thở rất hiệu quả
Chanh tươi là mẹo dân gian giúp trị chữa mùi hơi thở rất hiệu quả
  • Dùng chanh tươi vắt lấy nước, hòa với mật ong vừa đủ ngọt. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 1 -2 thìa canh.
  • Chữa hôi miệng bằng quả lê đã được loại bỏ vỏ và hạt. Sau đó, thái lê thành miếng mỏng và ngâm với nước sôi trong khoảng nửa ngày. Bạn có thể dùng nước này để uống thay nước trong 2 – 3 ngày. Chú ý bảo quản nước trong tủ lạnh để tránh hư hỏng.
  • Dùng một nắm rau ngò gai sắc đặc lấy nước, bỏ thêm vào hạt muối. Tình trạng hôi, đắng miệng sẽ giảm trong vòng 2 -3 ngày súc miệng liên tục.

Bị hôi miệng nên và không nên ăn gì?

Các thực phẩm cũng góp phần ảnh hưởng tới mùi của cơ thể nói chung và mùi trong khoang miệng nói riêng. Một số thực phẩm nên và không nên ăn nhằm giảm, cải thiện tình trạng hôi miệng, đắng miệng như:

Hôi miệng đắng miệng nên ăn gì?

Nếu chẳng may bị đắng miệng hôi miệng “ghé thăm”, bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột vào bữa sáng và trưa. Thức ăn giàu protein hãy sử dụng vào buổi tối. Vậy bị hôi và đắng miệng chính xác nên ăn gì? Dưới đây là 3 loại thực phẩm mà bạn nên sử dụng để cải thiện tình trạng trên:

  • Bổ sung các loại rau quả như: Xà lách, dưa chuột, cần tây,… Đây là những loại thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng để ngăn ngừa, làm sạch mảng bám. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ trong việc làm trung hòa axit trong miệng. Trong đó, dâu tây, táo hoặc mía giúp làm tăng bài tiết nước bọt và hỗ trợ làm giảm mảng bám trên răng, khiến hơi thở trên nên thơm tho hơn. Bên cạnh đó, các chất có trong táo, dâu tây còn kích thích lợi khuẩn hoạt động, tẩy sạch các chất còn sót lại từ thức ăn.
  • Trà xanh: Thành phần có trong trà xanh là polyphenol tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ và ngăn ngừa các mảng bám trên răng. Từ đó giúp làm giảm tình trạng miệng hôi kèm theo đắng chát. Được biết trong trà xanh còn chứa fluoride giúp bảo vệ lớp men răng, chống sâu răng hiệu quả. Uống trà xanh hàng ngày là giải pháp giúp cải thiện tình trạng hôi miệng rất tốt cho sức khỏe.
  • Sữa chua nguyên chất không đường: Axit Lactic trong sữa chua có tác dụng làm giảm lượng chất hydrogen sulphide – thủ phạm gây ra chứng đắng và hôi miệng. Đồng thời sữa chua không đường còn giúp giảm mảng bám, bệnh lý về răng miệng, từ đó cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.
Sữa chua không đường rất tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm tình trạng hơi thở có mùi hôi
Sữa chua không đường rất tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm tình trạng hơi thở có mùi hôi

Miệng hôi và đắng không nên ăn gì?

Có một số thực phẩm dùng làm gia vị sẽ khiến món ăn hấp dẫn và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở. Sau đây là một thực phẩm bạn nên tránh nếu không muốn bị hôi miệng đeo bám:

  • Hạn chế các thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, dưa muối,… Các loại rau quả có mùi nồng như củ cải, sầu riêng,.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, mỡ,… Bởi các thực phẩm giàu đạm rất khó tiêu hóa và dễ sinh ra mùi hôi miệng. Hơn nữa, những thực phẩm này còn dễ mắc vào kẽ răng, nếu không được loại bỏ chúng sẽ khiến vi khuẩn phát triển, phá hủy men răng, gây mùi khó chịu ở miệng.
  • Hạn chế uống các chất có cồn như rượu, bia, … Giảm sử dụng cà phê, thuốc lá,…

Lưu ý khi bị hôi miệng và đắng miệng

Muốn cải thiện hoặc chấm dứt tình trạng hôi miệng, đắng miệng, điều cần thiết nhất là bạn phải tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng bằng muối pha loãng thường xuyên.
  • Uống đủ nước và hạn chế hút thuốc, sử dụng đồ uống có gas, trà hoặc cà phê,..
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn diện theo định kỳ. Điều này có thể giúp bạn biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên cũng như ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa khác.
  • Có thể nhai kẹo bạc hà hoặc hương hoa quả để giảm tình trạng hôi miệng.
  • Ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là quýt và cam để ngừa tình trạng đắng miệng.
  • Sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ (nếu có).
Lựa chọn nha khoa uy tín để khám chữa bệnh về răng miệng
Lựa chọn nha khoa uy tín để khám chữa bệnh về răng miệng

TOP địa chỉ chữa miệng đắng, hôi miệng hiệu quả

Trường hợp nếu thực hiện chữa đắng miệng hôi miệng theo các phương pháp trên mà không đem lại hiệu quả. Người bệnh cần tới thăm khám tại các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện có khoa Răng – Hàm – Mặt trên toàn quốc. Tại đây, các bạn sẽ được thăm khám, điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là một số địa chỉ chữa hôi, đắng miệng hiệu quả:

  • ViDental Care – ViDental Care: Vindental Care là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Khoa Việt Nam. Vindental Care mang đến dịch vụ chăm sóc và điều trị răng miệng toàn diện nhờ ứng dụng công nghệ. Người bệnh có thể tới địa chỉ số 30, đường Phạm Văn Đồng, khu Cầu Giấy, Hà Nội để thăm khám và điều trị.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội: Đây là bệnh viện tuyến trung ương về răng hàm mặt – nơi quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, quá trình thăm khám nhanh chóng, hiệu quả. Bệnh viện là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng. Địa chỉ: 40 Tràng Thi – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM: Đây là bệnh viện chỉ đạo chuyên khoa cho 32 tỉnh thành phía Nam. Bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ đa dạng, trong đó có khám và điều trị tình trạng đắng miệng hôi miệng. Địa chỉ của bệnh viện này ở số 201A, đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108: Đây cũng là bệnh viện tuyến trung ương chuyên khám chữa đa khoa cho cả người dân và người trong ngành. Trong đó, bệnh viện có cả điều trị, thẩm mỹ nha khoa răng, hàm, mặt. Nếu có nhu cầu khám chữa các bệnh lý về nha khoa, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nơi đây làm địa chỉ thăm khám uy tín. Để điều trị bệnh hôi miệng, người bệnh có thể tìm tới địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện vừa là cơ sở đào tạo, vừa làm nhiệm vụ khám chữa bệnh uy tín khắp cả nước. Nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm và tay nghề cao nên vấn đề thăm khám, chữa trị các bệnh lý răng miệng tại đơn vị này luôn đạt hiệu quả cao. Bệnh viện Đại Học Y tọa lạc tại số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng đắng miệng hôi miệng, nguyên nhân và phương pháp điều trị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng bệnh cũng như biết cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, cần chú ý theo dõi để có phương án xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt sẽ góp phần làm giảm nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm khác.

Đừng bỏ lỡ:

ArrayArray

5/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *