Bọc răng sứ: Những thông tin quan trọng cần biết nhất

5/5 - (3 bình chọn)

Bọc răng sứ được xem là xu hướng làm đẹp thu hút được rất nhiều người quan tâm, chú ý hiện nay. Trên internet, nhiều thông tin liên quan đến vấn đề bọc răng sứ khác nhau, làm bạn đọc phân vân không biết đúng sai ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn.

Răng sứ là gì?

Răng sứ được làm bằng chất liệu sứ với mục đích nhằm tái tạo lại tính thẩm mỹ cũng như chức năng cơ bản của răng. Sứ là một loại vật liệu có khả năng sao chép được khá nhiều các đặc tính vẻ ngoài cũng như chức năng của răng thật.

Hình ảnh răng sứ
Hình ảnh răng sứ

Bọc răng được chia thành 2 loại tương ứng với phân loại phục hình khác nhau:

  • Bọc sứ cho răng cố định: Bác sĩ sẽ tiến hành gắn cố định bằng keo lên răng thật hoặc trên implant.
  • Bọc sứ cho răng tháo lắp: Răng sứ trên hàm giả của bạn có thể tháo ra lắp vào (hoặc hàm giả trên implant) hàng ngày mà không cần đến nha sĩ.

Bọc răng sứ trên răng thật yêu cầu răng gốc phải được xử lý bằng công đoạn mài, dũa thành hình dạng nhỏ hơn. Hoạt động này nhằm tạo không gian cho răng sứ, được gọi là cùi răng. Cùi răng phải thiết kế sao vừa đủ độ dày tự nhiên của khoang miệng và độ lưu giữ đảm bảo sự gắn dính lâu dài của răng sứ.

Răng sứ được tạo riêng cho mỗi cá nhân khác nhau, không ai giống của ai. Bác sĩ sẽ dựa trên mẫu cùi răng của khoang miệng đã được sao chép khi tiến hành lấy dấu răng.

Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì?

Khái niệm này dùng để chỉ các trường hợp muốn tận dụng kỹ thuật bọc răng sứ cơ bản để cải thiện các răng có hình thể, màu sắc cũng như vị trí không đẹp. Những trường hợp cần bọc răng sứ thẩm mỹ hoàn toàn cần phục hồi răng sứ trên 8 – 10 răng phía trước ở mỗi hàm, tổng cộng vào khoảng 16 – 20 răng cho cả hai hàm.

Bọc răng sứ thẩm mỹ giúp cải thiện hàm răng tự nhiên được đẹp hơn
Bọc răng sứ thẩm mỹ giúp cải thiện hàm răng tự nhiên được đẹp hơn

Bạn hoàn toàn có thể bọc răng sứ thẩm mỹ dù răng thật còn nguyên vẹn và không xuất hiện bệnh lý. Đây là nhu cầu riêng của mỗi người nhưng cần đảm bảo về mặt sức khỏe.

Ưu điểm của thủ thuật này chính là độ bền và độ lưu giữ lâu. Đặc biệt rất phù hợp với các trường hợp mòn răng, cần tái lập khớp cắn toàn hàm, kích thước răng ngắn hay lực nhai quá mạnh.

Nhược điểm của phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ này là lấy đi khá nhiều cấu trúc răng. Nếu thực hiện không đúng và đảm bảo vô trùng hoàn toàn có thể gây hại lên tủy răng gốc.

Hiện nay có nhiều người thường nhầm lẫn thủ thuật bọc răng thẩm mỹ với với dán răng sứ thẩm mỹ. Mục đích của 2 phương pháp này đều là đem đến nét đẹp cho hàm và nụ cười tự nhiên nhưng chúng khác nhau về bản chất lưu giữ, vật liệu dán cùng cách thức thực hiện.

Hiện nay, trào lưu bọc sứ cho răng đem lại thẩm mỹ đang rất thịnh hành tại Việt Nam. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng được phép bọc răng sứ vì chúng cũng tiềm ẩn khá nhiều tác hại mang tính lâu dài cùng nguy cơ gây mất răng cao.

Các trường hợp nên bọc răng sứ

Làm răng sứ là tên gọi chung nhất cho cả lắp mão răng sứ và cầu răng sứ. Nhưng bạn cần hiểu rằng chỉ định cho mỗi loại phục hình này là khác nhau. Bạn cần được bác sĩ khám và tư vấn rõ ràng trước khi lựa chọn phương pháp nào phù hợp với nhu cầu, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng tài chính của mình.

Trường hợp răng bị sâu hoặc vỡ mẻ nên thực hiện phương pháp này
Trường hợp răng bị sâu hoặc vỡ mẻ nên thực hiện phương pháp này

Bạn nên bọc răng sứ nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Răng bị sâu hoặc bị gãy vỡ nghiêm trọng: Trường hợp đầu tiên cần đến thủ thuật bọc răng sứ chính là răng bị sâu nghiêm trọng hoặc bị gãy, vỡ do chấn thương. Lúc này, áp dụng phương pháp điều trị trám răng thông thường không còn đảm bảo độ bền vững lâu dài và bọc sứ chính là lựa chọn bảo vệ răng hiệu quả nhất.
  • Răng bị nứt: Chấn thương hoặc lực nhai quá mạnh dẫn đến có vết nứt trên răng, gây cảm giác đau và ê buốt kéo dài. Khi ăn uống, thức ăn cứng có thể tiếp tục khiến đường nứt lan rộng và dẫn đến vỡ răng vô cùng nguy hiểm.Vì vậy, bạn cần đi khám sớm khi vết nứt răng còn nông và thực hiện bọc sứ để có thể giữ được răng.
  • Mẻ vỡ múi răng: Các múi răng là nơi chịu nhiều lực nhai hàng ngày nhất. Nếu răng đã bị mẻ múi rất khó để có thể phục hồi bằng cách trám được, bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ để đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ ban đầu.
  • Mòn răng: Nếu có thói quen nghiến răng hoặc siết chặt răng, theo thời gian răng của bạn sẽ bị ngắn đi. Tình trạng này cũng có thể xuất phát do các vấn đề liên quan đến acid dạ dày (trào ngược), thói quen ăn uống hàng ngày,… và gây cảm giác ê buốt vô cùng khó chịu. Để phòng ngừa mòn răng kéo dài gây viêm tủy hoặc chết tủy răng, bác sĩ sẽ áp dụng cách phục hồi mão răng sứ. Phương pháp này còn nhằm để nâng cao khớp cắn và tái lập toàn hàm tốt hơn.
  • Răng bị biến đổi về màu sắc và hình đáng bất thường: Đây là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải hiện nay do yếu tố bẩm sinh hoặc dùng quá nhiều nước chè tươi, hút thuốc lá,… Điều này gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp, bọc sứ sẽ giúp điều chỉnh đem lại thẩm mỹ, đem đến cho bạn nụ cười tự tin rạng rỡ.
  • Phần tủy trong răng bị yếu: Tủy yếu là trường hợp phần mô răng còn lại yếu hơn bình thường. Tiến hành bọc sứ sẽ giúp bảo vệ mô răng còn lại trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, răng chết tủy sẽ không bọc sứ được vì tỷ lệ bị nứt vỡ và mất răng sau này là khá cao.

Bọc răng sứ có tốt không?

Bọc răng sứ là thủ thuật khá phổ biến, được áp dụng tại nhiều bệnh viện cũng như phòng khám nha khoa tư nhân trên thị trường. Vậy bọc sứ cho răng có thật sự tốt và cần thiết không?

Về ưu điểm của phương pháp:

  • Phần sứ sau khi được bọc có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sâu răng, tránh sự bào mòn của acid.
  • Bọc răng sứ còn hỗ trợ, tránh bị chết tủy khỏi bể vỡ sau điều trị tủy và giữ lại các phần răng bị nứt.
  • Thay đổi hình dạng thẩm mỹ của hàm răng tuỳ ý, đem đến cho bạn nụ cười tươi hơn, trắng hơn và đầy tự tin.
  • Bọc sứ cho răng được xem là lựa chọn phục hình khá bền vững, trung bình có độ bền trong khoảng từ 10 – 15 năm, ít phải sửa chữa hơn các phục hồi khác.
  • Mão răng được thực hiện đúng quy trình sẽ cho tỷ lệ thành công cao hơn các phục hồi khác mà giá thành cũng không quá cao.

    Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, phương pháp này còn giúp ngăn chặn các bệnh lý về khoang miệng
    Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, phương pháp này còn giúp ngăn chặn các bệnh lý về khoang miệng

Nhược điểm của thủ thuật bọc răng sứ:

  • Để bọc răng sứ, răng cần được tác động để trở thành hình dạng phù hợp cho khuôn sứ. Vì vậy thường mất thêm khá nhiều mô răng tự nhiên và hoàn toàn không có khả năng phục hồi lại được.
  • Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm với nhiệt độ cao hoặc thấp sẽ cảm giác không thoải mái ngay sau khi làm.
  • Hoạt động cắn hoặc nhai sau khi bọc răng có khá nhiều trở ngại. Trong trường hợp xuất hiện mẻ sứ cần tái khám và điều chỉnh kịp thời.
  • Một vài tình huống đặc biệt, xi-măng gắn răng sứ bị tan mất hoặc lão hóa khiến cho mão răng bị lỏng. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên dưới gây ra sâu răng.
  • Chi phí bọc răng sứ tốn kém hơn các phục hồi trực tiếp khác như trám răng.
  • Một vài trường hợp rất hiếm gặp bị viêm chân răng do cơ thể không thích nghi được với kim loại.

Quy trình thực hiện đúng tiêu chuẩn

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người dân, có rất nhiều loại răng sứ khác nhau được làm từ các loại vật liệu siêu bền và đảm bảo an toàn, có thể kể đến như:

  • Kim loại: Crom-Coban, Cr-Ni, vàng hay titanium,…
  • Sứ: Sứ thủy tinh hoặc sứ thiêu kết (sứ đắp),…
  • Zirconia: Các vật liệu của nguyên tố kim loại Zirconium này có thể kết hợp với nhau tùy theo mục đích. Bác sĩ sẽ chỉ định đối với cầu mão răng sứ phù hợp.

Nhìn chung, đa phần những loại răng sứ sử dụng rộng rãi ngày nay đều có ưu và nhược điểm nhất định. Không có bất cứ một loại vật liệu nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu lý tưởng của quá trình phục hồi răng. Tuy vậy, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và đảm bảo độ bền của răng thật.

Bạn nên đến nha sĩ để được bác sĩ tư vấn chính xác phương pháp bọc phù hợp
Bạn nên đến nha sĩ để được bác sĩ tư vấn chính xác phương pháp bọc phù hợp

Quy trình thực hiện được phân ra thành hai loại, đó là bọc răng sứ truyền thống (nhiều lần hẹn) và học răng sứ một lần hẹn.

Với răng sứ truyền thống, bạn cần đến nha khoa nhiều lần với quy trình như sau:

  • Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành khám và chụp phim, lên kế hoạch bọc răng sứ và các điều trị cần thiết khác. Trong trường hợp muốn giữ hình dạng khớp răng cũ, bạn sẽ cần lấy dấu ban đầu trước để làm răng tạm.
  • Sau đó, bác sĩ gây tê tại vị trí cần làm mão sứ, đặt các sợi chỉ tách nướu để tránh làm tổn thương khi mài răng. Đôi khi cũng cần phải trám phục hồi để hình dạng cùi răng đủ độ cao.
  • Sau đó, bạn sẽ được bọc mão răng tạm lên trên cùi răng. Thông thường chúng sẽ được làm bằng nhựa hoặc composite có thể tháo ra trong lần hẹn sau.
  • Bên phòng khám sẽ mất khoảng vài ngày để làm phần răng sứ phù hợp. Tiếp đó là thử trên cùi răng thật để kiểm tra độ ăn khớp với các răng xung quanh và nhiều yếu tố khác.
  • Nếu đạt đủ tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch cùi răng, kiểm tra lại khớp cắn, lắp phần sứ lên, điều chỉnh hoặc đánh bóng nếu cần.

Đối với răng sứ một lần hẹn, thời gian sẽ được rút ngắn hơn nhiều và các quy trình cũng được giảm bớt:

  • Đầu tiên, bác sĩ tiến hành lấy dấu cùi răng của bạn bằng máy (Intraoral Scanner). Thao tác này được thực hiện khá nhanh và ít khó chịu hơn lấy dấu bằng vật liệu thông thường.
  • Sử dụng dấu kỹ thuật số đã có để thiết kế và thực hiện bọc răng ngay tại phòng khám. Bạn có thể đợi trong khoảng từ 1 – 3 giờ tại phòng khám tùy vào số lượng răng sứ và độ khó của hàm.
  • Khi đã có mão răng, bạn sẽ được gắn răng trực tiếp, kiểm tra tổng quát lại để phòng ngừa biến chứng.

Bọc răng sứ hết bao nhiêu? Địa chỉ thực hiện uy tín

Bọc răng sứ là thủ thuật nha khoa phổ biến giúp mang lại bộ răng trắng đẹp tự nhiên cho bạn. Vậy bọc răng sứ hết bao nhiêu tiền? Bạn đọc có thể theo dõi một số giá tham khảo khi bọc sứ như sau:

  • Răng sứ kim loại: 1.500.000 đồng/ răng.
  • Răng sứ titan: 4.000.000 đồng/ răng.
  • Bọc răng sinh học: 5.500.000 đồng/ răng.
  • Bọc răng Lava Plus: 7.000.000 đồng/ răng.
  • Bọc sứ Scan: 7.000.000 đồng/ răng.
  • Bọc sứ Veneer: 6.000.000 đồng/ răng.

Tuy nhiên, để có bộ răng sứ chuẩn và giữ được trong thời gian dài còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, địa chỉ thực hiện uy tín là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Dưới đây là một vài địa chỉ bệnh viện hàng đầu có dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ đẹp, đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo:

Khoa Răng của bệnh viện TW Quân đội 108

Địa chỉ uy tín hiện nay đó chính là Khoa Răng của bệnh viện TW Quân đội 108. Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn đoán, điều trị các bệnh về răng miệng hoặc bọc sứ cho bộ đội, hộ chính sách, người có bảo hiểm y tế và nhân dân có nhu cầu.

Khoa Răng của bệnh viện TW Quân đội 108 là một sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn
Khoa Răng của bệnh viện TW Quân đội 108 là một sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn

Khoa nổi trội bởi hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là với hệ thống máy chụp X-quang 3D, công nghệ phục hình 3D Shape cùng các thiết bị dụng cụ y tế khác. Tất cả đều được Bộ Y tế kiểm duyệt, vô khuẩn chặt chẽ theo đúng quy chuẩn.

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, ở quận Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 6278 4129.

Khoa Răng miệng của bệnh viện Quân y 103

Khoa Răng của bệnh viện 103 là địa chỉ uy tín chuyên điều trị cho người bệnh ở Hà Nội nói riêng và khắp các tỉnh thành khu vực miền Bắc nói chung. Được sự giúp đỡ của cấp trên, cơ sở vật chất tại đây luôn được cập nhật nhanh, giúp phục hồi thẩm mỹ, bọc răng sứ hay cấy ghép Implant,…

Điều quan trọng nhất tạo nên niềm tin của bệnh viện Quân y 103 đó chính là đội ngũ bác sĩ, giáo sư và trợ thủ nha khoa có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cao. Đặc biệt là sự tận tâm, y đức trong công việc, đem lại cho người dân chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

  • Địa chỉ: Số 261 mặt đường Phùng Hưng, thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0967 811 616.

Bệnh viện RHM Trung Ương chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện RHM TW chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Nơi đây có chức năng khám và điều trị cho nhân dân có nhu cầu về sức khỏe răng miệng, trong đó có bọc sứ.

Tại đây không chỉ có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại mà đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề. Đặc biệt, bạn không cần quá lo lắng về chi phí vì tại viện RHM TW thành phố Hồ Chí Minh có cho phép sử dụng Bảo hiểm y tế của Nhà nước.

  • Địa chỉ: Số 201A, mặt đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Q. 5, Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 385 56732.

Những lưu ý sau khi thực hiện bọc răng sứ

Sau khi đã bọc răng, để duy trì răng miệng luôn khỏe mạnh với tuổi thọ lâu dài không phải là điều dễ dàng. Đã có rất nhiều trường hợp bọc răng sứ nhưng không giữ vệ sinh cẩn thận dẫn đến viêm lợi hoặc nhiễm trùng.

Đồ ăn quá cứng hay quá dai không hề phù hợp với hàm răng của bạn lúc này
Đồ ăn quá cứng hay quá dai không hề phù hợp với hàm răng của bạn lúc này

Vì vậy, bạn cần chú ý những một vài vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống hàng ngày: Dù răng sứ khá chắc chắn với độ chịu lực cao, thế nhưng bạn vẫn nên chú ý nhai với lực vừa phải. Tránh sử dụng những đồ ăn quá cứng, quá dai để không làm mẻ, vỡ răng sứ hoặc gây ê buốt. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn những thực phẩm quá ngọt, quá chua với nhiệt độ thấp vì sau khi bọc sứ, hệ thần kinh của răng nhạy cảm hơn rất nhiều.
  • Thói quen chăm sóc răng miệng: Sau khi bọc răng sứ, bạn cần chú ý chăm sóc chu đáo như răng thật. Nên tập thói quen đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày hoặc sau bữa ăn với bàn chải có lông mềm. Đặc biệt chú ý làm sạch kỹ răng, chân răng và kết hợp thêm chỉ nha khoa.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Bạn cần chú ý thăm khám nha khoa đều đặn ít nhất 6 tháng/ lần sau khi đã bọc răng. Thói quen này giúp phát hiện sớm các vấn đề xấu phát sinh trong quá trình dùng mão răng, từ đó có thể xử lý kịp thời với kết quả tốt nhất.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin cần biết về bọc răng sứ, quy trình, giá thành và địa chỉ thực hiện uy tín, đảm bảo. Hy vọng bạn đã nắm vững kiến thức cho mình để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, từ đó làm đẹp cho bản thân và tự tin hơn trong giao tiếp mỗi ngày.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *