Viêm chân răng có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm chân răng có mủ là bệnh lý bệnh lý có khả năng nhiễm trùng diện rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, người mắc bệnh này cần phải điều trị dứt điểm và chăm sóc răng miệng thật tốt để bệnh không tái phát.
Viêm chân răng có mủ là gì?
Viêm chân răng có mủ hay còn được gọi là còn được gọi là áp xe răng. Đây là tình trạng chân răng và nướu răng bị vi khuẩn tấn công. Lâu dần, phần bị tấn công sẽ nhiễm trùng hoặc hình thành nên vôi răng ở nướu dẫn đến viêm chân răng tạo thành túi mủ.
Những người mắc phải căn bệnh này sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu ở phần xương hàm, tai, thái dương và vùng cổ. Nếu không điều trị, viêm chân răng có mủ có thể gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.
Viêm chân răng có mủ thường xuất hiện ở 3 vị sau, đó là:
- Viêm quanh chóp răng: Thường xảy xảy ra ở phần chân răng. Nguyên nhân gây ra là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây viêm.
- Viêm nha chu: Đây là một dạng viêm thường xảy ra trên nướu, dây chằng và xương ổ răng. Viêm nha chu xuất hiện thường là từ bị chấn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, phần viêm có thể lan đến các mô và xương xung quanh chân răng bị viêm.
- Viêm nướu: Nguyên nhân gây viêm nướu thường là do bị vật nhỏ, mảnh, sắt… găm vào lợi gây tổn thương, từ đó gây ra tình trạng sưng đỏ và mưng mủ.
Triệu chứng của bệnh viêm chân răng có mủ
Người bệnh khi bị viêm chân răng có mủ thường gặp cảm giác đau nhói ở vị trí chân răng và phần nướu bao quanh răng. Những cơn đau này thường thay đổi cường độ từ nhẹ cho đến đau dữ dội và có thể kéo dài từ nhiều giờ.
Ngoài ra, viêm chân răng còn một số triệu chứng như:
- Nướu sưng đỏ, mềm, có một khối viêm nhô lên
- Phù nề mặt bên phần có răng bị viêm.
- Đau lan sang phần hàm, tai hoặc vùng cổ.
- Răng trở nên nhạy cảm, đau nhức dữ dội khi có tác động nhẹ lên phần bị viêm như ăn nhai, cắn hay nằm nghiêng về bên phía có răng bị viêm.
- Lợi và răng đổi màu.
- Hơi thở có mùi hôi tanh.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Sốt
Viêm chân răng có mủ có có nguy hiểm không?
Viêm chân răng có mủ là bệnh có biến chứng nguy hiểm vì vậy khi có một trong những triệu chứng như đã liệt kê ở trên thì người bệnh phải tiến hành đến những cơ sở nha khoa gần nhất để thăm khám.
Các bạn nên nhớ, bất kỳ tình trạng viêm nào cũng cần phải được điều trị, kể cả khi túi mủ đã vỡ. Việc thăm khám sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh lý và không gây ra những biến chứng không đáng có.
Nếu chủ quan không điều trị, nhiễm trùng chân răng có thể lan đến phần xương hàm, đầu, cổ và não. Nhiễm trùng răng cũng có thể lây lan đến nhiễm trùng máu.
Do đó, khi có những biểu hiện bất thường nên tới những cơ sở nha uy tín gần nhất để thực hiện khám sàng lọc.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm chân răng có mủ
Nguyên nhân gây ra viêm chân răng có mủ là do vi khuẩn xâm nhập, ngoài ra, nguyên nhân góp phần gia tăng nguy cơ bị viêm chân răng hình thành túi mủ còn có thể do những vấn đề sau:
- Không đảm bảo vệ sinh răng miệng: Việc chăm sóc răng và nướu không đúng các bước theo khuyến cáo và không vệ sinh kẽ răng cũng chính là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý khác.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng những thực phẩm nóng lạnh, chứa nhiều đường, gas và có cồn sẽ khiến răng bị yếu và tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và hình thành nên các bệnh lý nguy hiểm như áp xe răng, viêm tủy,….
- Sử dụng ít nước: Không cung cấp đủ nước sẽ gây ra tình trạng khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng.
Phương pháp điều trị viêm chân răng có mủ
Viêm chân răng có mủ ở trẻ và người lớn đều có thể xảy ra biến chứng không lường trước được. Chính vì vậy, việc chữa viêm chân răng có mủ là việc làm rất cần thiết. Nếu tình trạng bệnh ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể chữa viêm chân răng có mủ tại nhà bằng những phương pháp dân gian. Còn đối với những trường hợp có dấu hiệu như sốt, đau nhức vùng viêm, nổi cục nướu,…thì nên tới phòng khám nha khoa để xử lý phần viêm và điều trị theo chỉ định của nha sĩ.
Bạn có thể tham khảo những phương pháp điều trị dưới đây của chúng tôi.
Chữa viêm chân răng có mủ tại nhà
Mật ong, hoa cúc và đinh hương là 3 nguyên liệu được truyền tai nhau là có công dụng điều trị các triệu chứng do viêm chân răng gây ra. Những nguyên liệu này rất lành tính và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Mật ong
Từ lâu mật ong luôn được biết đến là sản phẩm có công dụng kháng khuẩn, loại bỏ các loại nấm gây ra tình trạng sưng, viêm ở lợi và xoa dịu các cơn đau rát do viêm chân răng có mủ gây ra.
Cách làm:
- Cách 1: Dùng tăm bông hoặc gạc rơ lưỡi thấm mật ong nguyên rồi chấm trực tiếp vào phần chân răng bị viêm.
- Cách 2: Ngậm 1 thìa mật ong nguyên chất khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại với nước. Thực hiện đều đặn ngày 3 lần sẽ thấy tình trạng viêm chân răng thuyên giảm.
Hoa cúc
Hoa cúc là loại thảo dược có tính hàn, tính kháng khuẩn, giảm hôi miệng, loại bỏ mảng bám nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng.
Cách làm:
- Hoa cúc giã nát hoặc xay nhuyễn với 1 lít nước lọc
- Sau đó lọc bỏ bã
- Sử dụng nước trên uống hằng ngày từ 2 đến 3 lần.
- Uống liên tục trong vòng một tháng sẽ cải thiện được tình trạng viêm.
Đinh hương
Đinh hương là một nguyên liệu không còn quá xa lạ, nó được đánh giá là vị thuốc chữa viêm chân răng có mủ mang lại hiệu quả cao. Ngoài khả năng kháng viêm, diệt khuẩn thì đinh hương còn giúp giảm sưng, tiêu viêm, khử mùi hôi và làm dịu các cơn đau nhức dữ dội.
Cách làm:
- Nhai trực tiếp 5 – 7 nụ hoa đinh hương đã phơi khô
- Sau khi nhai nát đinh hương thì đẩy đến đắp lên phần bị viêm.
- Lặp lại từ 2-3 lần/ngày, sau một thời gian người bệnh sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiễm biến mất.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Nếu viêm chân răng có mủ tổn thương ở mức nhẹ thì nha sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị những cơn đau nhức khó chịu. Trong trường hợp ổ viêm đã phát triển mạnh, có dấu hiệu lây lan nha sĩ sẽ dùng các phương pháp tiểu phẫu phù hợp.
Dùng thuốc trị viêm chân răng có mủ
Người mắc bệnh viêm chân răng có thể sử dụng một số loại thuốc tây y để hạn chế những triệu chứng của bệnh gây ra như:
- Thuốc kháng sinh: Sẽ được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm chân răng và ngăn chặn sự phát triển và tấn công của vi khuẩn P. Gingivalis.
- Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol, ibuprofen… để xoa dịu cơn đau nhức do viêm chân răng có mủ gây ra.
- Thuốc kháng viêm non-steroid: Khi người bệnh có dấu hiệu như lợi sưng đỏ, đau nhức và có mủ nha sĩ sẽ chỉ định bạn dùng loại thuốc này. Những người mắc viêm loét dạ dày sẽ không thể sử dụng nhóm thuốc này.
- Thuốc corticosteroid: Đây là nhóm thuốc có tính kháng viêm khá mạnh nên các biểu hiện như đau nhức, sưng đỏ ở lợi và nướu răng, viêm nhiễm chân răng,…sẽ được loại bỏ nhanh chóng. Nếu người bệnh lạm dụng và sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nhóm thuốc kháng sinh trị viêm lợi với hai hoạt chất spiramycin và metronidazol để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Khi sử dụng thuốc giảm đau người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và theo đúng chỉ định của bác sĩ để không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan và dạ dày.
Điều trị viêm chân răng có mủ tại nha khoa
Khi tình trạng viêm ở mức độ nặng, nha sĩ xử lý chỗ bị nhiễm trùng và chỉ định bạn chụp X-quang để xác định vị trí tổn thương và kiểm tra mức độ lây nhiễm để có hướng xử lý kịp thời.
Tùy vào tình trạng bệnh, nha sĩ sẽ có cách chữa viêm chân răng có mủ khác nhau như:
- Dẫn lưu khối mủ: Nha sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ ở vị trí chân răng bị viêm để dẫn lưu khối mủ và làm sạch phần bị viêm nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Lấy tủy răng: Khi vi khuẩn đã ăn sâu vào răng, nha sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng để giữ răng. Răng bị lấy tủy sẽ được trám lại hoặc bọc răng sứ để đảm bảo ăn nhai và độ thẩm mỹ cho bệnh nhân.
- Nhổ răng: Nếu tình trạng viêm ở mức độ nghiêm trọng thì bạn sẽ phải nhổ bỏ răng và trồng lại răng mới.
- Loại bỏ dị vật: Nếu tình trạng viêm của bạn là do dị vật gây ra thì nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ vật gây viêm và làm sạch khu vực bị viêm.
Nếu không thể đi khám răng ngay khi có những dấu hiệu mưng mủ và đau nhức, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm có chứa ibuprofen để hỗ trợ giảm đau. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối sinh lý cũng có thể loại bỏ vi khuẩn và các triệu chứng do bệnh gây ra.
Biện pháp phòng ngừa bị sưng nướu và có mủ
Viêm chân răng có mủ là bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, để tránh tình trạng tốn kém và thời gian điều trị người bệnh hãy tham khảo các phương pháp sau để không mắc phải căn bệnh này:
- Chải răng kết hợp với chà mặt lưỡi ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluor. Sau khi chải răng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn giắt kẽ răng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
- Chỉ nên sử dụng những sản phẩm tẩy trắng và làm sạch răng đã được kiểm định bởi Bộ Y tế.
- Không nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể để tránh mắc các bệnh dẫn đến viêm chân răng có mủ.
- Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ và hoa quả để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và làm sạch răng tự nhiên.
- Nên bổ sung protein từ thực vật trong các bữa ăn chính
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ăn ngọt, thức uống có gas để không gây tổn hại men răng.
- Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để chăm sóc sức khỏe răng miệng và phát hiện kịp thời những bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Viêm chân răng có mủ dù là bệnh lý biến chứng nguy hiểm nhưng nếu chúng ta biết cách phòng ngừa thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Ngoài ra, các bạn nên chú ý đến sức khỏe răng miệng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường tránh tình trạng ủ bệnh, gây khó khăn trong việc chữa trị.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!