Viêm chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị TRIỆT ĐỂ
Viêm chân răng là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Tình trạng này xuất hiện khá nhiều nhưng rất ít người biết rõ thông tin về bệnh viêm lợi chân răng, triệu chứng cũng như cách điều trị kịp thời. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.
Bị viêm chân răng là gì và dấu hiệu nhận biết
Viêm chân răng (bệnh nha chu) là một loại bệnh lý về các vấn đề xung quanh răng và chân răng. Cụ thể là tình trạng tích tụ vi khuẩn, mảng bám và cuối cùng gây ra viêm nhiễm.
Đây là bệnh lý có thời gian ủ bệnh khá lâu, diễn biến âm thầm nên triệu chứng viêm chân răng không dễ dàng để phát hiện ra. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây kết hợp với hình ảnh viêm chân răng để kịp thời nhận diện bệnh:
- Dấu hiệu ban đầu phải kể đến đó chính là phần nướu bị viêm và trở nên sưng phồng. Bạn sẽ thấy lợi không còn hồng hào như trước mà chuyển sang màu đỏ thẫm.
- Chân răng khi chải rất dễ bị chảy máu do nướu bị tổn thương, thậm chí khi dùng chỉ nha khoa hoặc không làm gì lợi cũng chảy máu bất chợt.
- Bị viêm chóp chân răng, bạn sẽ cảm nhận thấy hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Khi gặp những dấu hiệu này, nhiều người thường chủ quan xem đó là bình thường và không điều trị sớm. Tuy nhiên thực chất, viêm chân răng chính là giai đoạn đầu của viêm nha chu.
Nếu kéo dài tình trạng viêm lợi răng, vi khuẩn sẽ lan xuống phá hủy tổ chức nha chu. Theo thời gian, phần nướu tụt xuống để lộ chân răng, răng tách rời khỏi nướu. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, nhức buốt và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây viêm chân răng
Nguyên nhân gây viêm lợi răng đầu tiên phải kể đến đó chính là các mảng bám và vôi răng. Nếu không chải răng thường xuyên hàng ngày để làm sạch, những lớp mảng bám này sẽ dần tích tụ trong miệng bạn và tạo thành cao răng cứng. Chúng bám quanh chân và thân răng với lượng vi khuẩn tập trung ngày càng nhiều gây bệnh.
Ngoài ra, viêm kẽ chân răng còn do những nguyên nhân sau:
- Răng mọc lệch, chen chúc: Răng mọc lệch được xem là tác nhân làm tăng khả năng hình thành của mảng bám và cao răng. Lượng vôi răng càng nhiều, nguy cơ bạn bị viêm chân răng càng cao.
- Sâu răng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm quanh răng. Vùng răng bị bào mòn, tác động đến các dây thần kinh và vi khuẩn có hại lây lan rộng không thể kiểm soát được.
- Khô miệng: Một số loại thuốc khá phổ biến và được nhiều người sử dụng hàng ngày như thuốc trầm cảm, huyết áp… có thể gây khô miệng. Nếu miệng không có đủ nước bọt, mảng bám sẽ có điều kiện dễ dàng hình thành và dẫn tới sâu răng cũng như viêm dưới răng.
- Hormone không giữ được ở mức cân bằng: Nguyên nhân gây viêm quanh chân răng này giải thích tại sao trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai thường rất dễ mắc bệnh về nướu. Bởi đó là giai đoạn nồng độ hormone tự nhiên trong cơ thể không ổn định dẫn đến khả năng kháng khuẩn kém.
- Nghiến răng thường xuyên: Tuy không trực tiếp gây ra viêm chân răng nhưng thói quen nghiến răng cũng có khả năng làm bệnh tiến triển nặng hơn. Đây là thói quen không hề tốt và phải loại bỏ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, viêm lợi cũng có thể do một vài nguyên nhân khác gây ra. Có thể kể đến như tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin C hay các bệnh liên quan đến máu.
Bệnh lý viêm chân răng có nguy hiểm không?
Viêm chóp răng sẽ tiến triển từ từ trong thời gian dài, ban đầu đầu là tổn thương nhẹ từ nướu sang các dây chằng, sau đó sẽ tác động vào sâu hơn đến ổ răng.
Đây được xem là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn là sức khỏe toàn thân, gây nên các bệnh lý:
- Áp xe răng: Từ vị trí sát chân răng, vi khuẩn gây viêm nhiễm sẽ tiến triển rất nhanh và sớm chạm vào tủy. Trường hợp nặng hơn, những ổ áp xe mưng mủ sẽ xuất hiện bên trong tủy gây đau và khó chịu.
- Mất răng hoàn toàn: Mất răng là hậu quả nặng nề khi viêm chân răng đã chuyển sang nha chu. Nhổ bỏ răng hoàn toàn được xem là giải pháp cuối cùng khi vùng viêm nhiễm đã lây lan quá sâu, không có khả năng khống chế và điều trị.
- Bệnh tim mạch: Biến chứng của viêm lợi răng có thể gây nên các bệnh lý về tim mạch. Lý do bởi vi khuẩn có thể di chuyển theo đường mạch máu và tấn công thẳng vào tim. Ngoài ra, mầm bệnh còn gây hại cho gan, khiến gan sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể, đây chính là yếu tố gián tiếp gây suy tim, đột quỵ và tai biến mạch máu não.
- Bệnh tiểu đường: Vi khuẩn gây bệnh viêm chân răng có khả năng xâm nhập vào tuyến tụy. Từ đó kích thích cơ quan này phải tăng tiết dịch để tăng tế bào hấp thu Glucose có nhiệm vụ giữ lượng đường trong máu ổn định và sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
- Nguy cơ sinh non: Phụ nữ đang mang thai nhưng không may mắc viêm lợi sẽ rất nguy hiểm. Nguy cơ cao là vi khuẩn sẽ tấn công, hệ thần kinh bị kích thích gây co thắt tử cung và giãn nở gấp. Từ đó dẫn đến sinh non ở sản phụ trong những tháng cuối thai kỳ.
Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả
Viêm chân răng khôn hoặc thường đều là bệnh lý kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, rất nhiều người hiện nay đang loay hoay tìm kiếm phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn.
Việc điều trị viêm chân răng số 8 bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân. Hướng điều trị được bác sĩ chỉ định và phải đảm bảo phù hợp ở từng mức độ nặng, nhẹ. Dưới đây là một vài phương pháp chữa bệnh chính mà bạn có thể tham khảo!
Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà
Các mẹo tại nhà giúp hỗ trợ điều trị viêm vùng dưới răng được khá nhiều người áp dụng. Bạn nên dùng cách này trong trường hợp viêm nhiễm ở mức nhẹ và chưa có thời gian đi đến các phòng khám nha khoa.
Các mẹo nhỏ này sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà. Đây được xem là phương pháp chữa bệnh đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm tối đa chi phí. Có thể kể đến như:
- Nước trà đã qua sử dụng: Sử dụng túi lọc trà đã qua sử dụng là cách trị viêm lợi răng tại nhà hiệu quả bởi thành phần axit tannic có thể giảm tình trạng sưng viêm. Bạn chỉ cần ngâm túi trà trong nước sôi như bình thường, sau đó dùng túi bã trà đặt lên phần nướu bị viêm khoảng 5 phút.
- Gừng tươi: Gừng tươi là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam, tính cay, nóng của gừng có khả năng tiêu viêm và giảm sưng tốt. Bạn chỉ cần thái sợi gừng tươi, đun với nước sôi và súc miệng hàng ngày sẽ đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên gừng có tính nóng nên vào mùa hè lưu ý không nên sử dụng quá nhiều.
- Mật ong: Mật ong chứa đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, khử trùng và giúp điều trị viêm vùng chân răng hiệu quả. Bạn có thể dùng mật ong làm kem đánh răng hàng ngày hoặc hòa với nước để súc miệng. Tốt nhất là nên dùng mật ong thoa trực tiếp lên vùng chân răng bị viêm rồi massage nhẹ nhàng.
Mẹo dân gian điều trị viêm lợi răng khá hiệu quả nhưng bạn cần chú ý thực hiện đúng cách và xử lý nguyên liệu thật sạch. Hãy cho gừng ngâm vào trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút trước khi nấu để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Ngoài ra, hiệu quả của các mẹo dân gian trên còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, đặc biệt là cơ địa của mỗi người. Vì vậy, bạn cần kiên trì tiến hành đều đặn để đạt hiệu quả cao, tránh bỏ dở giữa chừng.
Điều trị chuyên sâu
Dùng thuốc tây chữa viêm quanh răng là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Bởi các loại thuốc cho hiệu quả nhanh chóng cũng như vô cùng tiện lợi. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh, giảm đau như:
- Lysozyme: Có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm.
- Carbazochrome: Kích thích vùng lợi gia tăng sự đàn hồi, cầm máu tốt.
- Tetracycline, Doxycycline, Amoxicillin, Metronidazol và Penicillin: Kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm tình trạng sưng đau kéo dài.
- Metronidazole: Đây là loại kháng sinh chuyên biệt dùng cho trường hợp điều trị các bệnh nhiễm trùng.
- Kèm theo là Alphachymotrypsin và các thuốc giảm đau khác có công dụng chống phù nề, kháng viêm dạng men.
Đây là những loại thuốc có thể sử dụng để chữa trị viêm lợi răng tức thời. Nhưng bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc và cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu tình trạng viêm nhiễm tiến triển quá nhanh hoặc các loại thuốc trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn sẽ cần thực hiện phẫu thuật. Các thủ thuật nha khoa thường được áp dụng là:
- Ghép mô mềm hoặc ghép men răng: Thủ thuật này sẽ được thực hiện khi phần mô bên trong lớp ngà răng có dấu hiệu suy thoái và cần được can thiệp gấp.
- Phẫu thuật giảm túi: Phẫu thuật nạo túi là thủ thuật được thực hiện khá phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ được loại bỏ sạch phần mô mềm đang bị viêm ở nướu răng.
- Ứng dụng men răng tái sinh: Men răng mới được cấy vào sẽ có nhiệm vụ bảo vệ răng và ngăn chặn vi khuẩn tích tụ gây bệnh.
- Tái tạo mô: Tái tạo mô giúp phục hồi lại những mô mềm ở chân răng trước đây bị viêm. Từ đó giúp chúng thực hiện chức năng ăn nhai mà không hề gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
Đông y điều trị viêm chân răng sưng mặt
Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm lợi hay viêm chân răng xuất hiện do vị nhiệt, âm hư hoặc can hỏa. Điều đó nghĩa là cơ thể quá nóng khiến lợi bị sưng tấy. Người bệnh nên tham khảo các bài thuốc nam lành tính sau để hỗ trợ điều trị bệnh tận gốc:
- Bài thuốc trị viêm lợi vị hỏa: 10g hoàng cầm, 3g đại hoàng, 3g hoàng liên và 1g cam thảo. Cho tất cả các vị thuốc trên đem sắc lấy nước thuốc hàng ngày. Sau khoảng 10 ngày, bạn sẽ nhận thấy tình trạng viêm chân răng có những thay đổi đáng kể.
- Bài thuốc trị viêm lợi âm hư: 30g địa cốt bì, 30g tế sinh địa, 15g đan bì, 10g nhân trung bạch, 10g tri mẫu, 10g bồ hoàng sao, 10g hoàng liên, 10g thanh đại, 10g hoa hòe sao đen và 10g hoàng bá sao. Bạn đem tất cả các vị thuốc trên đem sắc lấy nước uống 4 lần/ ngày và thực hiện đều đặn khoảng 10 – 15 ngày để có tác dụng tốt nhất.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm chân răng trên không chỉ có tác dụng điều trị bệnh mà còn hỗ trợ làm mát gan, tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Địa chỉ chữa viêm chân răng uy tín hiện nay
Hiện nay với nhu cầu thăm khám ngày càng cao, rất nhiều các bệnh viện xuất hiện. Thế nhưng không phải địa chỉ nào cũng chất lượng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu. Dưới đây là thông tin về một số bệnh viện lớn, đảm bảo uy tín hàng đầu hiện nay.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt tuyến Trung ương
Tiền thân của bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương là Ban nha khoa Bệnh viện Phủ Doãn thành phố Hà Nội. Đây được xem là địa chỉ thăm khám và điều trị tuyến cuối về răng cho người dân ở thủ đô và các tỉnh thành khu vực miền Bắc. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ thân thiện, yêu nghề, trình độ chuyên môn cao, tận tâm sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh tận gốc với tâm lý thoải mái nhất.
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại: 0243 826 9722.
Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Bạch Mai
Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn hàng đầu ở nước ta với nhiều khoa chăm sóc sức khỏe khác nhau. Một trong những khoa lớn tại đây là Răng hàm mặt với cơ sở hạ tầng khang trang, rộng rãi, sạch sẽ. Đặc biệt là trang thiết bị y tế được Ban giám đốc quan tâm đầu tư mới, đồng bộ.
- Địa chỉ: Tầng 1 tòa nhà A7 của bệnh viện Bạch Mai, số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243 8693731, máy lẻ 6730
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Khoa răng – bệnh viện RHM Trung Ương thành phố Hồ Chí Minh là chuyên khoa thăm khám răng hàm mặt hàng đầu. Chuyên điều trị tất cả các vấn đề răng miệng ở mọi lứa tuổi khác nhau.
Ngoài chữa trị viêm chân răng, bạn có thể thực hiện các thủ thuật khác như trám răng, nhổ răng sâu hay điều trị phòng ngừa, can thiệp chỉnh nha sớm,… Tuy nhiên, lượng người khám mỗi ngày tại đây khá đông nên bạn cần đến sớm để lấy số, tránh phải chờ đợi quá lâu.
- Địa chỉ: Số 201A, đường Nguyễn Chí Thanh, P. 12, Q. 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028 385 35178 hoặc 028 385 56732.
Làm sao để phòng ngừa bệnh tốt nhất?
Viêm chân răng là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe người bệnh, việc điều trị cũng vô cùng tốn kém và tốn thời gian. Nhằm ngăn chặn viêm lợi răng phát sinh, nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bạn nên chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Một vài thói quen đơn giản bảo vệ răng miệng như sau:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày bằng việc đánh răng sau khi ăn 30 phút theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
- Bạn cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn ở vùng chân răng bàn chải khó với tới.
- Bỏ hẳn thuốc lá và hạn chế tối đa việc sử dụng thức uống có cồn. Những loại thực phẩm này không chỉ gây hại cho men răng mà còn làm tình trạng viêm nhiễm tăng nặng.
- Không tự ý dùng thuốc làm trắng răng hoặc thuốc chữa viêm chân răng tại nhà khi chưa tham khảo ý kiến nha sĩ.
- Thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ (6 tháng/ lần) để đảm bảo sức khỏe răng miệng đang ở mức độ ổn định, điều trị sớm những bệnh lý phát sinh.
- Nếu trong trường hợp bị bệnh về nướu, bạn cần đến thăm khám thường xuyên hơn để có hướng xử lý phù hợp.
- Chú ý cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần nhằm ngăn vi khuẩn tích tụ và tiến triển thành viêm nhiễm.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung vitamin C, vitamin K và canxi tự nhiên để giúp răng, nướu chắc khỏe.
- Chú ý thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/ lần hoặc khi đã có dấu hiệu hư hỏng.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn về dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp xử lý an toàn bệnh lý viêm chân răng. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã có thêm thông tin, biết được địa chỉ điều trị bệnh uy tín, chất lượng. Tuyệt đối không được chủ quan về sức khỏe của bản thân và hãy chú ý thăm khám nha khoa thường xuyên.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!