Vì sao trẻ chậm mọc răng: Những điều cha mẹ không ngờ đến

4.8/5 - (6 bình chọn)

Chậm mọc răng là hiện tượng nhiều trẻ gặp phải trong giai đoạn phát triển đầu đời. Tình trạng này khiến nhiều cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu vì sao trẻ chậm mọc răng và cách xử trí tình trạng này.

Như thế nào là trẻ chậm mọc răng?

Thông thường, khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ bắt đầu mọc. Tuy nhiên tùy thể chất mà thời gian mọc răng ở mỗi bé sẽ khác nhau. Trong trường hợp trẻ đã được 13 tháng mà chưa mọc răng thì đây có thể xem là hiện tượng trẻ chậm mọc răng.

Đối với những trẻ chậm mọc răng nhưng các chỉ số phát triển vẫn ổn định, thể chất khỏe mạnh bình thường thì đây là chậm mọc răng do sinh lý của trẻ. Trong trường hợp trẻ chậm mọc răng đi kèm với các vấn đề khác như nhẹ cân, thấp bé, ra mồ hôi trộm,… thì nguyên nhân gây chậm mọc răng có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Tuy nhiên, sau 13 nếu trẻ vẫn chưa có chiếc răng đầu tiên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn cho cha mẹ cách chăm sóc cho trẻ chậm mọc răng.

Trẻ chậm mọc răng khiến nhiều cha mẹ cảm thấy rất lo lắng
Trẻ chậm mọc răng khiến nhiều cha mẹ cảm thấy rất lo lắng

Vì sao trẻ chậm mọc răng? Những lý do cha mẹ chưa biết

Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc trẻ bị chậm mọc răng. Tìm hiểu được nguyên nhân chậm mọc răng ở trẻ sẽ là cơ sở cần thiết để cha mẹ biết cách khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của trẻ chậm mọc răng:

Do di truyền

Di truyền là một trong những yếu có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Tình trạng trẻ chậm mọc răng cũng không phải ngoại lệ. Nếu trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ từng bị chậm mọc răng thì khả năng cao trẻ khi sinh ra cũng sẽ thừa hưởng đặc điểm này.

Vì sao trẻ chậm mọc răng? Do thiếu dinh dưỡng

Nếu trong thời gian bú mẹ, trẻ không bú đủ lượng sữa cần thiết hoặc trẻ bú loại sữa công thức chưa cung cấp đủ các dưỡng chất, khả năng cao trẻ sẽ bị thiếu dinh dưỡng và chậm mọc răng. Một số trường hợp trẻ có khả năng hấp thu dinh dưỡng kém bẩm sinh cũng rất dễ bị thiếu dinh dưỡng.

Do suy giáp

Suy giáp là bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, khi bộ phận này không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để cơ thể có thể của trẻ có thể hoạt động và phát triển bình thường.

Suy giáp sẽ ảnh hưởng lớn đến nhịp tim, sự trao đổi chất và nhiệt độ của cơ thể. Chính vì vậy, nếu trẻ bị chậm mọc răng đi kèm với chậm biết đi và chậm nói thì đây có thể là dấu hiệu cho biết trẻ bị suy giáp.

Do chấn thương và nhiễm trùng khoang miệng

Trong quá trình sinh hoạt và vui chơi, trẻ có thể gặp phải một số chấn thương. Các vết thương do ngoại cảnh này rất có thể là nguyên nhân khiến răng của trẻ mọc chậm hơn và không đều. Bởi vì nếu khoang miệng của trẻ có các vết thương bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến thời gian mọc răng.

Ngoài ra, nếu trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe và phải điều trị bằng thuốc thường xuyên cũng khiến nướu răng dày lên làm răng khó mọc hơn.

Chấn thương ngoại cảnh cũng là lý do khiến trẻ chậm mọc răng
Chấn thương ngoại cảnh cũng là lý do khiến trẻ chậm mọc răng

Những ảnh hưởng không ngờ của trẻ chậm mọc răng

Đa phần trẻ em sẽ mọc đầy đủ răng khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên,vấn đề trẻ chậm mọc răng có thể gây nên những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ sau này. Một số vấn đề về răng mà trẻ có thể gặp phải khi chậm mọc răng là:

  • Sâu răng: Thực tế, những răng còn dưới nướu chưa thể mọc lên có khả năng bị sâu răng cao hơn so với những răng đã mọc, sau một thời gian chiếc răng bị sâu có thể lây lan vi khuẩn đến vị trí các răng khác, gây sâu nhiều răng cùng lúc.
  • Mọc răng sữa: Giai đoạn mọc răng sữa có ảnh hưởng lớn đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này, chính vì vậy, nếu trẻ bị chậm mọc răng, răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ bị lệch lạc, sai vị trí và tăng nguy cơ gặp các bệnh lý nha khoa.
  • Răng mọc chậm: Khi trẻ bị chậm mọc răng có thể dẫn đến hiện tượng răng hai hàm, do răng sữa mọc chậm hơn và cùng thời gian mọc với răng vĩnh viễn.
  • Khó nhai: Răng là bộ phận rất cần thiết để giúp trẻ có thể ăn nhai thức ăn và thưởng thức những món ăn khác nhau. Tuy nhiên đối với trẻ chậm mọc răng, bé chỉ có thể ăn được thức ăn dạng lỏng mềm.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm mọc răng?

Từ nguyên nhân có thể thấy, đa phần lý do khiến trẻ chậm mọc răng đến từ việc trẻ thiếu dinh dưỡng và những vitamin cần thiết. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của con theo từng giai đoạn. Cụ thể:

Tăng cường dinh dưỡng cho mẹ

Đối với bé đang trong thời gian bú mẹ, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mình sao cho khoa học, lành mạnh, để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua đường sữa cho trẻ. Mẹ cũng tránh việc kiêng khem quá mức gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi và nên uống thêm sữa bổ trợ nếu cần. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp mẹ có đủ sữa cho trẻ bú mà còn giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Tăng cường dinh dưỡng cho bé

Trong trường hợp bé dùng sữa công thức, cha mẹ hãy lựa chọn loại sữa công thức phù hợp và kết hợp chế độ ăn dặm đúng cách, bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chứa canxi, vitamin D,… Đây đều là những chất cần thiết trong quá trình mọc răng sữa của trẻ.

Nhóm thực phẩm giàu canxi rất cần thiết trong quá trình mọc răng của trẻ
Nhóm thực phẩm giàu canxi rất cần thiết trong quá trình mọc răng của trẻ

Tắm nắng cho trẻ

Vitamin D có mối quan hệ mật thiết với canxi, là yếu tố hỗ trợ chuyển hóa canxi. Chính vì vậy, cả mẹ và bé đều nên bổ sung đầy đủ vitamin D để có thể hấp thụ canxi tốt nhất.

Vitamin D có thể được tổng hợp dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên mỗi ngày mẹ và bé cần tắm nắng vào những thời điểm thích hợp để đảm bảo không bị thiếu vitamin D.

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ chậm mọc răng đi khám?

Trước khi có ý định đưa trẻ chậm mọc răng đi khám, cha mẹ cần hỏi những người thân trong gia đình để xác định việc chậm mọc răng này có phải do yếu tố di truyền hay không. Nếu trong gia đình không có ai từng bị chậm mọc răng, cha mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác như nhịp tim, giấc ngủ, mức độ tăng cân, việc ăn uống… của trẻ để xem con có vấn đề gì khác thường không.

Nếu trẻ bị chậm mọc răng đi kèm với các dấu hiệu không bình thường như khóc, nhịp tim bất thường, thở khò khè, táo bón,… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm nhất.

Tóm lại, khi trẻ bị mọc răng chậm, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và xác định lý do khiến trẻ bị chậm mọc răng, từ đó đưa ra phương pháp cải thiện tình trạng này phù hợp nhất.

Khám nha khoa sẽ giúp cha mẹ xác định rõ tình trạng chậm mọc răng của trẻ hơn, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp
Khám nha khoa sẽ giúp cha mẹ xác định rõ tình trạng chậm mọc răng của trẻ hơn, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi vì sao trẻ chậm mọc răng. Vấn đề mọc răng sữa như thế nào sẽ quyết định đến sức khỏe răng miệng của con sau này. Chính vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề răng miệng của trẻ nhiều hơn, để bé có thể sở hữu hàm răng chắc khỏe và đều đặn sau này!

ArrayArray
4.8/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *