[Giải đáp] Tưa miệng là bệnh gì, dấu hiệu và cách chữa trị ra sao?
Tưa miệng hay còn gọi là bệnh nấm miệng – tình trạng khá nhiều người gặp phải hiện nay, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây cảm giác rát bỏng ở lưỡi, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và phương pháp xử lý thế nào?
Bệnh tưa miệng là gì? Biểu hiện
Tưa miệng hay còn gọi là nấm miệng, đây được xem là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức và hiểu biết để xử lý hiệu quả vấn đề này.
Vậy bị tưa miệng là sao? Hiểu đơn giản đó là tình trạng nhiễm trùng miệng do sự phát triển quá mức của nấm Candida. Loại nấm này thường ký sinh ở khoang miệng và gây ra nhiễm trùng ở bề mặt.
Bệnh có thể xảy đến với bất cứ ai nhưng trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc hàng đầu. Tưa lưỡi nấm miệng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Ở giai đoạn đầu, bệnh tưa miệng rất khó phát hiện và thậm chí là không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi tình trạng nấm phát triển mạnh mẽ hơn, biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất chính là miệng xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai. Nhiều nhất là ở khu vực lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
Ngoài ra, bạn có thể phát hiện tưa miệng qua một vài triệu chứng sau:
- Chảy máu lợi hoặc môi khi bị cào xước hoặc chà xát nhẹ.
- Khoang miệng thường xuyên bị nóng rát và đau nhức.
- Khóe miệng bị khô và nứt nẻ.
- Việc nhai, nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn và không còn cảm giác ngon miệng.
Trong trường hợp tưa miệng nghiêm trọng, tổn thương có thể lan vào phần thực quản hoặc ống tiêu hóa, gây ra tình trạng thức ăn bị kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực. Nặng hơn là nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản gây sốt cao.
Với đối tượng bị tưa miệng là trẻ em, do bé chưa thể mô tả tình trạng bệnh bằng lời nói nên cha mẹ phải đặc biệt lưu ý. Nếu thấy mảng trắng trong miệng trẻ, con thường xuyên bỏ bú, quấy khóc nhiều và biếng ăn cần hết sức lưu ý, khả năng cao bé đang bị tưa miệng.
Nguyên nhân chính gây bệnh
Để có biện pháp điều trị tưa miệng đúng, việc nắm rõ những nguyên nhân chính là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, tưa miệng xuất hiện do các yếu tố chính sau:
Bệnh tưa miệng lây từ mẹ
Tưa miệng hoàn toàn có thể lây từ mẹ sang con nếu nguyên nhân là do nấm Candida albicans. Loại nấm này lây truyền theo đường bé bú mẹ hoặc mẹ có những tiếp xúc gần gũi như hôn hay thơm con.
Vậy nên cha mẹ cần hết sức chú ý những vấn đề này để hạn chế nguy cơ bé nhà mình bị mắc bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần với những người thân xung quanh cũng cần kiểm soát ở mức tối đa để bé không bị lây từ nguồn bên ngoài.
Tưa miệng xuất hiện do nấm hoặc virus
Tưa miệng hình thành do sự phát triển và tăng sinh vượt mức của nấm Candida albicans. Thông thường khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, loại nấm này vẫn tồn tại ở khoang miệng nhưng với một số lượng rất ít.
Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch tự nhiên bị suy yếu hoặc hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng, nấm có cơ hội để phát triển vượt mức gây bệnh. Các tác nhân chính làm ảnh hưởng sức đề kháng như:
- Do dùng quá nhiều kháng sinh, từ đó làm số lượng lợi khuẩn trong cơ thể bị suy giảm đáng kể.
- Mắc các bệnh theo mùa như cảm cúm, sốt xuất huyết.
- Dùng thuốc corticoid quá liều theo đường uống.
- Gặp các vấn đề về răng miệng trong thời gian dài mà không xử lý triệt để như sâu răng, khô miệng do dùng thuốc.
Do thói quen sinh hoạt sai cách
Một yếu tố khác gây tưa miệng đó là do người bệnh chưa biết cách chăm sóc răng miệng. Việc đánh răng không đủ thời gian và số lượng 2 lần trong ngày cũng là nguyên nhân mầm bệnh vẫn còn tồn tại.
Một số trường hợp bị bệnh tưa miệng do sử dụng thức ăn quá cứng, quá khô hoặc không phù hợp gây nên tình trạng kích ứng lưỡi. Do đó bạn cần hết sức lưu ý trong quá trình ăn uống.
Tưa miệng có gây nguy hiểm không?
Tưa miệng là bệnh phổ biến và thường gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Các bác sĩ cho rằng đây là dạng bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể tiềm ẩn một số biến chứng khó lường.
Có thể kể đến như:
- Nhiễm nấm toàn khoang miệng: Tưa miệng có cơ chế tự lây nhiễm. Vì vậy nếu không được điều trị sớm, nấm Candida albicans sẽ có cơ hội lây lan nhanh chóng đến niêm mạc vùng má, vòm họng, amidan, nướu hay môi. Từ đó tổn thương lan rộng và bạn cũng mất nhiều thời gian để chữa bệnh tận gốc.
- Viêm phế quản, suy hô hấp: Tưa miệng hoàn toàn có thể lây lan từ lưỡi xuống cơ quan hô hấp như khí quản hay phổi gây suy hô hấp. Tình trạng viêm nhiễm nặng vào mùa đông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thở bình thường của người bệnh.
- Trẻ chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng: Tình trạng tưa miệng gây cảm giác khó chịu, đau đớn. Vì thế nếu trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc. Nấm có thể lây từ khoang miệng xuống thực quản gây nên tình trạng khó nuốt, nôn trớ và tức ngực, nếu kéo dài sẽ làm trẻ bị thiếu chất, còi xương và chậm lớn.
Về câu hỏi tưa miệng có lây không? Câu trả lời là có, các chủng nấm gây bệnh hoàn toàn có thể lây sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi xuống thực quản, bệnh sẽ gây đau đớn và khó chịu khi bạn nuốt thức ăn.
Nếu lan xuống ruột non gây ức chế việc tiêu hóa và quá trình cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh đang điều trị ung thư hoặc suy giảm miễn dịch, nấm sẽ gây ảnh hưởng tới cả các cơ quan khác như phổi, tim và gan.
Nấm Candida cũng có thể lây từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau như đường nước bọt, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc trẻ nhỏ bú mẹ. Khi được truyền sang người khác, độ nguy hiểm của nấm tăng gấp nhiều lần. Không chỉ gây bệnh tại khoang miệng mà nấm còn khu trú và ảnh hưởng lên các cơ quan khác với tốc độ chóng mặt.
Cách điều trị tưa miệng hiệu quả
Có thể thấy rằng, tưa miệng là bệnh lý nguy hiểm và nếu không được điều trị, nấm dễ lây lan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, việc thăm khám và chữa bệnh kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.
Sau khi chẩn đoán tình trạng tưa miệng, bác sĩ sẽ đề nghị một vài phác đồ điều trị thích hợp nhất. Những hướng chữa bệnh cơ bản hiện nay là dùng thuốc tây, áp dụng mẹo dân gian tại nhà hay sử dụng thuốc đông y.
Dưới đây là một vài cách chữa tưa miệng hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà chữa bệnh
Nếu nhận thấy bản thân đang gặp những triệu chứng ban đầu của bệnh tưa miệng, bạn đừng vội lo lắng. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa tại nhà để xử lý vấn đề này.
Các mẹo nhỏ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên phổ biến ở nước ta. Vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể dùng thuốc này cho con trẻ mà không lo dị ứng hay tác dụng phụ nguy hiểm. Một vài cách điều trị cụ thể như:
- Lá trầu không:
Lá trầu không được nhiều người biết đến với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm cực kỳ tốt và đảm bảo an toàn. Bạn có thể dùng nguyên liệu này trị tưa miệng bằng cách rửa sạch và đun sôi. Sau đó lấy khăn thấm vào nước đã để nguội để vệ sinh khoang miệng. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ cần đảm bảo bé đã đủ 6 tháng tuổi trở lên.
- Dùng lá trà xanh:
Lá trà xanh là một trong những loại cây dễ trồng và xuất hiện ở nhiều nơi. Đây cũng là nguyên liệu được nhiều người tin tưởng áp dụng để chữa bệnh tưa miệng tại nhà. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá trà xanh, rửa sạch và tráng qua bằng nước sôi để nguội. Sau đó dùng cối giã nhỏ và lấy phần nước cốt, thấm khăn phần dung dịch này để vệ sinh phần lưỡi và hai bên má. Chỉ sau một vài lần, bạn sẽ nhận thấy tình trạng tưa miệng được cải thiện đáng kể.
- Sử dụng lá hẹ:
Lá hẹ là loại cây quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch lưỡi rất an toàn. Dù trẻ sơ sinh mắc tưa miệng cũng có thể áp dụng phương pháp này hiệu quả mà không lo biến chứng. Bạn chỉ cần rửa sạch lá hẹ, tiến hành đập dập, sau đó cho thêm nước sôi khuấy đều. Dùng tinh chất lá hẹ để vệ sinh khoang miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ cho công dụng đáng kinh ngạc.
Mẹo dân gian điều trị tưa miệng khá hiệu quả nhưng bạn cần chú ý đến vấn đề làm sạch nguyên liệu. Hãy cho các loại lá ngâm trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút trước khi nấu hoặc giã để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Ngoài ra, hiệu quả của các mẹo dân gian trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, đặc biệt là cơ địa của người bệnh. Vì vậy, bạn cần kiên trì tiến hành đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả, tránh bỏ dở giữa chừng.
Bị tưa miệng ở người lớn áp dụng Đông y chữa bệnh
Đông y chữa tưa miệng cũng là phương pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Đây được xem là hướng chữa trị hiệu quả, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ và đảm bảo không gây nóng trong người.
Một số bài thuốc Đông y trị tưa miệng phổ biến có thể kể đến như:
- Bài thuốc số 1: 10g hoàng liên, 20g rau má, 16g tang diệp, 12g sài hồ, 12g thục địa, 20g cỏ mực, 10g trúc diệp, 10g hoàng bá và 16g cam thảo đất. Cho tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị vào sắc, thu lấy nước đặc để vệ sinh khoang miệng mỗi ngày.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 150g bí ngô, 25g hạt sen, 50g gạo tẻ, 20g gạo nếp và 30g đậu đen. Cho tất cả các nguyên liệu đã được rửa sạch, thái miếng vào hầm cho chín kỹ. Bạn có thể cho thêm một vài lát gừng đập dập vào lưu ý khuấy đều. Bạn nên dùng loại súp hỗn hợp bằng các loại hạt này thay cho cơm hàng ngày.
- Bài thuốc số 3: Gạo tẻ 100g nấu thành cháo loãng, cho thêm 50g bột cát căn vào nấu chín. Người bệnh nên duy trì sử dụng món cháo này trong khoảng 1 tuần liên tiếp để loại bỏ tình trạng tưa miệng.
Những bài thuốc Đông y chữa tưa miệng trên chỉ phù hợp cho người lớn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý chia tỷ lệ các nguyên liệu sao cho hợp lý. Thời gian để dược tính của thuốc Đông y phát huy tác dụng khá lâu, vì thế hãy kiên trì, tránh bỏ dở giữa chừng.
Tây y điều trị tưa miệng hiệu quả
Các loại thuốc Tây y chữa tưa miệng được xem là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Bởi các loại kháng sinh tây y chữa bệnh cho hiệu quả tại chỗ nhanh chóng và vô cùng tiện lợi.
Hơn thế nữa, với phương pháp này, bạn cũng tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức chuẩn bị thuốc. Tuy nhiên trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo không dùng quá liều.
Một vài loại thuốc phổ biến người bệnh có thể tham khảo đó là Clotrimazole, Fluconazole, Nystatin hay Ketoconazole,… Khi điều trị thành công, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định chuyển sang các loại thuốc liều nhẹ ít gây khô miệng hơn.
Khi tưa miệng trở nặng hoặc hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm. Tùy theo tình trạng tưa miệng và sức khỏe của bản thân, bạn có thể tham khảo dùng thuốc ở các dạng viêm ngậm hoặc viên uống.
Một số loại thuốc dùng để kháng nấm phổ biến:
- Viên ngậm Clotrimazole: Dùng khi vùng tổn thương chưa lan rộng, vẫn chỉ đang trong khoang miệng.
- Viên uống Fluconazole: Nấm gây bệnh đã lan xuống thực quản hoặc toàn thân.
- Amphotericin B: Chuyên dùng cho trường hợp nấm miệng rất nặng.
- Itraconazole: Người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc đang mắc HIV.
Khi dùng thuốc trị nấm, nên chú ý súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng để đạt hiệu quả nhanh nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lợi khuẩn probiotics bằng cách ăn nhiều sữa chua không đường. Loại thực phẩm lành mạnh này sẽ giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh của cơ thể và tăng cường hiệu quả điều trị tưa miệng.
Cách phòng ngừa bệnh nấm miệng hiệu quả
Tưa miệng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, khả năng cao bệnh sẽ lan rộng ra toàn thân, ảnh hưởng đến những cơ quan khác và tái phát dai dẳng.
Vậy nên bạn cần chú ý một số vấn đề về như sau để phòng ngừa tưa miệng hiệu quả:
- Nhiều người chưa hiểu rõ về tưa miệng, luôn muốn tìm mọi cách để cạo sạch những đốm trắng ở lưỡi hoặc khoang miệng. Điều này vô cùng nguy hiểm và nếu làm không đúng cách dễ dẫn đến xuất huyết.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày khoa học và lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.
- Vệ sinh vùng răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày một cách đều đặn.
- Nếu có điều kiện, bạn nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và chú ý thường xuyên đi khám nha khoa.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh để miệng bị khô và nứt nẻ.
- Nếu đang dùng răng giả, bạn cần đảm bảo răng giả vừa vặn với khuôn miệng và được vệ sinh hàm đầy đủ.
- Nếu đang sử dụng ống hít Corticoid, người bệnh cần đánh răng hoặc súc miệng sau khi sử dụng.
- Không may bản thân đang bị tiểu đường, bạn cũng cần kiểm soát lượng đường huyết ở ngưỡng phù hợp và thường xuyên tái khám.
- Trong quá trình mang thai, nếu phát hiện bản thân mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm vùng kín, chị em cần thăm khám và điều trị triệt để. Tránh việc vi khuẩn sẽ lây nhiễm cho trẻ theo đường sinh thường.
- Khi dùng thuốc trị nấm, bạn cần chú ý dùng kèm với nước súc miệng hàng ngày để thu được hiệu quả tối ưu nhất.
- Trong nhà có trẻ nhỏ, cần chú ý không để mọi người xung quanh hôn môi hoặc má trẻ vì đây là nguồn lây nhiễm nấm nguy hiểm.
Các địa chỉ thăm khám tưa miệng cho bé an toàn
Khám tưa lưỡi ở đâu an toàn và uy tín cho bé nhà mình luôn là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Dưới đây là một số bệnh viện tốt nhất hiện nay, mẹ có thể cho con đến khám khi thấy bé có các biểu hiện của tưa miệng:
Bệnh viện Nhi Trung Ương tại Hà Nội
Bệnh viện thuộc tuyến đầu trên cả nước về lĩnh vực Nhi khoa, đặc biệt là Răng Hàm Mặt. Nơi đây quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi, nhiều năm trong nghề cùng chuyên môn cao và tận tâm với nghề.
- Địa chỉ: Số 18/879 mặt đường Đê La Thành – Láng Hạ – TP HN.
- Số điện thoại: 024.6273.8900.
Bệnh viện Quân y 103 – Khoa Tai Mũi Họng
Nếu không biết cho bé đến điều trị tưa miệng tại đâu, cha mẹ hãy tham khảo bệnh viện Quân y 103. Tại đây được chú trọng nhiều về con người cùng cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị y tế đảm bảo phục vụ người bệnh được an toàn, chu đáo nhất. Khi bé thăm khám tại đây sẽ không bị sợ hay hay áp lực bất kỳ vấn đề nào.
- Địa chỉ: Nằm ở 261 mặt đường Phùng Hưng – Phúc La – Q.Hà Đông – HN.
- Số điện thoại: 0967.811.616.
BV Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh
Tại khu vực phía Nam, cha mẹ có thể cho các bé đang mắc tưa miệng tới khám tại bệnh viện TMH thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ y bác sĩ tại đây có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, tiếp xúc với trẻ vô cùng ân cần, chu đáo và tận tâm.
- Địa chỉ: Số 155B mặt đường Trần Quốc Thảo – Q.3 – TP HCM.
- Số điện thoại: 028.3981.7381.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn về bệnh lý tưa miệng: dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp xử lý an toàn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý, từ đó xác định được hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được lơ là về sức khỏe của bản thân và chú ý thăm khám sức khỏe tổng quát thường xuyên.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!