Tưa lưỡi ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

4/5 - (5 bình chọn)

Tưa lưỡi là tình trạng phổ biến với trẻ em trong giai đoạn đầu đời. Bệnh lý này tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sẽ khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu những vấn đề cơ bản mà cha mẹ nào cũng cần biết về tưa lưỡi ở trẻ em.

Tưa lưỡi ở trẻ em là tình trạng như thế nào?

Tưa lưỡi là hiện tượng trên bề mặt lưỡi của bé xuất hiện các chấm màu trắng, nhầy kèm theo một số vết nứt nhỏ. Một thời gian sau, những chấm trắng đó sẽ lan rộng ra thành từng mảng màu trắng ngà, rồi dần chuyển thành màu vàng nâu.

Ban đầu, những mảng trắng này thường chỉ xuất hiện trên bề mặt lưỡi. Theo thời gian chúng có thể lan xuống các khu vực khác trong khoang miệng của bé như má, nướu, vòm họng, môi trên dưới,… Những mảng trắng này rất khó để làm sạch và có thể khiến bé trở nên biếng ăn.

Những cặn trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi là dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh tưa lưỡi
Những cặn trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi là dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh tưa lưỡi

Một số nguyên nhân gây tưa lưỡi mà cha mẹ không ngờ đến

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bé bị tưa lưỡi. Việc tìm hiểu lý do sẽ giúp cha mẹ có phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng tưa lưỡi ở trẻ:

Do nấm miệng

Nấm miệng hay còn gọi là nấm Candida Albicans chính là một trong những lý do phổ biến khiến bé bị tưa lưỡi. Loại nấm này thường có sẵn trong khoang miệng của mỗi người. Tuy nhiên, đối với những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ em, lượng lợi khuẩn trong miệng không đủ sức chống lại nấm thì chúng sẽ xâm nhập vào khoang miệng và không ngừng phát triển. Loại nấm này sẽ khiến môi trường bên trong khoang miệng của bé bị mất cân bằng gây ra những mảng trắng dày trên lưỡi.

Do nhiễm nấm từ mẹ

Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến bé bị tưa lưỡi. Có rất nhiều trường hợp bé bị lây nhiễm nấm từ mẹ qua đường bú sữa, hoặc trong quá trình sinh thường, bé bị nhiễm một số loại nấm từ mẹ gây tưa lưỡi.

Do không vệ sinh lưỡi cẩn thận cho bé

Khi bé đang trong giai đoạn bú mẹ hoặc uống sữa công thức, các cặn sữa sẽ có rất nhiều trong khoang miệng và đọng lại trên bề mặt lưỡi. Nếu cha mẹ không vệ sinh khoang miệng, đặc biệt là lưỡi của bé thật sạch sẽ thì các mảng bám trắng sẽ dần hình thành trên bề mặt lưỡi, sau đó lan ra nướu và hai bên má.

Các mảng bám màu trắng này ngày càng xuất hiện nhiều, dày lên và gây ra tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em.

Nếu cha mẹ không vệ sinh miệng cho bé cẩn thận thì bé sẽ dễ bị tưa miệng
Nếu cha mẹ không vệ sinh miệng cho bé cẩn thận thì bé sẽ dễ bị tưa miệng

Do sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh và thuốc có chứa corticosteroid là những nhóm thuốc có thể gây tình trạng mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể của trẻ. Chính điều này đã dẫn đến sự phát triển vượt mức bình thường của nấm miệng.

Vì vậy, nếu bé đang phải sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài thì khả năng bị tưa lưỡi sẽ cao hơn so với những bé khác.

Tưa lưỡi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?

Tình trạng tưa lưỡi ở trẻ nếu đang trong giai đoạn ban đầu, trên lưỡi xuất hiện các đốm trắng thì gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Lúc này mẹ chỉ cần sử dụng một số phương pháp và kiên trì thực hiện hàng ngày, các chấm trắng trên sẽ dần biến mất.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên coi nhẹ tình trạng này bởi tưa lưỡi nếu phát triển nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu trên bề mặt lưỡi và khoang miệng của bé xuất hiện những mảng trắng, tròn, đi kèm với các cục nhỏ nổi bên thì cha mẹ cần đưa bé đi khám, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng tưa lưỡi của bé đã trở nên nghiêm trọng hơn.

Tưa lưỡi ở trẻ em trong giai đoạn đầu sẽ không gây khó chịu và đau đớn nhưng nếu kéo dài trong một thời gian sẽ có cảm giác đau khiến bé có hiện tượng biếng ăn, bỏ bú và quấy khóc.

Ngoài ra, tưa lưỡi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mảng trắng mang theo vi khuẩn sẽ lan xuống cổ họng, gây các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa cho bé.Tưa lưỡi khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc

Mẹo chữa tưa lưỡi cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả

Theo các bác sĩ, tưa lưỡi là tình trạng không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của bé. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng mà thay vào đó, hãy tìm hiểu những phương pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả để cải thiện tưa lưỡi cho bé. Dưới đây là một số mẹo chữa tưa lưỡi tại nhà lành tính và đơn giản được nhiều cha mẹ áp dụng:

Chữa tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót

Rau ngót là loại cây rất dễ tìm, có công dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn và vệ sinh khoang miệng cho trẻ em. Chính vì vậy, chữa tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót là phương pháp vừa an toàn, lại đem đến hiệu quả rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm rau ngót sau đó rửa sạch, đem chần qua với nước sôi để đảm bảo nguyên liệu được diệt khuẩn
  • Mang số rau này đi giã nát, sau đó lọc lấy phần nước
  • Khi sử dụng, cha mẹ chuẩn bị một chiếc khăn sạch vừa thấm vào nước lá rau ngót, vừa vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho bé.
  • Thực hiện phương pháp này hàng ngày để thấy rõ hiệu quả.

    Rau ngót là nguyên liệu dễ tìm và lành tính để điều trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ
    Rau ngót là nguyên liệu dễ tìm và lành tính để điều trị tưa lưỡi cho trẻ nhỏ

Sử dụng tinh dầu hạt bưởi

Tương tự như rau ngót, tinh dầu hạt bưởi là nguyên liệu rất lành tính và hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 7 – 8 giọt tinh dầu hạt bưởi ra cốc và pha loãng cùng 30ml nước lọc
  • Sau đó sử dụng dung dịch này vệ sinh khoang miệng và lưỡi hàng ngày cho bé.

Trị tưa lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Trị tưa lưỡi bằng nước muối sinh lý không chỉ là phương pháp an toàn và hiệu quả với trẻ em, mà mẹo đơn giản này còn ngăn ngừa tình trạng tưa lưỡi tái phát trở lại.

Cách thực hiện:

  • Cha mẹ có thể ra hiệu thuốc mua chai nước muối sinh lý 0,1%, rồi sử dụng dung dịch này vệ sinh lưỡi hàng ngày cho bé.
  • Hãy thực hiện phương pháp này thường xuyên, kể cả khi bé đã khỏi bệnh tưa lưỡi, để khoang miệng của bé được sạch sẽ hơn.

    Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở các nhà thuốc trên toàn quốc
    Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở các nhà thuốc trên toàn quốc

Sử dụng lá chè xanh

Chè xanh cũng là một trong những nguyên liệu lành tính và đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị tưa lưỡi ở trẻ. Tuy nhiên điều trị tưa lưỡi bằng chè xanh chỉ áp dụng cho những bé trên 6 tháng tuổi nên cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp này.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá chè xanh sau đó đem đi rửa sạch và ngâm nước muối trong khoảng 5 phút rồi vớt ra
  • Cho vào nồi đun sôi cùng lượng nước vừa đủ và vài hạt muối tinh
  • Đun từ 5 – 7 phút sau đó tắt bếp để nguội và chắt lấy phần nước
  • Sử dụng hỗn hợp này thấm vào khăn sạch để vệ sinh lưỡi hàng ngày cho bé.

Cha mẹ nên chăm sóc như thế nào để phòng tránh tưa lưỡi cho trẻ?

Để không xảy ra tình trạng tưa lưỡi, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, cách tốt nhất là cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây, nhằm phòng tránh tình trạng này:

  • Cha mẹ hãy thường xuyên vệ sinh khoang miệng và lưỡi của bé bằng nước ấm và nước muối sinh lý. Đối với những bé chưa mọc răng, mẹ có thể sử dụng gạc hay những dụng cụ rơ lưỡi có bán trên thị trường để vệ sinh sạch sẽ cho bé. Trong trường hợp bé đã có răng mẹ nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng dạng mềm như silicon để tránh gây tổn thương mô mềm.
  • Ngoài ra cha mẹ cũng cần vệ sinh các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với bé như: núm vú, ti giả, đồ chơi,… Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường xung quanh bé cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm tình trạng tưa lưỡi ở bé.
  • Với bé đang trong thời gian bú mẹ, khi bé bú xong mẹ nên vệ sinh lại khoang miệng cho bé để loại bỏ những cặn sữa còn lại. Hạn chế để bé ngậm sữa trong miệng quá lâu sẽ làm tăng lượng cặn sữa trong khoang miệng.
  • Với bé sử dụng sữa công thức, sau khi bú xong mẹ có thể tráng miệng lại cho bé bằng một vài thìa nước ấm, để giúp khoang miệng của bé sạch sẽ hơn.
  • Cha mẹ không nên vệ sinh lưỡi cho bé quá nhiều lần trong một ngày hay thao tác quá mạnh tay. Những hành động này sẽ làm tổn thương niêm mạc lưỡi mỏng manh của bé. Chính vì vậy, cha mẹ nên vệ sinh lưỡi cho bé một cách nhẹ nhàng và cẩn thận nhất có thể.
  • Nếu bé bị tưa lưỡi đi kèm với các hiện tượng như quấy khóc, sợ bú, bỏ bú và đau miệng thì cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự thăm khám và phương pháp điều trị tốt nhất.

Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em. Hy vọng cha mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho em bé của mình.

ArrayArray

4/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *