Trị sâu răng cho bé bằng phương pháp nào để đảm bảo an toàn

4.9/5 - (7 bình chọn)

Sâu răng ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân như do chế độ ăn, thói quen sinh hoạt không khoa học, bổ sung thiếu canxi, fluoride… Trẻ bị sâu răng sẽ gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt, giao tiếp và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, việc điều trị sâu răng cho bé là rất cần thiết.

Sâu răng gây ảnh hưởng thế nào đến trẻ nhỏ?

Các bậc phụ huynh thường bỏ qua giai đoạn răng sữa sâu vì cho rằng những chiếc răng này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt cho biết, các bệnh lý về răng miệng dù ở độ tuổi nào cũng sẽ đều gây ra những tác hại sau đây:

  • Ăn nhai khó khăn: Răng sâu là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi, nó xảy ra ở vị trí răng cửa và răng hàm phía trên. Lâu dần phần răng bị sâu sẽ mủn dần và ăn sâu vào nướu. Đến giai đoạn này miệng của trẻ sẽ có hiện tượng chảy máu có mùi hôi và cản trở việc ăn nhai. Với những trường hợp tủy răng bị ảnh hưởng sẽ khiến việc ăn nhai trở nên đau đớn và bé thường có xu hướng quấy khóc, biếng ăn.
  • Tạo ra mùi hôi miệng: Trẻ bị sâu răng thường hay kèm theo tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này một phần cũng là do các bé chưa định hình được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Ngoài ra các mảng bám, thức ăn thừa tích tụ lâu trong khoang miệng cũng sẽ gây ra mùi khó chịu.
  • Phát âm không rõ tiếng: Nếu trẻ bị sâu răng cửa có thể dẫn đến rụng răng, điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà ảnh hưởng tới việc phát âm. Do răng cửa có tác dụng chắn hơi phát ra, nên khi mất đi sẽ khiến việc phát âm khó khăn, nói sai chữ. Thực tế cho thấy, những bé bị sâu răng nặng phát âm thường không chuẩn, nhiều bé cảm giác như bị ngọng hơn các bé khác.
  • Gây đau đầu: Dù ở người lớn hay trẻ em thì khi bị sâu răng đều có thể kèm theo triệu chứng đau đầu, vì các dây thần kinh của răng liên kết khá chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương (não). Khiến bé thường xuyên trong tình trạng khó chịu, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.
  • Tác động tới răng vĩnh viễn: Răng sữa có ảnh hưởng rất lớn tới răng vĩnh viễn. Với những trường hợp răng bị sâu sớm, các răng bên cạnh sẽ có thể bị đẩy dần lên vị trí răng bị mất. Điều này sẽ gây ra hiện tượng răng chen lấn, mọc ngầm, mọc kẹt. Một số trường hợp còn gặp tình trạng răng sữa tới tuổi thay nhưng răng không rụng, lúc này răng vĩnh viễn sẽ trồi lên và mọc lệch sang vị trí khác. Với những trẻ 9 tháng bị sâu răng sẽ khiến cho răng bị phá hủy và tác động tới nướu. Tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, gây ảnh hưởng tới quá trình răng vĩnh viễn phát triển. Để các bé hình thành được thói quen bảo vệ răng miệng, cha mẹ cần phải hướng dẫn bé cách chăm sóc răng miệng thật đúng cách và chỉ ra những tác hại của sâu răng cho con.
Sâu răng khiến bé gặp khó khăn trong ăn uống
Sâu răng khiến bé gặp khó khăn trong ăn uống

Cách trị sâu răng cho bé an toàn, nhanh chóng

Tùy thuộc vào mức độ sâu răng sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những cách trị sâu răng cho bé 3 tuổi trở lên, các bạn có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ hơn nhưng cần tham vấn ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi áp dụng để tránh xảy ra tác dụng phụ.

Cách trị sâu răng cho bé tại nhà

Phương pháp điều trị tại nhà sẽ giúp cho trẻ bớt cảm giác sợ hãi so với việc tới gặp bác sĩ. Một số cách hiệu quả mà cha mẹ có thể sử dụng cho con như là:

Sử dụng nước muối

Đây là nguyên liệu rất luôn có sẵn trong gian bếp của mỗi gia đình và là cách trị sâu răng cho bé tại nhà đơn giản nhất. Theo tìm hiểu, được biết, trong muối có chứa chất khoáng khuẩn nên giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và những vi khuẩn gây ra những bệnh lý tại răng miệng.

Cách làm:

  • Sử dụng 1 muỗng cà phê muối pha với 1lit nước ấm.
  • Cho trẻ súc miệng đều đặn ngày 2 lần sau khi đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng lá trầu không

Đây là bài thuốc dân gian thường được sử dụng để điều trị sâu răng cho trẻ vì nó rất an toàn và không có tác dụng phụ. Đặc biệt, lá trầu không còn chứa hàm lượng kháng khuẩn cao giúp đẩy lùi quá trình sâu răng.

Cách làm:

  • Lấy một nắm lá trầu không vừa đủ rồi đem rửa sạch.
  • Sau đó đem xay nhuyễn với 1 ít muối hột.
  • Dùng hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên khu vực răng sâu.
  • Giữ nguyên trong vòng 5 phút rồi cho bé súc miệng lại với nước ấm.
  • Bạn cũng có thể đun lá trầu không với nước sôi và sử dụng để ngậm súc miệng mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự.
Lá trầu không chứa hàm lượng kháng khuẩn cao giúp đẩy lùi quá trình sâu răng
Lá trầu không chứa hàm lượng kháng khuẩn cao giúp đẩy lùi quá trình sâu răng

Sử dụng lá lốt

Trong thành phần của lá lốt cũng có chứa một lượng tinh dầu có tác dụng điều trị sâu răng cho bé. Ngoài ra còn có khả năng giảm viêm, sưng lợi và giảm đau hiệu quả.

Cách làm:

  • Sử dụng rễ của cây lá lốt rửa sạch.
  • Sau đó giã nát cùng với muối.
  • Vắt lấy phần nước cốt rồi dùng tăm bông chấm lên khu vực răng sâu.
  • Thực hiện đều đặn từ 2-3 lần/ngày để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Trị sâu răng cho bé tại nha khoa

Ở mỗi giai đoạn sâu răng sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, nha sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sâu răng của trẻ để đưa ra cách trị sâu răng cho trẻ em phù hợp nhất.

Điều trị bằng fluoride

Cách trị sâu răng cho bé này sẽ giúp phục hồi các tổn thương của men răng. Cách làm này thường được áp dụng khi bé đang ở giai đoạn đầu của sâu răng.

Nha sĩ sẽ tiến hành bôi fluoride dưới dạng gel hoặc bọt lên các đốm ngả màu ở răng bé để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho bé sử dụng những loại kem đánh răng có chứa fluor để chữa lành các tổn thương trên bề mặt răng.

Nha sĩ sẽ tiến hành bôi fluoride lên các đốm ngả màu ở răng để che phủ các lỗ sâu.
Nha sĩ sẽ tiến hành bôi fluoride lên các đốm ngả màu ở răng để che phủ các lỗ sâu.

Phương pháp trám răng

Nếu răng của trẻ đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng thì nha sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng cho trẻ để bảo vệ tủy và khôi phục phần răng bị bào mòn. Lỗ sâu sẽ được làm sạch rồi trám lại bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ.

Phương pháp gắn mão răng

Đối với những chiếc răng đã bị sâu nghiêm trọng không thể hàn trám thì nha sĩ thường chỉ định gắn mão răng. Mão răng là một vỏ bọc được chỉnh theo hình dáng của răng nhằm bảo vệ và phục hồi lớp vỏ tự nhiên của răng. Khi áp dụng phương pháp này, nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu, hàn trám lại phần đã mất và gắn mão để bảo vệ răng khỏi bị hư hại thêm lần nữa.

Lấy tủy và trám răng

Khi sâu răng đã ăn vào tủy có thể dẫn đến viêm tủy răng, gây hư hại toàn bộ răng và trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiễm trùng lây lan. Để loại bỏ tình huống này nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy. Phần tủy bị nhiễm trùng sẽ bị loại bỏ, làm sạch lỗ sâu và trám lại bằng amalgam. Tùy vào tình trạng tổn thương nha sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng để bảo vệ răng cho trẻ.

Nhổ răng

Nếu răng sâu không thể phục hồi do nhiễm trùng thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu để tránh lây lan cho các răng bên cạnh. Khi nhổ bỏ răng nha sĩ sẽ xem xét đến vấn đề thẩm mỹ và nhu cầu ăn nha của trẻ để cất nhắc việc cấy ghép răng hoặc làm cầu răng.

Trị sâu răng cho bé bằng thuốc Đông y

Điều trị sâu răng bằng thuốc đông y được khá nhiều người tin dùng, lựa chọn vì an toàn và không ra tác dụng phụ cho trẻ.

Thuốc Đông y rất lành tính nên cha mẹ thường sử dụng để trị sâu răng cho trẻ.
Thuốc Đông y rất lành tính nên cha mẹ thường sử dụng để trị sâu răng cho trẻ.

Bài thuốc số 1: Sử dụng đại hoàng, bạch chỉ, ngô thù du mỗi loại một nắm nhỏ

Cách làm:

  • Đem tất cả những loại thuốc trên đem nghiền nhuyễn.
  • Vệ sinh răng miệng trước khi chấm bột thuốc lên phần răng sâu và nướu bị tổn thương.
  • Ngậm thuốc trong miệng khoảng 10 – 15 phút, có thể lựa chọn nhổ bỏ hoặc nuốt.
  • Thực hiện hàng ngày vào sáng và tối liên tục trong vòng 2 – 3 tuần.

Bài thuốc số 2: Chuẩn bị rễ cây cà gai leo, cốt toái bổ, nhũ hương đồng.

Cách làm:

  • Rửa sạch rễ cây cà gai leo rồi sắc với 1 bát nước to, đun tới khi còn lại khoảng 1/3 bát. Dùng nước trên ngậm vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Cốt toái bổ, nhũ hương đồng xay nhuyễn thành bột mịn, trộn với nước để tạo thành hỗn hợp dẻo mịn.
  • Ve nhỏ thành từng viên thuốc nhỏ đủ để nhét vào chỗ kẽ răng bị sâu.
  • Ngày nhét thuốc vào chỗ sâu từ 2 – 3 lần.
  • Thực hiện cho tới khi hết cảm giác sưng-đau-nhức.

Bài thuốc số 3: Chuẩn bị bột phèn phi, đốt tồn tính, đại nội, kê nội kim. Mỗi loại lấy từ 10 – 30 gram.

Cách làm:

  • Nghiền nhuyễn 3 vị thuốc trên với nhau.
  • Mỗi khi trẻ đau răng, bạn dùng tăm bông chấm trực tiếp bột lên phần răng răng sâu và xung quanh nướu, cho trẻ ngậm từ 15 – 20 phút rồi nhổ bỏ.
  • Bạn có thể trộn chung bột thuốc mật ong để tạo thành dạng hỗn hợp sệt, có vị ngọt cho trẻ dễ dùng.

Xét trên khía cạnh thuốc Đông y những bài thuốc này có thể làm giảm tình trạng răng bị đau nhức. Bởi vì những bài thuốc này có tính chất sát khuẩn và làm giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, phần men răng và ngà răng bị sâu nếu không được trám bít, tái tạo thì mô răng vẫn sẽ tiếp tục bị phá hủy. Do đó, các bậc cha mẹ vẫn nên cho trẻ đến nha khoa để xử lý triệt để phần răng bị sâu.

Phòng ngừa sâu răng cho bé bằng cách nào?

Để phòng ngừa sâu răng cho trẻ các bậc cha mẹ cần chú ý tới những điều sau đây.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Sử dụng đồ ăn ngọt thường xuyên sẽ khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng. Do đó, phụ huynh cần hạn chế để bé dùng các thực phẩm này hoặc sau khi sử dụng nhắc nhở trẻ súc miệng lại bằng nước muối/nước lọc hoặc chải răng để loại bỏ mảng bám. Bổ sung đầy đủ vitamin, canxi, chất xơ, magie, sắt… để giúp răng chắc khỏe và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Lưu ý khi cho bé dùng thuốc

Không tùy ý cho trẻ sử dụng thuốc khi bị ốm nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nhất là thuốc kháng sinh vì nó có thể khiến cho men răng bị ảnh hưởng và làm vàng răng. Ngoài ra nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và đề kháng của trẻ.

Loại bỏ thói quen xấu

Những thói quen như mút tay, ngậm cơm, bú bình, ngậm ti giả, ti đêm… thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của răng, cấu trúc của xương hàm và tăng nguy cơ cao sâu răng. Thay vào đó nên tập cho bé những thói quen tốt như vệ sinh răng miệng sau khi ăn, không ăn đồ ngọt vào buổi tối, dùng chỉ nha khoa,…

Cho bé khám răng định kỳ

Sau khi bé mọc đầy đủ răng sữa cha mẹ nên duy trì thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe răng miệng và ngăn chặn tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen chúc, mọc lệch.

Trám bít hố rãnh

Các chuyên gia cho biết, việc trám bít hố rãnh bằng resin ở răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn có thể phòng ngừa được sâu răng. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi đặt ngay sau khi trẻ được 1 – 2 tuổi và với những trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.

Bôi vecni fluor phòng ngừa sâu răng

Phương pháp này được áp dụng với nhóm răng cửa và đạt hiệu quả cao khi trẻ mới mọc răng. Vecni Fluor có khả năng bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa sâu răng. Nó tạo ra một lớp màng bảo vệ răng, hỗ trợ phục hồi các tổn thương sớm của sâu răng và ức chế tốc độ tiến triển của những lỗ sâu.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách

Kể cả khi trẻ chưa mọc răng thì việc vệ sinh răng miệng cũng cần phải được thực hiện đều đặn. Hằng ngày, bạn cần phải sử dụng gạc rơ lưỡi rồi thấm nước để vệ sinh khoang miệng và rơ lưỡi cho bé, cụ thể:

  • Khi trẻ mọc răng sữa, bạn phải vệ sinh răng miệng cho bé bằng dung dịch phù hợp.
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi, hãy hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối dinh lý hoặc đánh răng bằng bàn chải lông mềm phù hợp với độ tuổi.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi đã mọc đầy đủ răng sữa, vì vậy phụ huynh nên cho bé đánh răng với kem đánh răng để phòng ngừa sâu răng.
Hãy hướng dẫn trẻ chải răng từ nhỏ để phòng ngừa sâu răng.
Hãy hướng dẫn trẻ chải răng từ nhỏ để phòng ngừa sâu răng.

Điều trị sâu răng cho bé hay bất cứ bệnh lý răng miệng nào ở trẻ em là một vấn đề thách thức lớn đối với chính các cháu nhỏ cũng như phụ huynh và nha khoa. Do vậy, thực hiện tốt các biện pháp dự phòng sâu răng sớm cho trẻ là việc rất cần thiết. Để biết chi tiết quy trình khám, chẩn đoán, điều trị, dự phòng sâu răng cha mẹ hãy đưa trẻ đến những phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

ArrayArray
4.9/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *