Tại sao trẻ chậm mọc răng? Có nguy hiểm không và cách xử lý

5/5 - (3 bình chọn)

Nuôi dạy con cái là một quá trình mà suốt thời gian đó các mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thắc mắc cùng những lo lắng về sự phát triển của bé. Một trong số đó là vào giai đoạn từ 6 tháng trở đi khi bé bắt đầu cai sữa và mọc những chiếc răng đầu tiên trong cuộc đời. Tuy nhiên nhiều trẻ chậm mọc răng khiến các mẹ không biết làm thế nào, đừng quá lo lắng mời bạn đọc những thông tin trong bài viết để biết cách xử lý tốt nhất. 

Trẻ chậm mọc răng được hiểu như thế nào? Khi nào cần đi bác sĩ

Mọc răng là một quá trình mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ gặp phải trong đời. Chúng sẽ phát triển qua hai giai đoạn chính là thời điểm mọc răng sữa và thời điểm răng sữa mất đi để mọc răng trưởng thành. Trong đó thời gian mọc răng sữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc răng miệng sau này cũng như sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Trẻ chậm mọc răng không phải tình trạng hiếm gặp
Trẻ chậm mọc răng không phải tình trạng hiếm gặp

Mỗi đứa trẻ sẽ có quá trình và thời điểm mọc răng khác nhau, cho nên để trả lời chính xác trẻ chậm mọc răng là như thế nào, các mẹ cần biết về quá trình mọc răng chuẩn của mỗi đứa trẻ.

Theo tự nhiên, hầu hết mọi đứa trẻ sẽ mọc chiếc răng cửa đầu tiên bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6 trở đi, có trẻ sớm hơn sẽ là cuối tháng thứ 5. Sau chiếc răng cửa ở hàm dưới mọc lên là chiếc răng cửa ở hàm trên, đến răng cối sữa thứ nhất, rồi răng nanh.

Và thông thường khi chiếc răng cối sữa thứ hai mọc lên là phần răng nanh của bé cũng đã mọc đầy đủ. Hàm răng hoàn thiện của bé từ khi mọc răng răng đến năm 3 tuổi là 10 răng trên và 10 răng dưới, như thế được gọi là bé mọc răng đúng chuẩn quy trình.

Tuy nhiên, tình trạng mọc răng của bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, quá trình chăm soc, chế độ dinh dưỡng, thể trạng của các bé mà không phải bé nào cũng tháng thứ 6 sẽ mọc chiếc đầu tiên mà có thể là tháng thứ 7 thứ 8 hoặc thứ 9. Những trường hợp cũng được gọi là trẻ chậm mọc răng nhưng có thể cải thiện được bằng nhiều biện pháp tại nhà.

Còn trong trường hợp sau khi kết thúc tháng thứ 13 tức là trẻ đã được 1 tuổi mà chiếc răng đầu tiên vẫn chưa mọc thì tình trạng chậm mọc răng lại đang báo hiệu tình trạng sức khỏe bé không tốt. Cộng thêm vào đó, nếu bé còn còi cọc, không tăng cân, không lớn thì bố mẹ cần đưa bé đi bác sĩ thật sớm. Bởi có thể bé đang mặc bệnh lý về răng hàm khiến mầm răng không nhú lên được. Và bé cần có sự can thiệp chuyên khoa để giải quyết vấn đề này.

Trong trường hợp bé tháng thứ 7 – 9 mà vẫn chưa mọc răng, cũng có thể đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Nhưng đa phần tình trạng này không quá nghiêm trọng chỉ là do cơ địa hoặc chế độ dinh dưỡng đang chưa khoa học cũng như chưa cung cấp đủ chất cho bé để phát triển mầm răng.

Tình trạng này được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tình trạng này được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé chậm mọc răng

Hiện nay, các chuyên gia y khoa đã đưa ra nhận định rằng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng răng mọc chậm ở trẻ nhỏ. Và điều này đặc biệt rất quan trọng mà các bậc phụ huynh cần nhớ để có hướng giải quyết và xử lý khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân khách quan

Nhóm nguyên nhân khách quan khiến trẻ chậm mọc răng đến từ những yếu tố bên ngoài tác động vào. Cụ thể như sau:

  • Do di truyền:

Không phải phụ huynh nào cũng biết rằng bé bị chậm mọc răng có thể có tính di truyền. Đó là khi bố hoặc mẹ ngày nhỏ từng bị chậm mọc răng thì con cái sau này sinh ra cũng có thể mắc phải. Điều này không quá lo ngại, bởi sau này bé chắc chắn cũng sẽ mọc răng chỉ là chậm hơn so với những bé bình thường khác.

  • Do thời điểm bé sinh ra:

Sinh non, con sinh ra bị thiếu tháng, sinh con ra nhưng sức khỏe bé không đủ khỏe mạnh phải sống trong lồng kính cũng là nguyên nhân khiến bé bị chậm mọc răng hơn bình thường. Những đứa trẻ này còn có một sức đề kháng không tốt, dễ bị bệnh hơn.

  • Do bẩm sinh: 

Trong quá trình mang thai bé, đây là một giai đoạn rất quan trọng mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé sau này mà người mẹ bị bệnh, bị ốm, sốt,… xuất hiện biến chứng. Lúc này bé sinh ra cũng khó để phát triển bình thường như những đứa trẻ khác, bé rất dễ bị bệnh, mọc răng chậm, còi xương, suy dinh dưỡng,….

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan thì còn có những nguyên nhân chủ quan đến từ việc chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bé. Cụ thể như sau:

  • Bé bị bệnh trong khoang miệng: 

Việc chăm sóc không đảm bảo khiến bé bị nhiễm khuẩn, nấm miệng cũng là nguyên nhân cản trở quá trình mọc răng của bé. Vi khuẩn, nấm sống và tấn công vào các mô nướu, lợi khiến chúng bị tổn thương, làm tiêu biến mầm răng khiến chúng chưa kịp nhú lên, răng không có điều kiện để mọc. Những trường hợp này cần có sự can thiệp nha khoa mới có thể cải thiện tình trạng bệnh được.

Những bệnh lý trong miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm mọc răng
Những bệnh lý trong miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm mọc răng
  • Suy tuyến giáp: 

Hiện nay số lượng trẻ nhỏ bị bệnh suy tuyến giáp ngày càng tăng cao và hệ quả của căn bệnh này chính là trẻ chậm mọc răng hơn bình thường. Đi kèm với đó bé còn chậm nói, không tăng cân, còi xương và suy giảm sức đề kháng.

  • Thiếu chất canxi: 

Canxi là một trong những chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương và mầm răng. Khi trẻ bị thiếu canxi khiến mầm răng không đủ lớn, không chắc khỏe để nhú lên khỏi lợi. Mà trẻ nhỏ thì không tự hấp thụ canxi được mà phần lớn là do sữa mẹ truyền sang. Khi đó, nếu sau sinh đặc biệt giai đoạn cho con bú mà mẹ ăn kiêng để lấy lại vóc dáng, lượng canxi cung cấp cho bé không đủ cũng là nguyên nhân khiến con mọc răng chậm.

  • Thiếu vitamin D: 

Để canxi có thể hấp thụ được vào cơ thể mà cụ đó là xương và răng cần có sự hỗ trợ của vitamin D. Và cũng chỉ có vitamin D được nạp vào thì lượng canxi này mới được sử dụng đúng cách. Và với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vitamin D được hấp thụ bằng cách tắm nắng cho bé.

  • Dư thừa photpho: 

Photpho là một loại khoáng chất khá cần thiết cho cơ thể nhưng ở một lượng rất nhỏ. Tình trạng dư thừa photpho có thể cản trở quá trình nhú lên khỏi lợi của các mầm răng. Nhiều trường hợp lượng dư thừa quá mức còn gây nên tình trạng trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn.

  • Thiếu dưỡng chất MK7: 

MK7 còn được mọi người biết đến là một loại vitamin K2 có nhiệm vụ hấp thụ canxi vào máu, răng và hệ xương. Khi cơ thể bé không được cấp đủ thành phần nào khiến răng mọc chậm hơn đồng thời còn  có nguy cơ mắc các bệnh về thận, tim, xơ cứng mạch máu,…

  • Trẻ mắc bệnh lý bẩm sinh:

Có nhiều trẻ bị mắc các hội chứng bẩm sinh ở não bộ, hệ thần kinh, tuyến yến, tuyến giáp đều có thể cản trở quá trình mọc răng và phát triển như bình thường của bé.

Nhiều bé bị chậm mọc răng là bẩm sinh
Nhiều bé bị chậm mọc răng là bẩm sinh

Trẻ chậm mọc răng có gây nguy hiểm hay không?

Trẻ chậm mọc răng liệu có gây nguy hiểm hay không là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Thực chất đây không phải là tình trạng hiếm gặp, rất nhiều đưa trẻ bị mọc răng chậm 2 – 3 tháng hơn so với bình thường, nhưng cũng có bé lại mọc sớm hơn 15 – 30 ngày nhưng vẫn phát triển bình thường. Bởi mỗi đứa trẻ co một thể trạng khác nhau dẫn đến việc bao giờ mọc răng là không giống nhau, chỉ cần bẻ vẫn khỏe mạnh, sức khỏe tốt thì răng mọc chậm không quá ảnh hưởng.

Tuy nhiên như đã nói trong trường hợp hết tháng thứ 13 mà tình trạng này vẫn không được cải thiện, mầm răng đầu tiên vẫn chưa nhú lên thì có thể bé đang vấn đề nào đó về sức khỏe. Các bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám, chụp X-quang xương hàm để kịp thời tìm được nguyên nhân của tình trạng này và điều trị. Bởi nếu để quá lâu, bé sẽ gặp một số những biến chứng không mong muốn sau này.

  • Răng trưởng thành bị mọc lệch vĩnh viễn do răng sữa mọc quá chậm. Và điều này còn ảnh hưởng đến khung hàm, sẽ rất xấu, xô lệch nhau khi trưởng thành.
  • Nhiều bé còn gặp tình trạng răng trưởng thành mọc song song cùng răng sữa khiến gây nên hội chứng “hàm răng đôi”. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn là sức khỏe của bé.
  • Răng mọc chậm có thể là nguyên nhân gây nên một số bệnh về nướu.
  • Răng mọc chậm do nguyên nhân khuẩn, nấm trong khoang miệng có thể khiến bé bị sâu răng ngay khi còn là mầm răng dưới nướu. Tình trạng này sẽ rất khó để điều trị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của bé.
Chậm mọc răng có thể gây nên nhiều biến chứng sau này
Chậm mọc răng có thể gây nên nhiều biến chứng sau này

Hướng dẫn xử lý khi bé mọc răng chậm hiệu quả nhất

Khi gặp phải tình trạng bé mọc răng chậm, đừng quá lo lắng, hãy đưa bé đến bệnh viện để thăm khám một lượt. Trong trường hợp nếu không phải nguyên nhân bệnh lý nào thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bé tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp bé tăng cường sức khỏe tốt nhất.

Bé răng mọc chậm giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi

Đây là trong giai đoạn bé bắt đầu chuẩn bị cho chiếc răng đầu tiên được mọc lên. Các mẹ cần:

  • Cho bé đi tắm nắng thường xuyên tốt nhất từ khi bé được 1 tháng tuổi cho đến lúc biết đi, ăn dặm. Thời điểm tốt nhất để hấp thụ vitamin D từ việc này chính là vào buổi sáng từ 6 – 8h. Lúc này ánh nắng mặt trời không quá gắt không hai cho da bé.
  • Các mẹ cần bổ sung hàm lượng Canxi và vitamin D thông qua các loại sữa ăn công thức cho bé hoặc qua chế độ dinh dưỡng của chính mình để đảm bảo nguồn sữa mẹ là tốt nhất.
  • Nếu tình trạng của mẹ bị tụt canxi có thể bổ sung thông qua các sản phẩm hỗ trợ những cần có sự chỉ định của bác sĩ chỉ định.
Bổ sung dưỡng chất cho bé thông qua nguồn sữa mẹ
Bổ sung dưỡng chất cho bé thông qua nguồn sữa mẹ

Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên

Với bé từ 7 tháng tuổi trở lên, đây chính là giai đoạn vô cùng quan trọng đảm bảo bé có mọc răng đúng chuẩn hay không. Khi đó, nếu mầm răng của bé chưa nhú lên hãy áp dụng các cách sau:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé, lúc này bé đã bắt đầu cai sữa và chuẩn bị ăn dặm. Các mẹ cần tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng canxi, photpho và vitamin D cho trẻ.
  • Giai đoạn này lượng canxi cần hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày là 0.7 – 4mg. Trong khi bé đang dần cai sữa mẹ nên các loại thực phẩm, sữa bổ sung hằng ngày phải đáp ứng đủ hàm lượng này.
  • Tăng cường tắm nắng cho bé mỗi ngày để đủ chất dinh dưỡng góp phần vào quá trình mọc răng của bé.

Khám cho trẻ trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn ở đâu uy tín nhất

Trong trường hợp trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn quá lâu thì nên đi thăm khám và điều trị ở đâu là uy tín và chất lượng nhất. Một số địa chỉ uy tín:

  • Bệnh viện RHM Trung ương: 

Bệnh viện này là cơ sở chuyên khoa đầu ngành và lớn nhất cả nước. Đến đây, mọi vấn đề của trẻ nhỏ, người lớn về răng miệng đều có thể giải quyết. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ, giáo sư và chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất được đánh giá rất cao. Địa chỉ bệnh viện hiện đang ở số 40 đường Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hotline: (84.4) 3826.9722.

  • Bệnh viện TW Quân đội 108 tại chuyên khoa Răng: 

Chuyên khoa này tại bệnh viện có truyền thống và chất lượng rất tốt. Minh chứng là bệnh viện mỗi ngày đốn hàng trăm lượt bệnh nhân đến đây điều trị và thăm khám. Bệnh viện đang ở số 1 trên đường Trần Hưng Đạo – thủ đô Hà Nội. Hotline liên hệ trước 024 6278 4129.

  • Bệnh viện Răng hàm mặt Hồ Chí Minh: 

Lui xuống miền Nam thì địa chỉ được đánh giá cao về chất lượng, chuyên môn và dịch vị chính là Bệnh viện Răng hàm mặt Hồ Chí Minh. Được thành lập từ lâu và liên tục không ngừng cố gắng, nỗ lực cải tiến mọi khâu, đến nay bệnh viện đã trở thành địa chỉ thăm khám hàng đầu tại miền Nam chuyên khoa răng hàm mặt. Địa chỉ bệnh viện tại số 265 đường Trần Hưng Đạo với hotline liên hệ trước 028 3836 0191.

Thăm khám sớm cho bé để có hướng giải quyết tốt nhất
Thăm khám sớm cho bé để có hướng giải quyết tốt nhất

Biện pháp phòng tránh trẻ chậm mọc răng

Trẻ chậm mọc răng có thể không quá nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro và hệ quả không tốt sau này. Chính vì thế để tốt nhất, các mẹ hãy phòng tránh ngay từ khi còn trong giai đoạn mang thai và những tháng đầu tiên của cuộc đời.

Trong giai đoạn mang thai và cho bé bú, việc bổ sung hàm lượng canxi, photpho cho mẹ là rất quan trọng. Theo đó, lượng canxi cần đạt mỗi ngày là 25-37.5mM Ca++ (quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Ngoài ra trong thực đơn ăn uống hằng ngày của mẹ phải đảm bảo:

  • Các nhóm chất giàu dinh dưỡng giúp mẹ và bé phát triển tốt hơn, chúng có nhiều trong các loại hải sản, tôm, thịt cá,…
  • Nhóm chất tạo ra nguồn năng lượng và sức đề kháng tốt như các loại hạt, ngũ cốc dinh dưỡng, sữa, chế phẩm của nguồn nguyên liệu này,…
  • Nhóm thực phẩm tăng cường dưỡng chất, vitamin, như rau củ quả tươi, trái cây,…

Bên cạnh đó, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải đảm bảo:

  • Các mẹ cũng cần tăng cường bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng mỗi ngày.
  • Luôn giữ sức khỏe một cách tốt nhất, tránh bị ốm, cảm hay các bệnh lý nào khác trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai.
  • Siêu âm và thăm khám định kỳ để sớm phát hiện những bệnh lý bẩm sinh của bé và có hướng xử lý kịp thời.
  • Sau khi sinh con, không nên kiêng khem quá mức mà cần cung cấp đủ dinh dưỡng đảm bảo nguồn sữa mẹ là tốt nhất.

Trên đây là những thông tin, nguyên nhân về tình trạng trẻ chậm mọc răng. Hy vọng qua đây đã giúp các phụ huynh có thêm kinh nghiệm để xử lý kịp thời tình trạng này.

ArrayArray
5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *