Top 7 loại thuốc trị viêm nha chu tốt nhất hiện nay- Thông tin chi tiết

4.9/5 - (8 bình chọn)

Khi bị viêm nha chu dùng thuốc trị viêm nha chu nào tốt nhất? Viêm nha chu uống thuốc gì? Thuốc chữa viêm nha chu dạng bôi nào tốt nhất? Đây là những thắc mắc mà người mắc nhu chu băn khoăn. Hãy cùng tìm hiểu những thắc mắc về các loại thuốc chữa viêm nha chu trong bài viết dưới đây nhé!

Thuốc trị viêm nha chu hiệu quả nhất hiện nay

Với công nghệ y khoa hiện đại như ngày nay thì viêm nha chu từ một bệnh có biến chứng nguy hiểm thì nay đã có thuốc để điều trị. Thuốc trị viêm nha chu có 2 loại, đó là thuốc điều trị viêm nha chu dạng bôi và dạng viên uống:

Thuốc bôi chữa viêm nha chu Metrogyl Denta

Metrogyl denta là thuốc được bào chế ở dạng gel màu trắng đục, được sản xuất tại Ấn Độ. Thuốc thường dùng cho bệnh nha chu mãn tính, ngoài ra thuốc còn được chỉ định cho việc điều trị các bệnh do nhiễm ký sinh trùng, viêm nhiễm nấm, nhiễm khuẩn gây ra các bệnh như viêm ống tủy răng, sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng răng miệng, viêm loét miệng, viêm nha chu, hôi miệng,…

Tuy nhiên, thuốc không thể điều trị những tổn thương nặng ở các tổ chức quanh răng do viêm nha chu gây ra.

  • Cách dùng: Trước khi bôi thuốc nên vệ sinh răng miệng sạch, sau đó, lấy một lượng vừa đủ bôi trực tiếp lên vị trí viêm nhiễm. Khi bôi Metrogyl denta bạn nên dùng tăm bông để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào trong miệng.
  • Giá bán: Thuốc có giá giao động từ 40.000 – 70.000 đồng/1 tuýp 20g.

Thuốc không sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú và những người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, sưng mặt, đắng miệng,…

Thuốc bôi trị viêm nha chu Emofluor Gel

Thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến nha khoa
Thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến nha khoa

Emofluor Gel là gel bôi hỗ trợ trị viêm nha chu, thuốc được sản xuất tại Thuỵ Sỹ. Đây là sản phẩm chuyên đặc trị các chứng bệnh liên quan đến nha khoa như: viêm nha chu, sâu răng, hở mòn chân răng, viêm đau nhức lợi, ổ mủ chân răng, giảm sưng, loại bỏ và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại cho nướu.

Ngoài ra, thuốc còn dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều tri các bệnh lý về nha khoa, giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm sưng và đau nhức một cách nhanh chóng.

Cách dùng:

  • Vệ sinh răng miệng trước khi sử dụng thuốc, sau đó lấy một lượng gel vừa đủ thoa lên vùng viêm nha chu.
    Thuốc thoa lên để khoảng 1 phút để để thuốc thấm vào lợi, sau đó nhổ đi và không cần súc miệng lại.
  • Tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn, thường thường thuốc được sử dụng thuốc từ 3 – 4 lần/ngày. Thực hiện đều đặng khoảng 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm.

Giá bán: Chi phí cho 1 tuýp 75ml khoảng từ 250.000 – 280.000 đồng.

Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng tránh mẫn cảm với thành phần thuốc. Thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em.

Thuốc trị viêm nha chu dạng bôi: Dentosmin P

Dentosmin P là dạng gel bôi hỗ trợ điều trị viêm nha chu có nguồn gốc từ Đức. Sản phẩm này thường được điều trị các bệnh lý như: viêm sưng nướu, phục hồi vết thương sau phẫu thuật điều trị bệnh lý về nha chu,…

Cách dùng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau đó dùng tăm bông chấm thuốc rồi bôi lên vùng viêm nha chu. Đợi sau khoảng vài phút cho thuốc thấm vào bên trong niêm mạc thì nhổ bỏ rồi súc miệng lại với nước sạch.

Giá bán: Tùy theo mỗi nơi nên giá sẽ giao động từ 200.000 – 230.000/1 tuýp.

Nếu không cẩn thận nuốt phải thuốc có thể gặp triệu chứng như khó thở, phát ban, sưng môi, lưỡi, mặt,…Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ không được chỉ định sử dụng thuốc.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu PerioKin

Thuốc không thấm qua da nên trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng.
Thuốc không thấm qua da nên trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng.

Chlorhexidine có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Sản phẩm là dạng gel trong suốt nên công dụng kháng khuẩn mạnh, được sử dụng khá phổ biến trong nha khoa giúp chăm sóc và điều trị một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, dùng sát khuẩn trước khi tiến hành phẫu thuật răng miệng,…

Thuốc không thấm qua da nên trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng. Tuy nhiên, kết quả điều trị không cao và không tiêu diệt triệt để vi khuẩn nằm sâu dưới nướu.

Cách dùng:

  • Dùng tăm bông lấy một lượng thuốc vừa đủ rồi bôi trực tiếp lên vùng bị viêm.
  • Sau khi thoa thuốc không cần xúc miệng lại. Ngày bôi thuốc từ 2 – 3 lần sau ăn để đạt hiệu cao nhất.
  • Không ăn uống trong vòng 30 phút sau khi sử dụng thuốc, bôi thuốc đều đặn trong khoảng 1 tuần bệnh thuyên giảm.

Giá bán: Thuốc có giá từ 120.000 – 150.000 đồng/1 tuýp 30ml.

Thuốc kháng sinh Gentamycin

Gentamicin là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm aminoglycosid, được sản xuất tại Việt Nam. Trong thuốc có chứa chất Gentamicin sulphat nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế vi khuẩn tổng hợp Protein. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn gram (-) rất hiệu quả, chính vì thế, thuốc kháng sinh Gentamycin được sử dụng khá phổ biến trong điều trị nha chu.

Cách dùng:

  • Thuốc thường được dùng để tiêm bắp và tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục.
  • Ở người có chức năng thận bình thường thì tiêm 3 mg/kg/ngày đối với người lớn, chia làm 2 – 3 lần. Trẻ em thì 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, mỗi lần 1 mg/kg tiêm cách nhau 8 giờ/lần.

Giá bán: Thuốc thường có giá giao động từ 40.000 – 60.000 đồng/1 vỉ x 10 ống.

Nếu dùng quá liều có thể gây ra nhiễm độc tai không hồi phục và ảnh hưởng đến ốc tai cùng hệ thống tiền đình.

Thuốc kháng sinh Cefixim

Cefixim là thuốc nằm trong nhóm kháng sinh Cephalosporin, được sản xuất tại Việt Nam. Thành phần chính của thuốc chứa Cefixim Trihydrat nên có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nha chu.

Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi ngày dùng 200mg/ngày. Trẻ em trên 6 tháng dùng 8mg/kg/ngày..

Giá bán: Giao động từ khoảng 45.000 – 60.000 đồng/1 hộp.

Không nên sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc và người suy gan, thận.

Ngoài Cefixim thì các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin như: Cefetamet, Cefozopran, Cefoxitin,… cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nha chu.

Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh Quinolon nên có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn gram (-), gram (+) và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn P. Gingivalis, nguyên nhân chính gây viêm nha chu.

Ciprofloxacin có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn mà những loại thuốc trị viêm nha chu như tetracycline, penicillin, cephalosporin không điều trị được.

Kháng sinh Ciprofloxacin được bào chế theo ba dạng, đó là:

  • Dạng viên nén, thuốc uống : 250mg và 500mg
  • Dạng hỗn dịch, thuốc uống : 100ml 5%, 100ml 10%
  • Dạng nhỏ tai và mắt: 0,3%
  • Dạng tiêm tĩnh mạch thường chỉ dùng trong trường hợp dự phòng bệnh thận hoặc điều trị nhiễm khuẩn huyết…

Cách dùng: Thuốc uống được chỉ định sau ăn 2 tiếng và không dùng kèm với thuốc chống acid dạ dày trong vòng 2 giờ sau uống thuốc.

Giá bán: Thường giao động từ 200.000 – 250.000 đồng/1 hộp có 10 vỉ x 10 viên.

Không kê đơn cho phụ nữ đang cho con bú vì thuốc sẽ gây hại cho trẻ.

Thuốc kháng sinh Doxycycline

Thuốc kháng sinh phổ rộng và có tác dụng kìm khuẩn, từ đó tiêu diệt vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh phổ rộng và có tác dụng kìm khuẩn, từ đó tiêu diệt vi khuẩn.

Thuốc Doxycycline calcium Syrup chứa doxycycline, một loại kháng sinh kìm khuẩn thuộc nhóm tetracycline. Thuốc Doxycyclin có tác dụng làm chậm và cản trở sự phát triển của vi khuẩn và ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt vi khuẩn.

Liều dùng:

  • Người lớn: 1 viên/lần, nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng thì dùng 1 viên x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 8 tuổi trở lên: Chỉ nên dùng 2 – 2,5mg/kg 1 lần trong ngày. Nếu nhiễm khuẩn nặng thì dùng 2 – 2,5mg/kg x 2 lần/ngày.

Giá bán: Thường giao động từ 150.000 – 180.000đồng/1 hộp, 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 8 tuổi hoặc người bị suy gan, thận, lupus ban đỏ.

Các loại thuốc thuộc nhóm Cyclin như: ChlortetraCyclin, DemecloCyclin, OxytetraCyclin, MinoCyclin, MethaCyclin hay các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, meloxicam, diclophenac, dexamethason, prednisolon,… cũng có thể làm giảm sưng tấy, viêm nhiễm, đau nhức do viêm nha chu gây ra.

Bên cạnh đó, Doxycyclin cũng được chỉ định dùng để dự phòng sốt rét do Plasmodium falciparum cho người đi du lịch đến vùng có chủng ký sinh trùng kháng cloroquin và pyrimethamin – sulfadoxin.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị viêm nha chu?

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm nha chu cần phải có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc. Vì nếu không sử dụng đúng cách hoặc quá lạm dụng sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc và điều trị không hiệu quả, nhất là thuốc kháng sinh.

Đối với thuốc trị viêm nha chu thì nên lưu ý những điểm sau:

  • Thuốc điều trị viêm nha chu dạng bôi chỉ có tác dụng tại chỗ, không có khả năng phòng chống hay điều trị viêm nha chu khi chưa có biểu hiện cụ thể.
  • Thuốc chữa bệnh nha chu dạng bôi không thể điều trị dứt điểm được những trường hợp nặng, nhất là khi răng đã bị lung lay.
  • Những thuốc dạng bôi trị nha chu sẽ không tiêu diệt được các vi khuẩn nằm sâu dưới lợi.
  • Thuốc điều trị bệnh nha chu dạng thuốc bôi tại chỗ có thể gây ra những tác dụng phụ như: hoa mắt, sưng tê môi, lưỡi, đau đầu, mặt, khó thở, phát ban,…
  • Những trường hợp có bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên dùng thuốc chữa nha chu khi chưa có ý kiến bác sĩ.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin về các loại thuốc chữa viêm nha chu được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Trong trường hợp tình trạng này trở nên nặng cần phải tìm đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được điều trị kịp thời.

ArrayArray
4.9/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *