Thuốc chữa viêm lợi nào tốt? TOP 10 loại được sử dụng phổ biến nhất

4.5/5 - (8 bình chọn)

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng rất hay gặp, nguyên nhân gây ra tình trạng này có rất nhiều. Bệnh cũng thường có nhiều dạng viêm khác nhau, vậy thuốc chữa viêm lợi nào tốt nhất hiện nay? 

Thuốc chữa viêm lợi nào tốt nhất hiện nay?

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ chính là nguyên nhân gây viêm lợi. Tình trạng viêm kéo dài có thể gây lở loét, đau nhức và gây khó khăn cho việc ăn uống. Để khắc phục bệnh này, bạn có thể tham khảo những loại thuốc sau:

Thuốc Metronidazol Stada

Metronidazol Stada là thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng cho người bị viêm lợi. Thuốc có tác dụng mạnh đối với những trường hợp bị viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí.

  • Thành phần: Metronidazol 400 mg phối hợp cùng một số loại tá dược như: Lactose monohydrate, acid stearic, magnesi stearat…
  • Công dụng: Điều trị những bệnh lý như viêm phụ khoa, viêm lợi hoại tử loét cấp, viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, nhiễm trùng ở vùng chậu, bệnh crohn ở kết tràng. Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân được chỉ định dùng Metronidazol Stada để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn kỵ khí.
  • Lưu ý: Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc Metronidazol Stada. Vì trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn ói, mất cảm giác ngon miệng, đau đầu, phát ban, nước tiểu sẫm màu.
  • Metronidazol Stada hàm lượng 400mg có giá bán lẻ khoảng 11.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 14 viên.
  • Liều dùng: Ngày uống 3 viên, uống vào sáng, trưa, tối và mỗi đợt điều trị thường kéo dài ít nhất 3 ngày. Nên uống sau khi ăn để không gây hại cho dạ dày.
Metronidazol Stada là thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng cho người bị viêm lợi
Metronidazol Stada là thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng cho người bị viêm lợi

Thuốc chữa viêm lợi PerioKin

Đây là thuốc chữa viêm lợi dạng bôi có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, được bào chế dưới dạng gel bôi bên ngoài vết thương.

Tác dụng

  • Làm nhanh lành vết thương, viêm nhiễm ở lợi, giảm sưng đau, chống lại vi khuẩn gram (-), gram (+), nấm men và một số loại virus ưa lipid. Tuy nhiên, thuốc này chỉ ức chế được vi khuẩn nằm trên bề mặt lợi, không tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh ẩn trú sâu dưới lợi.
  • Khi bôi vào vết thương, thuốc sẽ tạo thành một lớp màng mỏng che phủ toàn bộ bề mặt vết thương và bám dính chắc giúp bảo vệ vết loét ở lợi khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, xoa dịu cảm giác đau xót, khó chịu, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn.
  • PerioKin còn được chỉ định để điều trị cho các trường hợp như: viêm nướu, viêm nha chu, loét miệng, Abscess nha chu,…
  • Ngoài ra, thuốc còn dùng để điều trị phòng nhiễm khuẩn sau khi nạo túi nha chu, nhổ răng, phẫu thuật vạt nha chu trước hoặc sau khi cấy trụ implant, điều trị trầy xước niêm mạc do ảnh hưởng của hàm giả,…

Cách sử dụng

  • Bôi trực tiếp thuốc lên khu vực viêm lợi.
  • Ngày bôi từ 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn.
  • Sau 1 tuần sử dụng, tình trạng viêm lợi sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Giá bán: Thuốc có giá bán lẻ thường từ 120.000 – 150.000 đồng/tuýp.

Thuốc chữa viêm lợi Ciprofloxacin

Thuốc chữa viêm lợi Ciprofloxacin
Thuốc chữa viêm lợi Ciprofloxacin

Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolone, thuốc thường được chỉ định để điều trị nhiễm trùng lợi do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans gây ra. Loại thuốc này có thể ức chế quá trình tái tạo, phục hồi DNA của vi khuẩn khiến chúng không thể tiếp tục sản sinh và bị tiêu diệt.

Thuốc trị viêm lợi Ciprofloxacin có giá nguyên hộp 10 vỉ x 10 viên khoảng 147.000 đồng.

Liều lượng:

  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 500 – 700mg (tùy theo đối tượng sử dụng).
  • Thời gian điều trị từ khoảng 7 – 14 ngày.
  • Thuốc uống sau khi ăn khoảng 2 giờ.

Thuốc chữa viêm lợi Erythromycin

Erythromycin nằm trong nhóm thuốc kháng sinh macrolid. Thuốc có thể ức chế đối với các chủng vi khuẩn gram (+), khuẩn gram (-), Chlamydia,…

Có thành phần chính là Erythromycin, nên ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi và có khả năng giảm sưng viêm thì thuốc còn xoa dịu cơn đau. Erythromycin chỉ có tác dụng đối với những người bị viêm lợi nhẹ.

Erythromycin không được dùng cho các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử dị ứng với những thành phần của thuốc.
  • Người có tiền sử rối loạn về gan sau khi sử dụng thuốc erythromycin.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin dạng cấp tính.
  • Người đang sử dụng chất terfenadin.

Liều dùng:

  • Mỗi lần chỉ nên dùng từ 250 – 500mg (theo từng trường hợp).
  • Chia đều thuốc uống thành 3 lần/ngày.
  • Sử dụng đúng liều lượng và thời gian được chỉ định để tránh bị nhờn thuốc.

Thuốc chữa viêm lợi Metrogyl Denta

Thuốc chữa viêm lợi Metrogyl Denta
Thuốc chữa viêm lợi Metrogyl Denta

Metrogyl Denta là thuốc trị viêm lợi dạng gel bôi, có màu trắng, được nhập khẩu tại Ấn Độ. Thuốc dùng để bôi trực tiếp lên khu vực lợi bị viêm, ngoài tác dụng kháng khuẩn tại chỗ thì thuốc còn dùng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nấm và một số chủng ký sinh trùng khác.

  • Thành phần: Thuốc gồm có chất kháng sinh Metronidazole Benzoate BP, Chlorhexidin Gluconate Solution và một số loại tá dược khác.
  • Tác dụng: Thuốc Metrogyl Denta được chỉ định để điều trị các bệnh như viêm nướu, viêm lợi cấp và mãn tính, nhiễm trùng ống tủy răng, sâu răng, hôi miệng, hơi thở có mùi do nhiễm trùng, lở loét ở miệng, nhiễm trùng chân răng, viêm nha chu,…

Thuốc không nên dùng cho những đối tượng như sau:

  • Người dị ứng với Metronidazole Benzoate BP hoặc các thành phần khác của thuốc.
  • Bà bầu và phụ nữ cho con bú nên hỏi ý kiến bác kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người đang suy giảm chức năng gan, thận.
  • Người đã và đang mắc các chứng rối loạn thần kinh.

Cách dùng

  • Sau khi vệ sinh răng miệng, lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên phần viêm lợi.
  • Ngày bôi từ 3 – 4 lần.
  • Bôi liên tục trong vòng 7 – 10 ngày để trị khỏi hẳn phần viêm lợi.

Metrogyl Denta hiện có tại các tiệm thuốc tây, với giá bán từ khoảng 40.000 – 70.000 đồng/tuýp.

Thuốc kháng sinh chữa viêm lợi Amoxicillin

Đây là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Penicillin. Thuốc có khả năng ức chế quá trình phân bào và phát triển vi khuẩn, khiến chúng suy yếu và bị tiêu diệt. Khiến cơn đau nhức khó chịu và tình trạng sưng viêm ở lợi thuyên giảm.
Thuốc không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc, người bị đái tháo đường, người mắc chứng Mononuc và phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Liều dùng:

  • Mỗi lần dùng từ 250 – 500mg, ngày dùng 3 lần.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ.
  • Dùng liên tục trong vòng từ 7 – 10 ngày. Nếu tình trạng viêm lợi chưa thuyên giảm nên tái khám.

Thuốc bôi chữa viêm lợi Dentosmin P

Dentosmin P là thuốc của Đức, ngoài chứa hoạt chất kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, cải thiện triệu chứng sưng viêm thì thuốc còn giảm đau nhức, tấy đỏ do bị nhiễm trùng lợi. Thuốc phù hợp với người bị viêm lợi nhẹ.

Hiện nay, Dentosmin P được bày bán phố biến tại các cửa hàng thuốc tây. Giá bán thường giao động trong khoảng từ 200.000 – 230.000 đồng/tuýp.

Cách sử dụng thuốc:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi lấy một lượng vừa đủ bôi lên bề mặt nướu bị viêm.
  • Mỗi ngày bôi từ 1 – 3 lần để thuốc phát huy tác dụng.
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thoa thuốc.

Thuốc Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh nằm trong nhóm macrolid. Giống với các loại thuốc kháng sinh khác, Azithromycin có thể chống lại sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn, ức chế quá trình viêm nhiễm, giảm sưng đau lợi và ngăn chặn không cho nhiễm trùng lan rộng.

Thuốc Azithromycin có thể tiêu diệt các chủng vi khuẩn như:Streptococcus pneumonia; Borrelia burgdorferi; Haemophilus parainfluenzae; Clostridium perfringens;… Azithromycin còn được chỉ định dùng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm da, viêm mô mềm và nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trong thời gian mang thai và đang cho con bú.

Liều lượng:

  • Chỉ nên dùng 500mg/ngày và dùng trong 3 ngày liên tục.
  • Nếu thấy biểu hiện lạ khi dùng thuốc nên ngưng sử dụng và hỏi lại ý kiến bác sĩ.

Thuốc Emofluor Gel

Đây là thuốc được sản xuất tại Thụy Sỹ, thuốc có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, qua đó, làm thuyên giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm lợi như: sưng đỏ, đau nhức, lở loét lợi.

Thuốc còn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nha khoa khác như: ê buốt chân răng, sâu răng, ổ mủ chân răng, áp xe răng… Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, người có răng nhạy cảm, người đang niềng răng,… Emofluor Gel có giá bán khoảng 250.000 – 280.000 đồng/tuýp. Đây là thuốc nhập nên thường chỉ có tại các tiệm thuốc tây lớn.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày bôi từ 3 – 4 lần.
  • Khuyến khích bôi thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Thuốc chữa viêm lợi Clindamycin

Clindamycin có tác dụng kháng khuẩn toàn thân, nên khi được sử dụng, hoạt chất kháng sinh của Clindamycin sẽ tiêu diệt khuẩn vi khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp Protein, khiến chúng suy yếu và chết dần. Điều này sẽ giúp làm giảm triệu chứng sưng tấy, nhiễm trùng ở lợi.

Cách sử dụng thuốc:

  • Với trường hợp bị viêm lợi ở mức độ nhẹ: Mỗi lần nên sử dụng từ 150 – 300mg, ngày dùng 4 lần.
  • Nếu tình trạng viêm lợi nghiêm trọng: Mỗi lần nên sử dụng từ 300 – 450mg, ngày dùng 4 lần.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi

Những loại thuốc tây mà chúng ta uống hiện nay đã được bào chế kỹ càng theo tiêu chuẩn quốc tế và nghiên cứu, thử nghiệm theo đúng quy trình nên các bạn không cần phải quá lo lắng về tác dụng phụ của thuốc. Vì những tác dụng phụ thường rất hiếm xảy ra và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc các bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định, kê đơn của bác sĩ để không gây ra tình trạng nhờn thuốc, nhất là thuốc kháng sinh. Ngoài ra, các bjan cũng nên lưu ý những điểm sau:

  • Tái khám nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm và có chiều hướng tăng nặng.
  • Các thuốc trị viêm lợi đều ít nhiều có tác dụng phụ, nếu gặp các dấu hiệu bất thường, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh quá liệu trình hoặc ngưng đột ngột khiến cho quá trình điều trị bị ảnh hưởng.
  • Có thể kết hợp điều trị với các bài thuốc nam, thuốc dân gian nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh hiện tượng xung khắc ngoài ý muốn.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc chữa viêm lợi nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã có thể giúp các bạn giải đáp những câu hỏi như khi bị viêm lợi uống thuốc gì? Viêm lợi chân răng uống thuốc gì? Trẻ bị viêm lợi nên uống thuốc gì? Viêm lợi chân răng uống thuốc gì? Bị sưng lợi uống thuốc gì?…

ArrayArray
4.5/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *