Ê buốt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá post

Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng thường gặp, những cơn ê buốt khiến các mẹ bầu khó chịu, ăn không ngon miệng gây ảnh hưởng tới tinh thần và thể chất. Nếu như chứng ê buốt răng kéo dài, có thể gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân gây ê buốt răng khi mang thai

Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu thường xuất hiện khá phổ biến. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này như sau:

Thay đổi nội tiết tố

Việc thay đổi nội tiết khiến nồng độ estrogen và progesterone tăng cao và gây ra nhiều triệu chứng như chóng mặt, nôn khan, ợ chua, ốm nghén.

Thiếu Canxi

Khi mang thai việc cung cấp canxi rất quan trọng vì nếu thiếu canxi thai nhi sẽ lấy ngược từ mẹ. Từ đó khiến mẹ bầu bị thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến men răng và gây nên tình trạng ê buốt.

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Khi mang thai, mẹ bầu thường rất nhạy cảm và thường xuyên ốm nghén nên họ không còn tâm trí nghĩ đến việc vệ sinh răng miệng. Vì vậy , nguy cơ gặp các vấn đề về răng lợi là rất cao.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này

Ảnh hưởng của răng khôn

Mọc răng khôn trong thời kỳ mang thai sẽ khiến các mẹ bầu khó chịu bởi những cơn đau dữ dội và do đang trong quá trình nhạy cảm nên việc điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì khi đó nhổ răng khôn cần phải sử dụng thuốc tê và thuốc kháng sinh.

Do đó, nha sĩ khuyến khích các mẹ bầu nên kiểm tra và nhổ răng khôn trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ảnh hưởng từ dạ dày

Khi mẹ bầu bị trào ngược, khiến chúng tiếp xúc với men răng và ngà răng, gây ra xói mòn mặt trong răng, mặt nhai răng hàm và gây hỏng men răng, dẫn tới việc ê buốt răng. Ê buốt răng khi mang thai nếu như vệ sinh răng miệng kém sẽ gây các tình trạng như: chảy máu chân răng, viêm nướu răng, bệnh nha chu, áp xe răng,…

Bệnh lý có thể gây ra những cơn ê buốt kéo dài, khiến các mẹ bầu có cảm giác khó chịu. Nếu như không có sự can thiệp kịp thời của y khoa mẹ bầu có thể phải nhổ bỏ răng bị tổn thương.

Chế độ ăn uống

Việc thay đổi nội tiết tố còn khiến mẹ bầu có sự thay đổi khẩu vị, có một số mẹ bầu sẽ bị nghén đồ ngọt nên sử dụng nhiều thực phẩm có đường và bỏ qua các bước chăm sóc răng miệng nên dẫn tới sâu răng và gây ra hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu.

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cũng cho biết, khi mang thai máu thường được vận chuyển tới nướu nhiều hơn so với người bình thường. Chính vì thế phụ nữ mang thai răng thường sẽ nhạy cảm khi sử dụng những thực phẩm nóng hoặc lạnh.

Ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu như trong quá trình mang thai mà mẹ bầu bị đau nhức răng sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao hơn bình thường. Theo số liệu thống kê, đã có hơn 70% phụ nữ mang thai bị đau răng đã sinh con non do không điều trị kịp thời.

Đối với người khỏe mạnh, khi đau răng cũng sẽ gây khó khăn khi ăn nhai, thì đối với bà bầu bệnh lý này sẽ khiến họ vô cùng mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Trong khi đó phụ nữ mang thai cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Bệnh sâu răng cũng có khả năng di truyền đến đời sau.

Trên thế giới có hơn 60% các mẹ bầu gặp trường hợp ê buốt chân răng khi mang thai và trong số đó có hơn 70% mẹ bầu bị sinh non do không điều trị kịp thời chứng ê buốt.

Và trong số đó, có hơn 20% em bé sinh ra không được khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa, các bé thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm, đi ngoài, biếng ăn… chỉ có khoảng 3% là mẹ và bé có sức khỏe ổn định. Số còn lại thường sẽ chết lưu và bị sảy thai.

Cách trị ê buốt răng khi mang thai

Ê buốt chân răng khi mang thai là bệnh lý thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này chính là do sự thay đổi nội tiết tố của người mẹ. Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu có thể biến chứng thành rất nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy tiến hành việc thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Điều trị bằng Tây y

Khi có dấu hiệu ê nhức răng mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở uy tín gần nhất để thực hiện thăm khám và nhớ thông báo là bạn đang mang thai để bác sĩ nha khoa có phương pháp điều trị phù hợp.

Trước khi thực hiện thăm khám, để xác định nguyên nhân và đánh giá chính xác tình trạng răng của mẹ bầu, nha sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang răng. Tùy vào tình trạng mỗi người mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ 3 tháng/lần để hạn chế mắc các bệnh lý về răng miệng và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Điều trị bằng Đông y

Bấm huyệt là cách trị ê buốt răng khi mang thai an toàn nhất cho mẹ và bé.
Bấm huyệt là cách trị ê buốt răng khi mang thai an toàn nhất cho mẹ và bé.

Do phụ nữ mang thai không thể sử dụng thuốc điều trị ê buốt răng như người bình thường nên phương pháp bấm huyệt Đông y là cách trị liệu an toàn nhất cho mẹ và bé. Việc bấm huyệt có thể làm giảm các cơn ê buốt răng do bệnh lý sâu răng hoặc nha chu.

Theo Y học Cổ truyền, việc bấm vào huyệt thương dương nằm ở đầu của ngón tay trỏ, cách gốc móng tay về phía ngón cái khoảng 0.2mm và ở trên đường tiếp giáp da gan ngón tay với mu ngón tay sẽ giúp làm giảm đau răng, ê răng.

Người bệnh bị ê buốt răng bên nào thì thực hiện bấm huyệt bên tay đó.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Các bài thuốc dân gian thường được đánh giá cao bởi vì đảm bảo được tính an toàn và không có tác dụng phụ nên rất phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Các mẹ bầu có thể tham khảo các phương pháp như dưới đây để cải thiện tình trạng ê buốt răng khi mang thai:

Trị ê buốt răng khi mang thai bằng tỏi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có tính kháng viêm rất cao nên đây chính là biện pháp tốt nhất để điều trị các triệu chứng liên quan tới bệnh lý sâu răng.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 2-3 tép tỏi còn vỏ.
  • Đem tỏi đi nướng sao cho lớp vỏ ngoài chuyển sang vàng.
  • Đặt phần tỏi trên vào chỗ bị ê buốt rồi cắn chặt trong khoảng 10-15 phút.
  • Mẹ bầu cũng có thể giã nát rồi đắp trực tiếp vào vị trí răng bị ê buốt trong khoảng 20 phút.
  • Thực hiện đều đặn biện pháp trên liên tiếp trong vòng 5 ngày sẽ thấy dấu hiệu ê buốt thuyên giảm.

Trị ê buốt răng khi mang thai bằng nước ấm

Đây là cách làm dễ nhất và có kết quả tức thời nên được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Nước ấm không những giúp làm giảm các cơn ê buốt răng mà còn loại bỏ được mảng bám và thức ăn thừa còn sót trong khoang miệng.

Cách làm:

  • Sử dụng nước ấm để súc miệng mỗi khi bị ê buốt
  • Sau khi sử dụng đồ ăn vặt và sau các bữa ăn chính mẹ bầu hãy sử dụng thêm nước muối ấm để súc miệng.

Trị ê buốt răng khi mang thai bằng gừng

Gừng được sử dụng rất nhiều trong các nhiều bài thuốc dân gian, đặc biệt là điều trị các bệnh lý về răng miệng. Phương pháp này sẽ cho hiệu quả nhanh, an toàn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cách làm:

  • Gừng đem gọt vỏ rửa sạch đất cát.
  • Sau đó đem đập dập và đắp lên vùng răng bị ê buốt.
  • Cắn chặt từ 15 – 20 phút rồi nhả bỏ bã
  • Thực hiện đều đặn ngày 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả.

Trị ê buốt răng khi mang thai bằng trà xanh

Nghiên cứu của y học hiện đại đã đánh giá cao tác dụng của lá trà tươi. Theo đó, trong thành phần của lá trà xanh có tính kháng khuẩn rất cao nên những bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng được các nha sĩ khuyến cáo là nên sử dụng nước trà xanh hàng ngày để giảm thiểu tình trạng bệnh phát triển. Bên cạnh đó, lá trà xanh cũng có tác dụng chống bào mòn răng.

Cách làm:

  • Lá trà xanh sau khi rửa sạch nên ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Sau khi để ráo nước, đem nấu với nước sôi khoảng 5 phút hoặc hãm với nước sôi rồi ủ ấm.
  • Mẹ bầu nên sử dụng nước trà xanh để uống hàng ngày, nếu có hiện tượng ê buốt có thể ngậm nước trà.

Trị ê buốt răng khi mang thai bằng lá lốt

Lá lốt có thể đẩy lùi được hiện tượng ê buốt răng khi mang thai.
Lá lốt có thể đẩy lùi được hiện tượng ê buốt răng khi mang thai.

Lá lốt là loại rau quen thuộc đối với các bà nội chợ. Loại lá này không chỉ là một loại gia vị thơm ngon và bổ dưỡng mà nó còn là một dược liệu có tác dụng đẩy lùi hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu.

Cách làm:

  • Rửa thật sạch 10 cái lá lốt, sau khi rửa sạch ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
  • Sau đó nhai trực tiếp 2-3 cái lá.
  • Phần lá nhai nhuyễn đắp lên vị trí răng bị ê buốt.
  • Thực hiện đều đặn cho tới khi không còn cảm giác ê buốt thì dừng lại.

Ê buốt răng khi mang thai cần chăm sóc như thế nào?

Ê buốt răng khi mang thai cần phải được chăm sóc răng miệng rất kỹ, các mẹ bầu hãy lưu ý những vấn đề sau đây để giảm thiểu tình trạng ê buốt:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Súc miệng thường xuyên bằng nước ấm để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn còn sót trong khoang miệng.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên sử dụng từ 2-3l nước
  • Trong giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu nên súc miệng sau mỗi lần nôn để loại bỏ tác động của axit đối với răng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu có được sức đề kháng chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Khi bị ê buốt răng khi mang thai, mẹ bầu nên chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện sĩ khám và có phương hướng điều trị sớm tránh những biến chứng không đáng có thể xảy ra.

Ê buốt răng khi mang thai khiến mẹ bầu thực sự rất khó chịu, không những thế nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, nếu các mẹ bầu có các biểu hiện như ê buốt chân răng, tụt lợi, sâu răng,… thì nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

ArrayArray
Đánh giá post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *