Áp xe răng khôn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Áp xe răng khôn được biết tới là bệnh lý về răng miệng mà nhiều người mắc phải. Nếu không có phương án điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân mọc răng khôn bị áp xe là gì? Có triệu chứng nhận biết bệnh như thế nào và phương án điều trị ra sao?
Áp xe răng khôn là bệnh gì?
Áp xe răng khôn là vi khuẩn làm ổ mủ dưới nướu, cổ răng và trong thân răng. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm khi mọc răng số 8. Khi mắc áp xe răng khôn người bệnh sẽ thường gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.
Áp xe răng khôn rất dễ để nhận biết bằng mắt thường, nếu phần lợi trong cùng bị phồng rộp, gây đau nhức thì đó chính là dấu hiệu của áp xe răng khôn. Nếu không điều trị kịp thời phần áp xe sẽ bị mưng mủ ở chân răng và có thể lây lan sang các răng bên cạnh.
Khi mọc răng khôn bị áp xe người bệnh sẽ thường có những biểu hiệu sau:
- Đau nhói bất chợt hoặc kéo dài tại phần răng số 8.
- Đau răng phần hàm, có thể nhức lên tai, ù tai và đau lên đầu.
- Sưng đỏ phần mặt bị áp xe.
- Phần nướu răng chuyển màu và răng bị lung lay.
- Răng trở nên ê buốt khi sử dụng những thực phẩm nóng/lạnh, chua và cứng.
- Hơi thở nặng mùi
- Người bệnh có thể sốt cao
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Nguyên nhân gây áp xe răng khôn
Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe răng khôn chính là bắt nguồn từ việc không chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, khiến bệnh trở thành biến chứng nguy hiểm và khó điều trị. Dưới đây là một số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, cụ thể như sau:
Áp xe chân răng
Áp xe chân răng là quanh chân răng xuất hiện các túi áp xe. Sâu răng sau khi ăn mòn lớp men răng và ngà răng sẽ tiến tới phần tủy răng. Từ đó, dẫn đến viêm tủy và mưng mủ tạo ra các túi mủ trong ống răng.
Áp xe nướu răng
Áp xe nướu răng là túi áp hình thành ở giữa răng và nướu. Do không vệ sinh răng miệng đúng các bước nên vi khuẩn có điều kiện phát triển dựa trên mảng bám thức ăn. Lâu dần vi khuẩn sẽ phá hủy các mô tạo thành túi áp và tiếp tục phát triển trong các túi áp này.
Áp xe nha chu
Giai đoạn biến chứng này thường bị nhầm lẫn với viêm nha chu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do không vệ sinh răng miệng không đúng các bước khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển trú dưới ổ răng hình thành nên các túi áp xe, gây đau nhức cho người bệnh.
Áp xe răng khôn khi hình thành sẽ có triệu chứng như: sốt nhẹ, đau nhức thành cơn, lợi sưng phồng. Tuy nhiên, những triệu chứng này đều có thể được khống chế và điều trị bằng thuốc, đồng thời kết hợp với chăm sóc hàm răng đúng cách bệnh sẽ được chữa dứt điểm.
Áp xe răng khôn có nguy hiểm không?
Áp xe răng khôn khi bắt đầu hình thành sẽ có những triệu chứng như: sốt nhẹ, đau nhức thành cơn, lợi sưng phồng. Tuy nhiên những triệu chứng này đều có thể được khống chế và điều trị bằng thuốc, nếu kết hợp với việc chăm sóc răng miệng đúng cách bệnh có thể được điều trị dứt điểm.
Khi áp xe răng răng khôn đã biến chuyển nặng thì sẽ không thể dùng thuốc để điều trị. Khi đó, người bệnh sẽ phải hứng chịu hàng loạt những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm như:
- Khi vi khuẩn trú ngụ tại các mảng bám và nướu sẽ hình thành nên túi áp xe, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tàn phá các mô răng. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ phá hủy các răng bên cạnh, nướu và xương hàm của người nhân.
- Nếu túi áp vỡ sẽ khiến vi khuẩn lan trong khắp khoang miệng và tràn xuống cổ họng và dạ dày gây nhiễm khuẩn các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng như: viêm nội mạc tim, áp xe não, viêm phổi, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng máu… Nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
- Những người mắc bệnh áp xe răng khôn thường có hơi thở nặng mùi do vi khuẩn phát triển và ăn các mô răng, lâu dần sẽ hình thành nên ác túi áp lớn khó điều trị.
Cách điều trị áp xe răng khôn
Áp xe răng nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có cách chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để giảm bớt tình trạng đau nhức do bệnh áp xe răng khôn gây ra. Tuy nhiên, nếu gặp những dấu hiệu bất thường bạn nên tạm ngưng các phương pháp đang áp dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Chườm đá và súc miệng bằng nước muối ấm chữa nhức răng nhanh chóng
Chườm đá tại vị trí áp xe răng sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức răng gây ra. Cách làm này sẽ có hiệu quả tức thì nhưng lại có hiệu quả trong thời gian ngắn, nên khi xảy ra hiện tượng đau nhức bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần để cải thiện tình trạng khó chịu trên.
Người bệnh hãy kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn tấn công răng.
Rượu và lá trầu không – cách chữa nhức răng dân gian
Sử dụng rượu và lá trầu không cũng là 1 cách chữa nhức răng hiệu quả được ông bà ta áp dụng từ thời ngày xưa. Bạn chỉ cần thực hiện bằng những cách làm đơn giản như sau:
- Rửa sạch 5 lá trầu không,
- Giã nhuyễn 5 lá trầu với 1 vài hạt muối trắng,
- Sau đó hòa cùng với 200ml rượu,
- Dùng dung dịch này súc miệng 2 lần/ ngày để làm dịu cơn đau nhức.
Cách chữa nhức răng “thần thánh” bằng gừng tươi
Khoa học đã chứng minh, gừng có tính kháng viêm, sát trùng cao và có thể ức chế hơn 70 loại vi khuẩn.
Cách làm:
- Lấy một lượng gừng vừa đủ rửa sạch
- Giã nát phần gừng đã chuẩn bị rồi đắp trực tiếp lên vùng răng bị nhức
- Để gừng qua đêm và sáng hôm sau nhổ bỏ.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Khi có những dấu hiệu ban đầu của áp xe răng khôn, người bệnh nên tới những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời, an toàn và đạt hiệu quả cao. Tùy vào tình trạng bệnh, nha sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị khác nhau và kết hợp cùng một số loại thuốc cần thiết nếu cần.
Dẫn lưu áp xe
Nếu khối áp xe răng khôn đã phát triển lớn, người bệnh sẽ được nha sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi tạo ra một vết cắt nhỏ trên lợi rồi từ đó dẫn lưu áp xe thông qua vết cắt này.
Khi hoàn thành việc dẫn lưu áp, vết thương sẽ được làm sạch bằng dung dịch sát trùng chuyên dụng trong nha khoa.
Điều trị tủy
Khi vi khuẩn sâu răng đã tấn công vào tủy răng khôn thì cần phải tiến hành lấy sạch phần tủy bị viêm rồi làm vệ sinh lại buồng tủy và ống tủy, đồng thời phục hồi tính thẩm mỹ cho thân răng.
Dù đã điều trị những chiếc răng bị lấy tủy sẽ bị suy yếu dần, lâu dần nó sẽ chuyển dần sang màu đen và có thể bị gãy vỡ. Nếu giữ gìn răng miệng tốt, chiếc răng trên có thể ăn nhai trong vòng từ 15 – 25 năm.
Nhổ bỏ răng khôn
Trong trường hợp áp xe răng khôn đã ở mức nặng khiến răng bị hư hại quá nhiều thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Nếu răng khôn mọc lệch và xâm lấn vào những răng bên cạnh thì việc nhổ răng sẽ vô cùng cần thiết.
Sử dụng thuốc
Khi mắc áp xe răng khôn nha sĩ cho bạn sử dụng một trong 2 loại thuốc sau để loại bỏ những triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra:
- Nhóm thuốc Penicillin: Đây là thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị áp xe răng. Tuy nhiên, có một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, chính vì vậy trong một số trường hợp nhóm thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, Penicillin còn có thể gây dị ứng nên người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc.
- Nhóm Azithromycin: Đây là nhóm thuốc được dùng cho người bệnh bị dị ứng với nhóm thuốc Penicillin. Khi sử dụng người bệnh sẽ phải dùng thêm các thuốc chứa Azithromycin để tránh một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn…
Bị áp xe răng khôn cần lưu ý gì?
Để phòng tránh áp xe răng khôn các bạn nên nên lưu ý một số điều sau:
- Chải răng ít nhất 2 lần 1 ngày, vào sáng tối bằng bàn chải mềm và chải răng theo chiều dọc.
- Sau khi đánh răng nên sử dụng thêm nước súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng có chứa chất flour để làm sạch mảng bám và vi khuẩn.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở những khu vực bàn chải không tới như kẽ răng.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm ngọt và có tính chua vì nó có thể hủy hoại men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển. Sau khi sử dụng đồ chua/ngọt nên súc miệng hoặc chải răng để loại bỏ mảng bám.
- Bổ sung vitamin và canxi để tăng cường sức đề kháng.
- Thực hiện khám nha khoa định kỳ để vệ sinh răng miệng và kịp thời phát hiện những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.
Áp xe răng khôn là một bệnh lý có biến chứng nguy hiểm, vì vậy bạn nên chăm sóc răng miệng kỹ càng để tránh mắc phải những bệnh lý có thể xảy ra tại khoang miệng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng và uy tín để thăm khám răng miệng cũng là một trong những cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!