Áp xe nướu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị

5/5 - (5 bình chọn)

Áp xe nướu răng là bệnh lý nha khoa khá phổ biến đối với người lớn, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đem đến nhiều hệ lụy khôn lường. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về áp xe nướu răng và những điều cần làm khi gặp tình trạng này.

Như thế nào là áp xe nướu răng? Biểu hiện của bệnh

Áp xe nướu răng là bệnh lý nhiễm trùng răng, có nguồn gốc từ biến chứng sâu răng của người bệnh, hoặc ngoại lực làm nứt răng. Sự tổn thương của thân răng phía ngoài này sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập buồng tủy răng phía sâu bên trong, gây nhiều biến chứng phức tạp, trong đó nguy hiểm nhất là chết tủy.

Áp xe nướu răng hình thành do mủ tích tụ tại vùng bị viêm ở dưới mép nướu tạo túi áp xe. Túi áp xe này nếu kéo dài thời gian mà không được điều trị triệt để thì có nguy cơ vỡ ra gây biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là phá hủy cấu trúc xương hàm, các răng và mô mềm phía trong khoang miệng.

Áp xe nướu răng hình thành do mủ tích tụ tại vùng bị viêm ở dưới mép nướu tạo túi áp xe
Áp xe nướu răng hình thành do mủ tích tụ tại vùng bị viêm ở dưới mép nướu tạo túi áp xe

Một số biểu hiện thường gặp khi bị áp xe nướu răng là:

  • Do áp xe nướu là bệnh lý nhiễm trùng nên sẽ gây ra những cơn sốt, kèm theo cảm giác ớn lạnh, nhịp tim rối loạn. Cơn sốt có thể lên đến 40 độ C, trong trường hợp này người bệnh cần đi khám ngay vì đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng huyết.
  • Phần nướu sưng tấy, đỏ thẫm, chạm vào có cảm giác đau nhói.
  • Xuất hiện những ổ mủ ở quanh vị trí chân răng.
  • Các vi khuẩn gây viêm nướu và áp xe theo thời gian sẽ khiến hơi thở của người bệnh có mùi hôi.
  • Cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, li bì.

Áp xe nướu răng xuất phát từ đâu?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh lý áp xe nướu răng. Tuy nhiên, chủ yếu tình trạng này xuất phát từ việc thân răng bị tổn thương do bệnh lý hay ngoại cảnh, khiến cho vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công gây túi áp xe. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân phổ biến khác gây áp xe nướu răng như:

  • Chưa biết cách chăm sóc răng miệng: đánh răng hời hợt khiến mảng bám và thức ăn thừa chưa được loại bỏ, tạo môi trường để vi khuẩn hình thành và phát triển; đánh răng quá mạnh gây tổn thương mô mềm và viêm,…
  • Người bệnh mắc các bệnh lý nha khoa khác: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng,… chưa được chữa trị dứt điểm có thể biến chứng thành áp xe nướu răng.
  • Chấn thương ngoại cảnh: Do trong quá trình hoạt động, sinh hoạt, người bệnh gặp những chấn thương ngoại cảnh, khiến răng bị va đập và nứt, vỡ, tạo khoảng trống để vi khuẩn tấn công vùng tủy gây áp xe.
  • Bệnh nền: Ngoài ra, nếu người bệnh đang có những bệnh nền như tiểu đường, tim mạch,… miễn dịch của cơ thể không tốt cũng là nguyên nhân khiến họ dễ bị áp xe nướu răng.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống không khoa học, lành mạnh, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn,… cũng gây suy giảm màng bảo vệ của răng, khiến người bệnh dễ bị áp xe nướu hơn.
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ bị áp xe nướu răng hơn
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ bị áp xe nướu răng hơn

Tác hại không ngờ đến của áp xe nướu răng

Áp xe nướu răng nếu sớm được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu duy trì tình trạng áp xe mà không có biện pháp nào can thiệp kịp thời và phù hợp thì bệnh lý này sẽ đem đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho người bệnh. Ngoài ra, nếu người bệnh đã có biện pháp chữa trị nhưng không dứt điểm, túi áp xe vẫn có thể gây những biến chứng phức tạp khác.

Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra khi người bệnh bị áp xe nướu răng:

Gặp các bệnh lý về răng miệng khác

Túi áp xe nướu không dễ để vỡ nhưng một khi đã bị vỡ thì mủ và vi khuẩn từ đó sẽ lan xuống và tấn công các vị trí khác trong khoang miệng, thậm chí là cổ họng, gây ra các vấn đề về răng miệng khác như: Viêm lợi, viêm nha chu, viêm lưỡi, viêm amidan,… Thậm chí một số trường hợp, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp nghiêm trọng khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì tắc nghẽn đường thở.

Tắc nghẽn đường hô hấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của áp xe nướu răng
Tắc nghẽn đường hô hấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của áp xe nướu răng

Khiến rụng răng, mất răng

Mất răng vĩnh viễn là biến chứng khá phổ biến khi người bệnh vì áp xe nướu răng. Túi áp xe dưới chân răng sẽ khiến răng bị lung lay, dây chằng dưới chân răng bị lỏng. Từ đó răng sẽ dễ bị rụng và mất răng hoàn toàn tại vị trí đó. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khung xương hàm, khiến các răng xung quanh dễ lệch lạc, sai khớp cắn,…

Gây ra bệnh viêm phổi

Một biến chứng nghiêm trọng khác mà ít người ngờ đến là gây bệnh viêm phổi. Bởi tai – mũi – họng là những bộ phận có sự tương quan sâu sắc với nhau. Nên khi khoang miệng bị viêm, vi khuẩn từ đó sẽ theo đường máu và đường hít thở lan xuống phổi gây nên bệnh lý viêm phổi nghiêm trọng.

Người bệnh nên làm gì khi bị áp xe nướu răng?

Có thể thấy, áp xe nướu răng không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà có có khả năng biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, việc tìm các biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp là vô cùng cần thiết. Trong đó, bạn có thể áp dụng một số cách an toàn và mang lại hiệu quả cao như:

Điều trị áp xe nướu răng tại nhà

Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa để điều trị ngay, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây để giảm đau tại chỗ. Bên cạnh đó các mẹo này cũng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị áp xe nướu răng diễn ra thuận lợi hơn:

Sử dụng Baking Soda

Baking Soda là một nguyên liệu quen thuộc đối với nhiều người nội trợ. Ít ai biết rằng nguyên liệu này có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa áp xe răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì các hoạt chất có trong Baking Soda có tính khử trùng và kháng khuẩn cao. Ngoài ra, Baking Soda cũng giúp giảm áp lực và giảm đau tại vị trí áp xe hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều Baking Soda với một vài hạt muối tinh.
  • Trộn thêm cùng một chút nước để tạo ra hỗn hợp sền sệt.
  • Sử dụng tăm bông hoặc khăn sạch thấm hỗn hợp này bôi kết hợp xoa nhẹ lên vị trí áp xe.
  • Giữ nguyên trong 15 – 20 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Hoạt chất có trong Baking Soda có tính khử trùng và kháng khuẩn cao
Hoạt chất có trong Baking Soda có tính khử trùng và kháng khuẩn cao

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có thể coi là nguyên liệu vàng trong điều trị áp xe nướu và giảm đau tại chỗ. Trong dầu dừa có chứa hoạt chất Axit Lauric, hỗ trợ giảm sưng viêm và ngăn không cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một thìa cà phê dầu dừa ngậm trong miệng.
  • Giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút, không nuốt mà nhổ dầu dừa ra khỏi miệng.
  • Sau khi ngậm, súc miệng và đánh răng như bình thường.
  • Thực hiện ít nhất 2 lần/ngày để thấy rõ hiệu quả.

Sử dụng nghệ

Nghệ là loại dược liệu khá nổi tiếng, trong củ nghệ có chứa Curcumin với công dụng sát khuẩn và giảm sưng viêm cực hiệu quả. Chính vì vậy nghệ cũng là nguyên liệu rất hữu ích trong việc cải thiện áp xe nướu tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2-3 thìa bột nghệ sau đó hòa cùng với 1 cốc nước lọc.
  • Sử dụng khăn sạch bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vị trí bị áp xe.
  • Giữ nguyên trong 20 – 30 phút, cho đến khi hỗn hợp khô lại súc miệng lại với nước.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể uống trực tiếp bột nghệ với sữa để cải thiện áp xe hiệu quả.
Điều trị áp xe nướu răng bằng nghệ vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao
Điều trị áp xe nướu răng bằng nghệ vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao

Điều trị áp xe nướu răng tại nha khoa

Áp xe nướu răng tưởng chừng nhưng một bệnh lý nha khoa đơn giản nhưng nếu không được can thiệp đúng lúc và đúng cách thì lại tiềm ẩn những biến chứng phức tạp. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân đang gặp tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng đến nha khoa tin cậy để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của túi áp xe, nhận định lý do gây áp xe và lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, mặc dù lựa chọn phương pháp nào thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành rạch và loại bỏ túi áp xe, điều này giúp điều trị triệt để nguyên nhân gây nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của người bệnh. Cụ thể:

  • Đầu tiên, sau khi kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện chích rạch túi áp xe rồi làm kháng sinh đồ.
  • Sau khi ổ viêm được loại bỏ, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc cần thiết trong quá trình điều trị như: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc tăng sức đề kháng,…
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ xem xét và giải quyết nguồn gốc gây áp xe nướu răng cho người bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến cần được giải quyết như: điều trị sâu răng, điều trị tủy, lấy cao răng,…
  • Trong trường hợp răng của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, thân răng giòn vỡ nhiều, không thể tiếp tục giữ được, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc nhổ bỏ chiếc răng đó.
Điều trị áp xe nướu răng tại nha khoa
Điều trị áp xe nướu răng tại nha khoa

Bạn cần lưu ý những gì để phòng tránh tình trạng áp xe răng?

Để áp xe nướu răng không gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng tránh tình trạng này, giữ răng miệng luôn chắc khỏe:

  • Cách phòng ngừa bệnh áp xe răng nói riêng và các vấn đề răng miệng khác nói chung tốt nhất là bạn phải giữ gìn vệ sinh răng miệng. Hãy tập cho mình thói quen đánh răng và súc miệng ít nhất 2 lần hàng ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Ngoài ra bạn cũng nên dùng thêm chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để đảm bảo thức ăn thừa, mảng bám được loại bỏ hoàn toàn và khoang miệng được làm sạch tối đa.
  • Định kỳ 6 tháng/lần bạn nên đến địa chỉ nha khoa tin cậy để khám răng. Điều này sẽ giúp các bác sĩ dễ phát hiện và điều trị sâu răng – nguyên nhân chủ yếu gây áp xe, từ đó tránh được những hậu quả đáng tiếc.
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn, bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin, canxi và chất xơ. Bên cạnh đó cần hạn chế tiêu thụ những đồ ăn có chứa đường, đồ ăn vặt, đặc biệt trước khi đi ngủ.
Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng
Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng

 Một số địa chỉ điều trị áp xe nướu răng uy tín

Việc lựa chọn nha khoa uy tín chất lượng để chữa áp xe nướu răng sẽ quyết định phần lớn kết quả và thời gian điều trị của bạn. Chính vì vậy, nếu còn đang phân vân, hãy cùng tham khảo một số địa chỉ chữa áp xe nướu nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng dưới đây:

ViDental Care ViDental Care

ViDental Care là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam. Đây là trung tâm nha khoa chuyên chẩn đoán, khám chữa và điều trị chuyên sâu các bệnh lý răng miệng phổ biến cho mọi đối tượng khác nhau. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm điều trị cùng cơ sở vật chất, thiết bị tân tiến, hiện đại nhất, Vindental Care sẽ mang đến trải nghiệm khám chữa chất lượng nhất cho khách hàng.

Đặc biệt, tại ViDental Care, các dịch vụ nha khoa đều được áp dụng theo quy trình độc quyền, đạt chuẩn y tế, từ khâu kiểm tra, chẩn đoán cho đến điều trị. Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn ViDental Care là địa chỉ tin cậy để điều trị áp xe nướu răng cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng sau này.

Website ViDental Care ViDental Care: https://videntalcare.com/

ViDental Care là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam
ViDental Care là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh được coi như đơn vị đầu ngành về lĩnh vực răng hàm mặt ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

Với hơn 40 năm hoạt động, bệnh viện luôn không ngừng nâng cấp hệ thống trang thiết bị hiện đại để có thể điều trị tốt nhất các bệnh lý về răng miệng cho bệnh nhân, trong đó có áp xe nướu răng.

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và hết lòng với từng bệnh nhân, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ uy tín bạn có thể cân nhắc để điều trị áp xe nướu răng.

Địa chỉ: 263 – 265 Trần Hưng Đạo, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng Khám và Điều trị răng miệng – Bệnh Viện 103

Phòng khám và điều trị răng miệng theo yêu cầu – Bệnh Viện 103 được ra đời năm 2013 nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa răng miệng ngày càng lớn của khách hàng. Trải qua gần 10 năm hoạt động, phòng khám nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của nhiều bệnh nhân, do sở hữu đội ngũ y bác sĩ là các giảng viên của Khoa Răng miệng – Bệnh viện 103, cộng thêm hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại.

Chính vì vậy, đây là địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn để điều trị hiệu quả tình trạng áp xe nướu răng, cũng như giải quyết các vấn đề về răng miệng khác.

Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về áp xe nướu răng và những việc nên làm khi gặp tình trạng này. Hy vọng các bạn đã có thêm thông tin để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân và gia đình!

ArrayArray
5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *